BAN TÀI CHÍNH-QUẢN TRỊ TRUNG ƯƠNG-BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ-BỘ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/1998/TT-LT | Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 1998 |
CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ - BAN TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ T.W - BỘ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 08/1998/TT-LT NGÀY 1 THÁNG 12 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CƠ CHẾ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN THUỘC DOANH NGHIỆP CỦA ĐẢNG THEO CHỈ THỊ SỐ 31 CT/TW NGÀY 2/4/1998 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
Thực hiện Chỉ thị số 31 CT/TW ngày 2/4/1998 của Bộ Chính trị về công tác sản xuất, kinh doanh bổ sung Ngân sách Đảng, và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 795/CP-KTTH ngày 15/7/1998, liên tịch: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Tài chính - quản trị Trung ương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước phối hợp hướng dẫn cụ thể điểm 3 về cơ chế đầu tư đối với các dự án thuộc các doanh nghiệp do Đảng quản lý được thực hiện như sau:
Thông tư này được áp dụng đối với các dự án đầu tư thuộc các doanh nghiệp của Đảng quản lý bao gồm:
1. Các dự án đã được đầu tư bằng nguồn vốn theo Quyết định số 247/CT ngày 2/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).
2. Các dự án đầu tư mới.
3. Các dự án đầu tư không mang tính chất sản xuất kinh doanh.
1. Các dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh của tỉnh, thành uỷ (bao gồm các dự án đã đầu tư bằng nguồn vốn theo Quyết định số 247/CT ngày 2/7/1992 và các dự án đầu tư mới) nếu có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn thì được vay vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước và thực hiện cơ chế vay - trả (cả gốc và lãi) theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Các dự án không mang tính chất sản xuất kinh doanh như xây dựng trụ sở làm việc, nhà in báo Đảng, nếu thật cần thiết sẽ được cân đối đầu tư bằng vốn ngân sách của Nhà nước trong kế hoạch đầu tư hàng năm của tỉnh, thành phố.
1. Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn theo Quyết định số 247/CT ngày 2/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) được giải quyết như sau:
1.1. Đối với các dự án đầu tư đã hoàn thành nhưng còn nợ do đã vay ngân hàng hoặc vay từ các nguồn khác để xây dựng với lãi suất cao mà chưa thanh toán xong được chia làm hai loại:
- Các dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả được nợ thì được ưu tiên bố trí đủ vốn vay ưu đãi để trả nợ cho các nguồn đã tạm vay; số vốn được vay tối đa bằng giá trị quyết toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt bao gồm cả lãi vay phát sinh trong thời gian xây dựng phù hợp với mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm vay vốn, trừ đi số vốn đã được cấp theo Quyết định 247/CP ngày 2/7/1992. Các chủ dự án phải trả nợ cho các đầu mối cho vay theo đúng hợp đồng đã ký kết.
Các chủ dự án thuộc loại này không phải lập lại dự án đầu tư nhưng phải lập và trình cấp có thẩm quyền duyệt quyết toán công trình đã hoàn thành theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Đồng thời chuẩn bị đủ các hợp đồng đã vay Ngân hàng hoặc tạm huy động có xác nhận của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và cơ quan đã cho vay để báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét nếu dự án đầu tư có hiệu quả, có khả năng đã trả được nợ thì bố trí vốn cho từng dự án trong tổng mức vốn vay tín dụng Nhà nước dành cho các doanh nghiệp của Đảng trong kế hoạch vốn tín dụng đầu tư hàng năm của Nhà nước.
- Loại dự án không có hiệu quả, không trả được nợ hoặc phải trả nợ trong thời hạn quá 10 năm thì phải sắp xếp lại theo điểm 2 của Chỉ thị 31/CTTW. Trên cơ sở đó, các chủ dự án xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh mới và có phương án trả nợ khả thi được cấp có thẩm quyền xét duyệt mới được xem xét để tiếp tục cho vay.
1.2. Đối với các dự án xây dựng dở dang:
Các dự án đang xây dựng dở dang do thiếu vốn phải đình lại, nếu không có gì thay đổi thì chủ dự án chỉ cần bổ sung bản thuyết minh phương án kinh tế - tài chính và các giải pháp trả nợ cả gốc và lãi; còn nếu phải thay đổi nội dung dự án và tổng mức vốn đầu tư thì nhất thiết phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt lại dự án đầu tư, tổng dự toán công trình để làm cơ sở tiếp tục đầu tư vốn theo kế hoạch Nhà nước.
1.3. Các dự án đầu tư mới:
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố tổng hợp các dự án đầu tư mới của các doanh nghiệp của Đảng (thuộc đối tượng vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước hàng năm) trong kế hoạch tín dụng đầu tư của địa phương mình. Ban Tài chính quản trị Trung ương tổng hợp các dự án của các Tổng công ty, Công ty trực thuộc Ban, để thực hiện theo cơ chế kế hoạch hoá tín dụng đầu tư hàng năm của Nhà nước.
1.4. Các dự án đầu tư liên doanh với nước ngoài:
Đối với các dự án liên doanh với nước ngoài được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 795/CP-KTTH ngày 15/7/1998.
2. Các dự án đầu tư mang tính chất sản xuất, kinh doanh như xây dựng trụ sở, nhà in báo Đảng, theo chỉ thị sẽ được giải quyết bằng vốn đầu tư thuộc Ngân sách Nhà nước, cụ thể xử lý như sau:
2.1. Các dự án đã được đầu tư bằng vốn theo Quyết định số 247/CT ngày 2/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ):
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và Ban Tài chính quản trị Trung ương tổng hợp và thông báo danh mục các dự án đã xây dựng hoàn thành còn nợ vốn (có kèm theo các bản tổng hợp quyết toán công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thuyết minh rõ số vốn đã cấp có xác nhận của các cơ quan cấp phát vốn và cơ quan quản lý trực tiếp) và các dự án xây dựng dở dang. Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung vốn đầu tư để thanh toán khối lượng đã hoàn thành hoặc xây dựng chuyển tiếp từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trong kế hoạch đầu tư hàng năm.
2.2. Các dự án đầu tư mới:
Trong năm 1999 và những năm tiếp theo chỉ xem xét các dự án xây dựng mới thật sự cần thiết, cấp bách chủ uếu là các tỉnh mới được chia tách, phải di chuyển. Nếu đủ điều kiện ghi kế hoạch, sẽ được cân đối bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước bao gồm vốn đầu tư tập trung và các nguồn thu được để lại cho ngân sách địa phương đầu tư theo Nghị quyết của Quốc hội, số vốn này được cân đối trong dự toán thu - chi ngân sách địa phương do Thủ tướng Chính phủ giao cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố.
1. Thủ tục đầu tư:
- Các dự án đầu tư nói trên phải bảo đảm đúng thủ tục đầu tư theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của Nhà nước.
- Các dự án vay vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước thực hiện theo cơ chế tín dụng đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định hàng năm và hướng dẫn thực hiện của các Bộ ngành có liên quan.
- Các dự án xây dựng trụ sở mới: trước mắt thực hiện theo Thông tư số 5584/BKH-CSHT ngày 10/8/1998 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xây dựng mới trụ sở 1998-1999.
2. Cơ chế kế hoạch hoá:
Ban Tài chính quản trị, Ban Tài chính kinh tế, Ban Tài chính, Văn phòng các tỉnh, thành uỷ tổng hợp các dự án đầu tư (bao gồm các dự án cấp phát vốn Ngân sách Nhà nước và các dự án vay vốn tín dụng đầu tư), xin ý kiến của Thường trực tỉnh uỷ, thành uỷ và gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố để tổng hợp vào kế hoạch đầu tư hàng năm của địa phương.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố là đầu mối tổng hợp, báo cáo kế hoạch và thực hiện việc phân bỏ vốn cho từng dự án nhóm B, C đối với vốn tín dụng đầu tư và nhóm C đối với vốn ngân sách cấp thuộc phạm vi quản lý của địa phương trong phạm vi chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước giao và chỉ đạo các chủ đầu tư chuẩn bị đầy đủ các thủ tục đăng ký vay vốn và cấp phát vốn theo quy định hiện hành.
Ban Tài chính quản trị Trung ương là đầu mối tổng hợp, báo cáo kế hoạch và thực hiện việc phân bỏ vốn cho từng dự án nhóm B, C đối với vốn tín dụng đầu tư và các dự án nhóm C đối với vốn Ngân sách cấp của các đơn vị trực thuộc trong phạm vi chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước giao và chỉ đạo các chủ đầu tư chuẩn bị đầy đủ các thủ tục vay vốn, cấp phát vốn theo quy định hiện hành.
3. Để thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 31 CT/TW của Bộ Chính trị, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Tài chính quản trị Trung ương tổng hợp số liệu theo nội dung của phụ lục số 1 và số 2 kèm theo Thông tư này gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 30 tháng 9 hàng năm để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khi giao kế hoạch năm.
4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc hoặc đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố phản ánh về Ban Tài chính quản trị Trung ương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp kịp thời nghiên cứu giải quyết.
(Kèm theo Thông tư số 08/1998/TTLB-BKH-BTCQTTW-BTC-NHNNVN
ngày 1 tháng 12 năm 1998)
TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
(Xây dựng trụ sở, nhà in báo Đảng của tỉnh, thành uỷ....)
STT | Tên dự án | Địa điểm xây dựng | Thời gian KC - HT | Số QĐ đầu tư | Số QĐ phê duyệt tổng dự toán | Vốn ĐT (1) | Vốn đã được cấp theo QĐ 247/CT | Số vốn còn lại đề nghị cấp tiếp |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
I | Các dự án đã hoàn thành còn nợ vốn |
|
|
|
|
|
|
|
| .......... |
|
|
|
|
|
|
|
II | Các dự án xây dựng dở dang |
|
|
|
|
|
|
|
| .......... |
|
|
|
|
|
|
|
III | Các dự án khởi công mới |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (1) - Vốn đầu tư của các dự án đã hoàn thành ở cột 7 là số quyết toán công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đề nghị gửi kèm theo phụ lục, bản tổng hợp quyết toán của các dự án này).
- Vốn đầu tư của các dự án xây dựng dở dang và khởi công mới ở cột 7 là vốn theo quyết định phê duyệt tổng dự tán.
- Vốn đã được cấp theo Quyết định 247/VT ở cột 8: Ghi số thực cấp, có xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp cấp trên và cơ quan cấp phát vốn.
- Phụ lục này gửi về BTC-QT-TW: 1 bản; Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 2 bản, trong đó: 1 bản cho Vụ Tổng hợp KTQD, 1 cho Vụ địa phương và lãnh thổ; Bộ Tài chính: 1 bản.
Chu Văn Ry (Đã ký) | Lê Đức Thúy (Đã ký) |
Nguyễn Sinh Hùng (Đã ký) | Trần Xuân Giá (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.