BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15-TT/LB | Hà Nội , ngày 06 tháng 12 năm 1991 |
CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - TÀI CHÍNH SỐ 15-TT/LB, NGÀY 6/12/1991 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 468-QĐ/LB VỀ HỆ SỐ TRƯỢT GIÁ DÙNG ĐỂ TÍNH ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC CƠ SỞ KINH TẾ QUỐC DOANH
Để từng bước tính đúng, tính đủ hệ số trượt giá dùng để tính đơn giá tiền lương theo tinh thần công văn số 2280-PPLT ngày 13/7/1991của Hội đồng Bộ trưởng; Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính đã có quyết định số 468-QĐ/LB ngày 30/11/1991 công bố hệ số trượt giá 200% - Dể việc thực hiện Quyết định này được thống nhất, Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn như sau:
1. Hệ số trượt giá 200% dùng để tính đơn giá tiền lương trong các cơ sở kinh tế quốc doanh thay thế cho hệ số đã công bố tại Quyết định số 110-QĐ/LB ngày 3/4/1991, áp dụng thống nhất trong cả nước.
Các đơn vị có đủ điều kiện áp dụng hệ số cao hơn như : Làm ăn thực sự có lãi, bảo toàn và phát triển vốn được giao, tính đủ khấu hao tài sản cố định theo quy định của Nhà nước, làm tròn nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước, tạo được nguồn hợp lý... thì xây dựng đề án thí điểm tiền lương mới theo tinh thần Chỉ thị số 319-CT ngày 16/10/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư hướng dẫn của Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Tài chính trình Ban chỉ đạo triển khai đề án cải cách chính sách tiền lương xét duyệt.
Các đơn vị khác theo khả năng cho phép có thể áp dụng hệ số trượt giá thống nhất hoặc thấp hơn; Nhưng để đảm bảo đời sống người lao động, phải tạo đủ công ăn việc làm và trả lương không thấp hơn lương tính theo hệ số trượt giá của khu vực hành chính sự nghiệp cùng thời kỳ tính toán. Trường hợp sản xuất, kinh doanh không tạo được nguồn để trả lương theo quy định nói trên, đơn vị cần sắp xếp lại sản xuất, thực hiện chính sách đối với người lao động theo tinh thần Quyết định 315-HĐBT.
2. Hệ số trượt giá được tính trên mức tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ (ban hành tại Quyết định số 202-HĐBT ngày 28/12/1988 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính số 01-TT-LB ngày 12/1/1989) và các khoản phụ cấp lương (nếu có) do Nhà nước quy định.
3. Đơn giá tiền lương tính theo hệ số trên là căn cứ để xác định quĩ lương theo sản phẩm (hoặc theo doanh thu hay hiệu quả) của đơn vị. Đồng thời là cơ sở để xác định chi phí tiền lương hợp lý được trừ khi tính lợi tức chịu thuế.
II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH LẠI ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG THEO HỆ SỐ TRƯỢT GIÁ ĐIỀU CHỈNH
1. Về quĩ tiền lương: Căn cứ vào hồ sơ xây dựng đơn giá tiền lương đang áp dụng, các đơn vị phân tích và tính lại quĩ tiền lương quý IV/1991 để tính đơn giá phù hợp với hệ số trượt giá mới. Lưu ý các thay đổi sau:
- Điều chỉnh hệ số trượt giá từ 100% lên 200%.
- Hệ số phụ cấp lương cũng được tính trượt giá 200%. Riêng hệ số bổ sung chung (hệ số tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không tham gia sản xuất) tính trượt giá như tỉ lệ trợ cấp lương Nhà nước quy định cho hành chính sự nghiệp hiện nay là 75%.
2. Khối lượng sản phẩm (hoặc doanh thu hay hiệu quả) dùng tính lại đơn giá tiền lương theo hệ số trượt giá mới là nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh còn lại của kế hoạch đã xác định khi tính đơn giá tiền lương đầu năm, thực hiện trong quý IV/1991. Trong trường hợp điều chỉnh kế hoạch cần có giải trình rõ khi tính toán lại đơn giá.
3. Trên cơ sở 2 yếu tố trên, các đơn vị tuỳ theo sự phân cấp hướng dẫn tại Thông tư Liên bộ số 16-TT/LP lập phương án xác định lại đơn giá tiền lương đăng ký hoặc trình cấp có thẩm quyền xét duyệt cụ thể.
- Đối với sản phẩm Nhà nước qui định đơn giá tiền lương, đơn giá tiền lương mới sẽ do Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính và Bộ chủ quản xét duyệt.
- Đối với các sản phẩm do địa phương, Bộ, ngành quản lý đơn vị gửi phương án trình UBND, Bộ, ngành, xét duyệt.
- Đối với các sản phẩm còn lại, đơn vị có trách nhiệm tính toán theo hướng dẫn của Nhà nước và đăng ký đơn giá với Bộ chủ quản hoặc UBND các tỉnh, thành phố theo phân cấp, đồng gửi cơ quan Tài chính - Lao động - Thương binh Xã hội để tổng hợp theo dõi và kiểm tra khi cần thiết.
1. Các địa phương, Bộ, ngành căn cứ vào Quyết định 468-QĐ/LB và Thông tư này theo thẩm quyền, hướng dẫn các đơn vị thực hiện.
2. Đối với các sản phẩm đơn giá tiền lương do Nhà nước qui định, Liên Bộ sẽ căn cứ vào hồ sơ đơn giá tiền lương đã duyệt đầu năm để tính toán lại đơn giá tiền lương, trao đổi với Bộ chủ quản và đơn vị trước khi ra quyết định thi hành. Trường hợp có sự thay đổi về căn cứ tính toán, đơn vị chủ quản báo cáo về Liên bộ để xem xét và tính toán cho phù hợp.
3. Đơn giá tiền lương tính lại áp dụng từ 1/10/1991.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, đề nghị báo cáo về Liên Bộ xem xét giải quyết.
Bùi Ngọc Thanh (Đã ký) | Lý Tài Luận (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.