BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2001/TTLT-BTC-BNN&PTNT | Hà Nội , ngày 08 tháng 2 năm 2001 |
CỦA BỘ TÀI CHÍNH - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 11/2001/TTLT/BTC-BNN&PTNT NGÀY 8 THÁNG 2 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ MỨC CHI ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN ĐA DẠNG HOÁ NÔNG NGHIỆP
Căn cứ Hiệp định tín dụng phát triển (Cr.3099-VN) ký kết ngày 8/9/1998 giữa Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội phát triển quốc tế, Ngân hàng thế giới về Dự án Đa dạng hoá nông nghiệp.
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 5/8/1997 của Chính phủ ban hành qui chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ qui định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập và chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước; Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18/7/1998 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 87/CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định.
Căn cứ Quyết định số 349/QĐ-TTg ngày 25/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Dự án Đa dạng hoá nông nghiệp.
Để tăng cường và thống nhất công tác quản lý chi tiêu của dự án, Liên Bộ Tài chính - Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn một số mức chi áp dụng cho Dự án Đa dạng hoá nông nghiệp như sau:
1/ Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp phát cho Dự án bao gồm: Vốn vay Ngân hàng thế giới (IDA), vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
2/ Nguồn vốn vay IDA của Chính phủ Việt Nam cho dự án Đa dạng hoá nông nghiệp là nguồn thu ngân sách nhà nước, do vậy các khoản chi tiêu cho dự án phải tuân thủ theo các chế độ tài chính hiện hành trong nước và định mức chi tiêu hướng dẫu tại Thông tư này.
3/ Phạm vi áp dụng: Là các hoạt động chi tiêu của dự án Đa dạng hoá nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chủ quản và các tỉnh thực hiện dự án.
4/ Bộ Nông nghiệp và PTNT và các tỉnh thực hiện dự án có trách nhiệm sử dụng vốn dự án đúng mục đích và nội dung dự án được duyệt phù hợp với các điều kiện cam kết trong Hiệp định vay và có trách nhiệm quản lý giám sát các tài sản của dự án theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
Thông tư này chỉ qui định một số mức chi của Dự án đối với phần vốn do bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện. Phần vốn vay tín dụng theo văn bản hướng dẫn riêng.
1/ Dự án bao gồm các hợp phần sau:
Chi cho công tác khuyến nông về cao su
- Chi nghiên cứu về cao su
- Chi cho công tác khuyến nông về chăn nuôi và trồng trọt.
- Mô hình phát triển thí điểm trồng cây ăn quả.
- Chi đo đạc và cấp đất
- Đường vào khu sản xuất.
- Chi hỗ trợ phát triển đồng bào dân tộc ít người.
- Chi phát triển nguồn nhân lực.
- Chi quản lý dự án
2/ Mức chi cụ thể:
2.1/ Chế độ chi trả tiền lương cho cán bộ của Ban quản lý dự án trung ương và Ban quản lý dự án tỉnh:
+ Đối với cán bộ viên chức nhà nước ở các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp được cử sang làm biệt phái cho Ban quản lý dự án, tiền lương được chi trả theo chế độ lương ngạch bậc hiện hành của Nhà nước.
+ Đối với lao động hợp đồng (nếu có): Giám đốc Ban quản lý dự án trung ương hoặc địa phương tuyển chọn theo hình thức ký hợp đồng, sau khi có ý kiến đồng ý của Bộ Nông nghiệp và PTNT (đối với Ban quản lý dự án trung ương) và UBND tỉnh (đối với Ban quản lý dự án địa phương) đối với lao động hợp đồng dài hạn; Đối với lao động hợp đồng ngắn hạn áp dụng theo qui định tuyển lao động ngắn hạn; Mức chi trả như sau:
* Chuyên viên kinh tế, kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên (điều phối viên,...): tiền công lao động tối đa 600.000 đồng/người/tháng.
* Nhân viên hành chính: Tiền công lao động tối đa 350.000 đồng/người/tháng.
* Lái xe: Tiền công lao động tối đa: 450.000 đồng/người/tháng
(Các đối tượng hợp đồng nêu trên không được hưởng thêm phụ cấp lương)
2.2/ Mức phụ cấp lương cho Ban quản lý dự án:
Áp dụng cho cán bộ viên chức thuộc biên chế nhà nước làm việc cho Ban quản lý dự án trung ương hoặc địa phương. Ngoài mức lương hiện hưởng theo chế độ tiền lương hiện hành còn được hưởng thêm phụ cấp trong nguồn kinh phí dự án là: 50% lương cơ bản
(Các mức phụ cấp trên không áp dụng cho đối tượng do chuyên gia nước ngoài thuê tuyển).
2.3/ Chi phí đào tạo cán bộ khuyến nông cấp huyện (hợp phần khuyến nông cao su); Đào tạo giáo viên; Khuyến nông viên và đào tạo nông dân chủ chốt (của hợp phần khuyến nông chăn nuôi, hợp phần phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển đồng bào dân tộc ít người):
Về mức chi áp dụng theo mức qui định tại Thông tư số 93/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính qui định chế độ chi tiêu hội nghị. Ngoài ra có một số khoản chi áp dụng theo mức sau đây:
Chi trả thù lao cho giảng viên trong những giờ lên lớp không quá 15.000 đồng/giờ (riêng lớp đào tạo tiểu giáo viên thù lao cho giảng viên là: 20.000 đồng/giờ)
- Chi giáo viên hướng dẫn thực hành không quá 10.000 đồng/giờ.
- Biên soạn giáo trình mới: 25.000 đồng/1 trang đánh máy khổ A4 (Lớp đào tạo giáo viên khuyến nông, đào tạo cán bộ khuyến nông cấp huyện) và 10.000 đồng/trang đánh máy khổ A4 (lớp đào tạo nông dân chủ chốt).
2.4/ Phụ cấp đi lại và phụ cấp thực địa cho cán bộ khuyến nông cấp huyện, cán bộ tham gia thực hiện dự án:
Mức chi tối đa 300.000 đồng/người/tháng và tính cho những ngày làm việc (không áp dụng cho đối tượng thuộc điểm 2.1 nêu trên).
2.5/ Phụ cấp cho nông dân chủ chốt tham gia thực hiện dự án: mức chi 100.000 đồng/người/tháng.
2.6/ Chi phí xây dựng các điểm trình diễn kỹ thuật chăn nuôi bò, lợn (hợp phần khuyến nông chăn nuôi), bao gồm 2 nội dung sau:
- Đào tạo giáo viên khuyến nông chăn nuôi bò, lợn: mức chi áp dụng theo điểm 2.3 phần 2 nêu trên. Riêng chi phí cho mô hình trình diễn phục vụ lớp học như sau:
+ Lớp đào tạo giáo viên chăn nuôi bò: 1 mô hình mua 2 con bò, thức ăn tinh và mua cỏ, thuốc thú y, với chi phí không quá 5.300.000 đồng/mô hình (chưa trừ phần thu hồi sản phẩm sau giết mổ).
+ Lớp đào tạo giáo viên chăn nuôi lợn: 1 mô hình mua 2 con lợn, thức ăn, thuốc thú y, với chi phí không quá 2.200.000 đồng/mô hình (chưa trừ phần thu hồi sản phẩm sau giết mổ).
(Phần thu hồi sản phẩm bò, lợn sau giết mổ của mô hình: tính thu hồi 60% số lượng sản phẩm).
+ Thuê người mổ khảo sát: 40.000 đồng/con bò và 25.000 đồng/con lợn.
+ Thuê phân tích chất lượng thịt: 2 mẫu phân tích/1 con, đơn giá phân tích theo giá thực tế tại địa phương.
Chi phí cho mô hình trình diễn tại các huyện, tỉnh thực hiện dự án:
Dự án hỗ trợ kinh phí mua thức ăn, thuốc thú y cho mô hình theo tỷ lệ phần trăm dưới đây và trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành; đơn giá mua thức ăn, thuốc thú y theo giá hiện hành tại địa phương.
Hỗ trợ thức ăn và thuốc thú y như sau: Năm 2001 dự án chi 100% tiền mua thức ăn và thuốc thú y, năm 2002 hỗ trợ 75%, năm 2003 hỗ trợ 50% và năm 2004 hỗ trợ 25%.
* Chi thuê cán bộ chỉ đạo kỹ thuật theo dõi, thực hiện mô hình: Đối với cán bộ khoa học kỹ thuật đã nghỉ hưu hoặc không phải biên chế nhà nước được Ban quản lý dự án tỉnh ký hợp đồng mức 360.000 đồng/người/tháng/mô hình và tính cho những ngày làm việc trong thời gian thực hiện mô hình (1 cán bộ cho 1 mô hình).
Trường hợp cán bộ chỉ đạo kỹ thuật thực hiện mô hình nằm trong tổ chức khuyến nông hoặc ngoài tổ chức khuyến nông là biên chế nhà nước hưởng lương từ nguồn ngân sách cấp, mức phụ cấp không quá 200.000 đồng/người/tháng/mô hình và tính cho những ngày làm việc trong tháng.
* Thời gian thực hiện mô hình: Mô hình bò: 2 tháng; Mô hình lợn: 4 tháng.
2.7/ Thuê chuyên gia trong nước (hợp phần khuyến nông cao su) bao gồm mức thuê trọn gói: Tiền lương, công tác phí, đi lại của chuyên gia, với mức không quá 450 USD/người/tháng.
2.8/ Chi tham quan, học tập, khảo sát ở nước ngoài: Theo qui định tại Thông tư số 45/1999/BTC ngày 4/5/1999 của Bộ Tài chính.
2.9/ Chế độ công tác phí, lưu trú:
Cho Ban quản lý dự án trung ương và Ban quản lý dự án địa phương áp dụng theo qui định tại Thông tư số 94/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính qui định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác trong nước.
Riêng cán bộ dự án đi công tác cùng với chuyên gia nước ngoài để kiểm tra dự án thì phụ cấp công tác phí được tính tăng thêm 0,5 lần so qui định tại Thông tư số 94 nêu trên.
2.10/ Chi công lao động phổ thông tại địa phương như: công trồng cây, tưới nước, làm cỏ,... mức chi không quá 20.000 đồng/ngày/người. Riêng công phun thuốc bảo vệ thực vật không quá: 25.000 đồng/ngày/người, chỉ áp dụng cho hợp phần phát triển thi điểm cây ăn quả và nghiên cứu về cao su.
2.11/ Các chi phí khác:
Chi dịch tài liệu dự án: dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt: 35.000 đồng/trang đánh máy khổ A4 (300 từ/trang) gồm cả công đánh máy. Dịch từ Việt sang tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác: 40.000 đồng/trang đánh máy khổ A4 (300 từ/trang) gồm cả công đánh máy.
- Chi thuê phiên dịch cho các buổi làm việc (trong trường hợp không có phiên dịch của đơn vị): 30.000 đồng/giờ, kể cả thuê phiên dịch tiếng dân tộc ít người.
- Biên soạn tài liệu bằng tiếng dân tộc ít người: 80.000 đồng/trang đánh máy khổ A4 (300 từ/trang), kể cả công đánh máy.
- Chi bồi dưỡng cho chuyên gia chấm thầu quốc tế: Đối với chuyên gia chấm thầu cho thiết bị hàng hoá không thuộc lĩnh vực chuyên môn của ngành mà phải thuê ngoài thì mức chi: 100.000 đồng/ngày/người (không phải biên chế nhà nước). Đối với cán bộ trong biên chế nhà nước mức phụ cấp là: 50.000 đồng/ngày/người (không quá 10 ngày/cho 1 hồ sơ gói thầu).
Chi phí chấm thầu được chi từ khoản thu về bán hồ sơ dự thầu.
Riêng chi phí chấm thầu thuê chuyên gia tư vấn quốc tế được chi từ nguồn kinh phí của dự án.
3/ Định mức kinh tế kỹ thuật:
3.1/ Hợp phần đo đạc và cấp đất: áp dụng theo định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá hiện hành của Tổng cục địa chính ban hành.
3.2/ Hợp phần nâng cấp đường vào khu vực trồng cao su; Làm nhà chế biến sau thu hoạch,... của hợp phần phát triển thí điểm cây ăn quả; Làm nhà rông của hợp phần hỗ trợ phát triển đồng bào dân tộc ít người...: áp dụng định mức, đơn giá, thủ tục xây dựng cơ bản hiện hành và tuân thủ theo qui định của Hiệp định dự án.
3.3/ Hợp phần khuyến nông cao su; Khuyến nông chăn nuôi và trồng trọt; Phát triển thí điểm trồng cây ăn quả; Nghiên cứu cao su, gồm các hạng mục: Thiết lập vườn ươm, vườn tập đoàn,... áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành đảm bảo phù hợp theo Hiệp định dự án và các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành khác.
Trên cơ sở mức chi và định mức kinh tế kỹ thuật nêu trên và các mức chi hiện hành khác, các Ban quản lý dự án tỉnh, Ban quản lý dự án trung ương lập dự toán chi tiết theo từng hợp phần công việc được giao trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng qui định hiện hành về chi hành chính sự nghiệp (đối với các hợp phần mang tính chất chi hành chính sự nghiệp) và chi xây dựng cơ bản (đối với hợp phần nâng cấp đường vào khu vực trồng cao su,...) và thực hiện theo thủ tục qui định tại Thông tư Liên tịch Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 81/1998/TTLT-BTC-NHNN ngày 17/6/1998.
Hướng dẫn quy trình, thủ tục và quản lý việc rút vốn đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức; Quyết định số 96/2000/QĐ/BTC ngày 12/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chi tiết về qui trình và thủ tục rút vốn ODA, để làm căn cứ rút vốn từ tài khoản đặc biệt của dự án.
III/ KIỂM TRA, BÁO CÁO VÀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN, QUYẾT TOÁN
1/ Việc quyết toán nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp phát cho dự án thực hiện theo Quyết định số 999 TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
2/ Để đảm bảo sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp phát cho dự án đúng mục đích, có hiệu quả, Bộ Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí dự án tại các đơn vị thực hiện.
Các khoản chi vượt định mức, chi sai chế độ, chi không theo đúng nội dung Hiệp định của dự án, đều phải xuất toán thu hồi nộp ngân sách nhà nước; Người nào ra lệnh chi sai người đó phải bồi hoàn cho công quỹ và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế các văn bản hướng dẫn về mức chi cho dự án trước đây.
Đối với các khoản đã chi trước thời gian ban hành Thông tư được quyết toán theo số thực chi nhưng tối đa bằng mức chi của Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc Ban quản lý dự án trung ương và các Ban quản lý dự án địa phương phản ảnh kịp thời để Liên Bộ nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung.
Ngô Thế Dân (Đã ký) | Nguyễn Thị Kim Ngân (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.