BỘ CÔNG THƯƠNG - BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2007/TTLT/BCT-BTC | Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2007 |
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ CHI TIÊU VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNHCHƯƠNG TRÌNH THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM
Căn cứ Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Xây dựng và Phát triển thương hiệu quốc gia đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 259/2005/QĐ-TTg ngày 21/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng Tư vấn Quốc gia chương trình thương hiệu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 250/2006/QĐ-TTg ngày 31/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003 về việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia đến năm 2010 và Quyết định số 259/2005/QĐ-TTg ngày 21/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng Tư vấn Quốc gia chương trình thương hiệu quốc gia;
Liên Bộ Công Thương và Tài chính hướng dẫn chế độ chi tiêu và quản lý tài chính của Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam như sau:
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
Thông tư này hướng dẫn chế độ chi tiêu và quản lý tài chính áp dụng đối với Chương trình Thương hiệu Quốc gia theo Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 23/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Xây dựng và Phát triển thương hiệu quốc gia đến năm 2010 (sau đây gọi là Chương trình).
2. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình:
Kinh phí thực hiện chương trình được lấy từ nguồn Quĩ Hỗ trợ Xuất khẩu. Khi có qui định mới về Quĩ hỗ trợ Xuất khẩu thì thực hiện theo qui định mới.
1. Nội dung chi của Chương trình
1.1. Chi cho các nội dung của Chương trình
a. Tư vấn trong và ngoài nước xây dựng, phát triển, quảng bá thương hiệu và hình ảnh quốc gia Việt Nam; tư vấn lập kế hoạch và vận hành chương trình; tư vấn về thông tin nghiên cứu thị trường;
b. Thông tin; sách; báo; tạp chí; báo cáo; dữ liệu;
c. Phí hội viên tham gia các tổ chức quốc tế về kinh doanh, thương mại phục vụ chung cho cộng đồng doanh nghiệp và liên quan đến thương hiệu;
d. Lựa chọn thương hiệu sản phẩm tham gia chương trình thương hiệu quốc gia;
đ. Bình chọn doanh nghiệp đạt Giải thưởng xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ và các giải thưởng khác trong khuôn khổ chương trình;
e. Khảo sát, học tập kinh nghiệm quốc tế về việc xây dựng, triển khai và duy trì Chương trình;
g. Tuyên truyền, quảng bá trong và ngoài nước, tổ chức giới thiệu sản phẩm mang biểu trưng thương hiệu quốc gia trên phương tiện thông tin đại chúng;
h. Tổ chức hội thảo, hội nghị, diễn đàn;
i. Tham gia hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế về thương hiệu;
k. Đào tạo, tập huấn ngắn hạn về thương hiệu và nâng cao năng lực kinh doanh;
l. Xây dựng, duy trì trang web và các phần mềm ứng dụng cho Chương trình;
m. Xuất bản, phát hành tạp chí và các ấn phẩm của chương trình;
n. Tổng hợp, phân tích, đánh giá và lập báo cáo kết quả chương trình.
1.2. Chi cho hoạt động thường xuyên của Cơ quan thường trực Chương trình
a. Mua sắm đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Hội đồng Thương hiệu quốc gia, Ban Thư ký Chương trình, Ban Tư vấn Chiến lược, Hội đồng các Ban Chuyên gia;
b. Thuê lao động hợp đồng, làm thêm giờ (cho lao động hợp đồng theo thời gian);
c. Chi thông tin liên lạc, văn phòng phẩm;
d. Chi công tác phí;
đ. Các chi khác liên quan trực tiếp đến hoạt động của Chương trình.
2. Mức chi
a. Ngân sách nhà nước bảo đảm 100% kinh phí đối với các nội dung của điểm 1.1 và 1.2 khoản 1 phần II quy định tại Thông tư này.
b. Mức chi cho các buổi họp:
- Chủ trì cuộc họp: 150.000 đ/buổi;
- Các thành viên tham dự: 70.000 đ/buổi.
c.Các nội dung chi khác thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hiện hành; trường hợp không có chế độ, tiêu chuẩn, định mức thì người có thẩm quyền chi quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Lập và giao kế hoạch ngân sách của Chương trình
a. Hàng năm, căn cứ vào các nội dung chi và đề án triển khai hoạt động, Bộ Công Thương lập dự toán ngân sách của Chương trình gửi Bộ Tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
b. Căn cứ dự toán chi ngân sách nhà nước được giao, Bộ Công Thương phân bổ dự toán chi ngân sách cho chương trình theo đúng nội dung đề án và quy định của Luật ngân sách nhà nước.
4. Cấp phát kinh phí
Trên cơ sở kế hoạch ngân sách được giao của Chương trình, Bộ Công Thương lập dự toán chi tiết gửi Bộ Tài chính đề nghị tạm cấp kinh phí theo tiến độ thực hiện. Hết năm, căn cứ theo báo cáo quyết toán của chương trình được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đề nghị của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính sẽ xem xét thanh toán tiếp số còn lại.
5. Quyết toán kinh phí của Chương trình
a. Việc quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Bộ Công Thương có trách nhiệm xét duyệt và thông báo xét duyệt quyết toán năm cho chương trình đồng thời thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp biết để phối hợp thực hiện.
b. Trên cơ sở thông báo xét duyệt quyết toán của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
1. Thông tư có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bộ Công Thương giao cho Cục Xúc tiến Thương mại là cơ quan trực thuộc làm đầu mối xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện và tổng hợp quyết toán kinh phí của chương trình ./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
Nơi nhận: |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.