BỘ TÀI CHÍNH-BỘ VĂN HOÁ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1042-TTLB/VH/TC | Hà Nội , ngày 22 tháng 7 năm 1989 |
Nghệ thuật biểu diễn bao gồm nghệ thuật biểu diễn sân khấu và biểu diễn ca múa nhạc là loại hình đặc biệt của hoạt động văn hoá, là lao động sáng tạo của nghệ sỹ phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân. Trong những năm qua ngân sách Nhà nước trung ương và địa phương vẫn đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và tài trợ cho nghệ thuật biểu diễn bảo đảm hoạt động này thực hiện được chức năng giáo dục và chức năng thẩm mỹ theo đúng chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhưng trong tình hình ngân sách Nhà nước có nhiều khó khăn, cùng với việc chuyển cơ chế bao cấp sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, chính sách tài trợ của ngân sách Nhà nước cho các đơn vị nghệ thuật chưa được hướng dẫn thống nhất, mỗi nơi tiến hành một cách; đồng thời nhiều đơn vị nghệ thuật chưa quan tâm đúng mức tới chất lượng nghệ thuật, chạy theo thị hiếu tầm thường để doanh thu cao, các loại hình nghệ thuật truyền thống bị sa sút nghiêm trọng, chức năng xây dựng con người mới bị xem nhẹ.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) chuyển các cơ sở văn hoá nghệ thuật sang cơ chế tự trang trải từng bước và từng phần, thực hiện Nghị quyết Quốc hội kỳ họp thứ 5, khoá VIII và Chỉ thị số 1135-KG ngày 28-6- 1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về một số vấn đề cấp bách của ngành Văn hoá, để bảo đảm hoạt động nghệ thuật biểu diễn phát triển đúng hướng; liên Bộ Văn hoá - Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và chính sách tài trợ của Nhà nước cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn, thực hiện thống nhất trong cả nước đối với các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp quốc doanh.
1. Các đơn vị nghệ thuật biểu diễn là đơn vị sự nghiệp có thu, quản lý theo cơ chế gán thu bù chi, được Nhà nước tài trợ chênh lệch. Sự tài trợ của ngân sách Nhà nước là cần thiết nhằm tạo điều kiện cho nghệ thuật biểu diễn phát triển theo phương hướng đúng đắn, giữ vững chất lượng, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị nghệ thuật và tài năng, trí tuệ của đội ngũ văn nghệ sĩ.
2. Ngân sách Nhà nước bảo đảm tài trợ tối thiểu, cần thiết cho các loại hình hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Trong đó bảo đảm tiền lương theo chế độ hiện hành, chi phí xây dựng tiết mục theo yêu cầu chính trị, đồng thời khuyến khích biểu diễn có chất lượng để có doanh thu cao, bảo đảm hiệu quả xã hội và đời sống của diễn viên.
3. Từng bước bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho các đoàn nghệ thuật bằng nhiều nguồn để nâng cao chất lượng và hiệu quả biểu diễn.
II - ĐIỀU KIỆN TÀI TRỢ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Các đơn vị nghệ thuật cần được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, từng bước xây dựng đội ngũ diễn viên được đào tạo cơ bản, có sự cân đối hợp lý giữa các loại hình nghệ thuật, đơn vị nghệ thuật nào thu không đủ chi, có các điều kiện sau đây sẽ được ngân sách Nhà nước tài trợ:
1. Được cơ quan có thẩm quyền công nhận là đơn vị hoạt động phục vụ tuyên truyền kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, có phương hướng hoạt đông nghệ thuật đúng đắn.
2. Phải xây dựng được kế hoạch hoạt động, phải thực hiện được các định mức tối thiểu của ngành như hàng năm phải xây dựng được ít nhất 2 tiết mục mới, có 150 buổi biểu diễn và đạt mức doanh thu do Nhà nước giao tương ứng.
Các đơn vị nghệ thuật truyền thống, các đơn vị nghệ thuật ở các tỉnh biên giới, miền núi, các dơn vị phục vụ thiếu nhi và các đơn vị nghệ thuật đòi hỏi trình độ nghệ thuật cao (ca vũ kịch, giao hưởng hợp xướng, v.v...) được ưu đãi, nhưng tối thiểu hàng năm cũng phải xây dựng một tiết mục mới, có 80 buổi biểu diễn và đạt mức doanh thu được giao tương ứng.
Căn cứ các điều kiện trên, cơ quan Chủ quản bàn với cơ quan Tài chính cùng cấp phân loại các đoàn nghệ thuật, cân đối mức tài trợ chung trong xây dựng kế hoạch, trong quản lý và cấp phát.
1. Mức tài trợ cho các đơn vị nghệ thuật là khoản chênh lệch giữa tổng chi phí thường xuyên hợp lý trừ đi (-) tổng doanh thu (sau khi trừ 2 quỹ).
Chi phí thường xuyên bao gồm:
a) Tiền lương và các khoản phụ cấp lương theo chế độ hiện hành.
b) Chi phí quản lý.
c) Chi phí xây dựng tiết mục mới.
d) Chi phí biểu diễn.
Việc xác định tổng chi phí thường xuyên hợp lý và giao chỉ tiêu tổng doanh thu do cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính cùng cấp xem xét cho từng loại hình nghệ thuật, theo kế hoạch hoạt động hàng năm hoặc ổn định một số năm, trên cơ sở các chính sách hiện hành và giá cả tại địa phương.
Ngoài khoản tài trợ trên, hàng năm, cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính cung cấp trong trường hợp đặc biệt có thể xem xét bổ sung thêm kinh phí để mua sắm trang thiết bị, phương tiện hoạt động nhằm không ngừng nâng cao chất lượng nghệ thuật (không kể vốn đầu tư xây dựng cơ bản).
2. Cấp phát và quyết toán.
Cơ quan Chủ quản tổng hợp kế hoạch năm được duyệt chia ra quý của các đơn vị, gửi cho cơ quan tài chính cùng cấp để cấp phát phần ngân sách Nhà nước tài trợ.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các đơn vị ngân sách Nhà nước sẽ cấp phát trước ngay từ đầu quý bằng 50% mức tài trợ theo kế hoạch quý. Sau khi có báo cáo quyết toán quý sẽ tài trợ cho đủ kế hoạch quý.
- Quyết toán hàng quý, hàng năm thực hiện theo Pháp lệnh thống kê - kế toán hiện hành. Có quyết toán quý trước mới tài trợ quý sau.
IV - PHÂN PHỐI DOANH THU VÀ HÌNH THÀNH QUỸ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT VÀ QUỸ PHÚC LỢI
1. Phân phối doanh thu :
Để khuyến khích lao động sáng tạo của các đơn vị nghệ thuật và để thể hiện kết quả lao động sau buổi biểu diễn; nay quy định phân phối số thực tế doanh thu biểu diễn như sau:
- Từ 30 - 40% doanh thu của biểu diễn dùng để trả lương, phụ cấp bồi dưỡng biểu diễn cho diễn viên và nhân viên phục vụ.
- Từ 10 - 20% doanh thu để tạo nguồn xây dựng vở mới, bao gồm trả phụ cấp tập luyện, trả nhuận bút cho tác giả, đạo diễn dàn dựng và thưởng khuyến khích động viên.
- Từ 5 - 10% doanh thu biểu diễn lập quỹ phát triển nghệ thuật để mua sắm bổ sung trang thiết bị, đạo cụ, xây dựng vở mới, thưởng chất lượng nghệ thuật.
- Từ 5 - 10% doanh thu biểu diễn lập quỹ phúc lợi để tăng thêm bồi dưỡng tập luyện, phụ cấp biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị và những nơi thu nhập thấp.
- Số còn lại để chi phí khác cho biểu diễn.
Nguồn tài trợ của Nhà nước theo kế hoạch cộng với doanh thu thực tế dùng để xử lý kịp thời các chi phí cần thiết. Khi ngân sách Nhà nước chưa tài trợ kịp thì nguồn doanh thu sau buổi diễn được ưu tiên cho việc trả lương, bồi dưỡng biểu diễn và những chi phí khác cần thiết.
2. Quỹ phát triển nghệ thuật và quỹ phúc lợi:
Quỹ phát triển nghệ thuật và quỹ phúc lợi được trích theo tỷ lệ phần trăm (%) từ doanh thu biểu diễn theo quy định phân phối ở điểm 1 trên.
Các đơn vị nghệ thuật đã tự lo bù đắp được chi phí nếu có khoản chênh lệch thu nhiều hơn chi hoặc đơn vị có doanh thu vượt kế hoạch giao hoặc đơn vị có khoản giảm chi phí so với chi phí được duyệt thì được phân chia vào 2 quỹ như sau:
- 70% cho quỹ phát triển nghệ thuật.
- 30% cho quỹ phúc lợi.
Các đơn vị nghệ thuật không thực hiện đủ mức doanh thu được giao, hoặc chi phí thực tế lớn hơn mức chi phí thường xuyên được duyệt phải tự lo bù đắp, ngân sách không tài trợ khoản doanh thu thiếu hụt hoặc khoản chi phí tăng thêm.
1. Các ngành, các cấp cần tổ chức sắp xếp lại các đơn vị nghệ thuật theo hướng gọn nhẹ, có hiệu quả. Bộ Văn hoá sau khi thoả thuận với Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn việc phân loại các đơn vị nghệ thuật được hưởng mức tài trợ theo quy định trên, cũng như sẽ hướng dẫn cụ thể về việc trích lập 2 quỹ và phân phối doanh thu theo tỷ lệ tối đa, tối thiểu bằng văn bản riêng.
2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và được thực hiện thống nhất trong cả nước. Nếu có khó khăn
vướng mắc trong quá trình thực hiện, gửi văn bản về 2 bộ để nghiên cứu giải quyết.
Lý Tài Luận (Đã ký) | Vũ Khắc Liên (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.