BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2005/TTLT-BQP-BTC | Hà Nội , ngày 04 tháng 1 năm 2005 |
CỦA BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ TÀI CHÍNH SỐ 01/2005/TTLT-BQP-BTC NGÀY 04 THÁNG 01 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC HUY ĐỘNG PHỤC VỤ QUỐC PHÒNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 19/2002/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 02 NĂM 2002 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HUY ĐỘNG TIỀM LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ NƯỚC PHỤC VỤ QUỐC PHÒNG
Thi hành Nghị định số 19/2002/NĐ-CP ngày 19/02/2002 của Chính phủ về huy động tiềm lực khoa học và công nghệ của Nhà nước phục vụ quốc phòng; sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ (tại Công văn số 1555/BKHCN-TCCB ngày 29 tháng 6 năm 2004), Bộ Giáo dục và Đào tạo (tại Công văn số 5452/KHTC ngày -1 tháng 7 năm 2004), Bộ Y tế (tại Công văn số 4766/YT-KHTC ngày 01 tháng 7 năm 2004), Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (tại Công văn số 2992/LĐTBXH-TL ngày 31 tháng 8 năm 2004), liên tịch Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ được huy động phục vụ quốc phòng như sau:
1. Đối tượng áp dụng
1.1. Các tổ chức khoa học và công nghệ của Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước; các tổ chức khoa học và công nghệ không thuộc khối Nhà nước nhưng tự nguyện phục vụ quốc phòng theo Điều 4 của Nghị định số 19/2002/NĐ-CP ngày 19/02/2002 của Chính phủ (sau đây gọi chung là các tổ chức khoa học và công nghệ).
1.2. Các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (NSNN) (kể cả cá nhân hoạt động trong các tổ chức khoa học công nghệ và doanh nghiệp Nhà nước tự hạch toán) nhưng tự nguyện phục vụ quốc phòng theo Điều 4 của Nghị định số 19/2002/NĐ-CP ngày 19/02/2002 của Chính phủ.
2. Phạm vi và thời gian huy động
2.1. Huy động các tổ chức và cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ vào phục vụ trong đơn vị quốc phòng, gồm huy động dài hạn và huy động ngắn hạn:
- Huy động dài hạn là huy động với thời gian trên 24 tháng;
- Huy động ngắn hạn là huy động với thời gian từ 24 tháng trở xuống.
2.2. Huy động tại chỗ là huy động các tổ chức khoa học và công nghệ, các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ quốc phòng ngay tại cơ sở làm việc của đơn vị mình.
II. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH TRONG THỜI GIAN HUY ĐỘNG
1. Đối với tổ chức khoa học và công nghệ
1.1. Chính sách thuế được áp dụng theo quy định hiện hành đối với quốc phòng - an ninh.
1.2. Chính sách tín dụng, chính sách ưu đãi đối với việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
1.3. Về đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; theo kế hoạch, được cử người của tổ chức mình tham gia vào các khoá đào tạo phục vụ cho nhiệm vụ huy động do Bộ Quốc phòng chủ trì.
Kinh phí đào tạo do đơn vị quốc phòng huy động chi trả và được quyết toán theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 19/2002/NĐ-CP ngày
1.4. Chế độ khen thưởng: hằng năm và đột xuất, các tổ chức có công trình khoa học và công nghệ xuất sắc, được cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ thuộc Bộ Quốc phòng xét, đề nghị các cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định, tương tự như các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Đối với cá nhân
2.1. Đối với cá nhân hưởng lương từ NSNN.
a. Huy động dài hạn.
Trong thời gian được huy động, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ được hưởng các chế độ, chính sách sau:
- Các chế độ tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản; chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp; hưu trí, tử tuất) và các chế độ trợ cấp khác (nếu có) theo quy định hiện hành như trước khi được huy động, do cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức và lao động chi trả.
- Được hưởng thêm khoản trợ cấp ưu đãi đặc biệt hàng tháng bằng 80% mức tiền lương cơ bản cộng với phụ cấp (nếu có) trước khi được huy động và các chế độ trợ cấp khác (nếu có); do đơn vị quốc phòng huy động chi trả và được quyết toán theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 19/2002/NĐ-CP ngày 19/02/2002 của Chính phủ.
b. Huy động ngắn hạn
Trong thời gian được huy động, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ được huy động được hưởng các chế độ, chính sách sau:
- Các chế độ, chính sách
- Được hưởng thêm khoản trợ cấp ưu đãi đặc biệt hàng tháng bằng 50% mức tiền lương cơ bản, cộng với phụ cấp chức vụ (nếu có) trước khi được huy động và các chế độ trợ cấp khác (nếu có); do đơn vị quốc phòng huy động chi trả và được quyết toán theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 19/2002/NĐ-CP ngày 19/02/2002 của Chính phủ.
- Nếu do yêu cầu nhiệm vụ, phải kéo dài thời gian huy động trên 24 tháng thì thời gian kéo dài trên 24 tháng được hưởng các chế độ
c. Huy động tại chỗ
- Được hưởng các chế độ, chính sách
- Được hưởng thêm khoản trợ cấp ưu đãi đặc biệt hàng tháng bằng 30% mức tiền lương cơ bản, cộng với phụ cấp phục vụ (nếu có) trước khi được huy động và các chế độ trợ cấp khác (nếu có); do cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức và lao động chi trả.
Kinh phí được quyết toán vào ngân sách Nhà nước cấp cho Bộ, ngành UBND cấp tỉnh chi cho công tác quốc phòng - an ninh.
- Chế độ trợ cấp ưu đãi đặc biệt quy định tại các điểm a, b, c nêu trên không dùng làm căn cứ đóng và hưởng chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
2.2. Đối với cá nhân không hưởng lương từ NSNN.
Đối với cá nhân không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, nếu tự nguyện tham gia làm nhiệm vụ khoa học công nghệ phục vụ quốc phòng thì đơn vị huy động thực hiện ký hợp đồng lao động với cá nhân theo quy định của pháp luật về lao động. Người lao động được hưởng lương và các khoản phụ cấp theo thoả thuận ghi trong hợp đồng lao động, được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành của Nhà nước. Kinh phí do đơn vị huy động chi trả và được quyết toán vào kinh phí bảo đảm cho nhiệm vụ khoa học công nghệ cần huy động.
2.3. Các chế độ khác (áp dụng cho tất cả các đối tượng quy định tại Thông tư này)
- Cá nhân được huy động phục vụ quốc phòng được tham gia các khoá đào tạo phục vụ cho nhiệm vụ huy động theo kế hoạch do Bộ Quốc phòng chủ trì và các khoá đào tạo của Nhà nước nhằm phục vụ mục đích quốc phòng. Kinh phí đào tạo do đơn vị quốc phòng huy động chi trả và được quyết toán theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 19/2002/NĐ-CP ngày
- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo Điều 26 của Luật Khoa học và Công nghệ.
- Được đăng ký xét và đề nghị tặng các giải thưởng về khoa học và công nghệ của Bộ Quốc phòng và của Nhà nước đối với các công trình nghiên cứu khoa học và giải pháp công nghệ có giá trị theo quy định hiện hành, tương tự cá nhân thuộc Bộ Quốc phòng.
- Được tính thành tích để xét phong chức danh giáo sư, phó giáo sư theo quy định của Nghị định số 20/2001/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh giáo sư, phó giáo sư;
- Được Bộ Quốc phòng cấp giấy chứng nhận phục vụ quốc phòng. Thủ tục cấp giấy chứng nhận do Bộ Quốc phòng quy định.
- Sau khi hết hạn huy động, cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức và lao động có trách nhiệm bố trí việc làm và giải quyết quyền lợi khác cho người được huy động theo quy định hiện hành của Nhà nước.
1. Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học công nghệ được huy động phục vụ quốc phòng có trách nhiệm tổ chức, thực hiện quy định tại Thông tư này.
2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phản ánh kịp thời về liên bộ để nghiên cứu, giải quyết.
Nguyễn Huy Hiệu (Đã ký) | Trần Văn Tá (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.