BỘ NỘI THƯƠNG-NGÂN HÀNG QUỐC GIA | VIỆT |
Số: 799-NT/TV | Hà Nội, ngày 11 tháng 09 năm 1959 |
Quyết định số 054-TTg ngày 19/02/1959 của Thủ tướng Chính phủ đã ấn định nguyên tắc về định mức vốn, cấp vốn lưu động đối với các xí nghiệp Quốc doanh Công nghiệp, Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Giao thông vận tải và Bưu điện, về việc Ngân hàng Quốc gia cho vay trong định mức vốn lưu động.
Quyết định nói trên nhằm hết sức tiết kiệm vốn cho Nhà nước đồng thời giúp đỡ các xí nghiệp giải quyết những khó khăn về vốn trong quá trình thực hiện kế hoạch góp phần củng cố chế độ hạch toán kinh tế, nhằm thúc đẩy hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước.
Thông tư này của Liên Bộ Nội thương – Ngân hàng quy định cụ thể những nguyên tắc và biện pháp chủ yếu hướng dẫn các xí nghiệp sản xuất công nghiệp xí nghiệp phục vụ (như hàng ăn, khách sạn v.v…) và kinh doanh nghiệp vụ khác (kinh doanh không có tính cách thương nghiệp) thuộc Bộ Nội thương và các Chi nhánh Ngân hàng địa phương thi hành.
1. Đối với tất cả các xí nghiệp công nghiệp Quốc doanh thương nghiệp, các đoàn vận tải chủ lực, các xí nghiệp phục vụ, các xí nghiệp kinh doanh nghiệp vụ khác (không có tính cách thương nghiệp) thuộc Bộ Nội thương sau khi đã được xét duyệt vốn lưu động định mức, Nhà nước chỉ cấp tối đa là 70%. Số còn lại 30% Nhà nước sẽ chuyển giao cho Ngân hàng cho vay, coi như cho vay trong định mức tiêu chuẩn vốn lưu động.
2. Ngoài ra nếu các xí nghiệp nói trên khi cần phải dự trữ trên định mức tiêu chuẩn vốn lưu động, Ngân hàng Quốc gia sẽ cho vay trên định mức theo thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Quốc gia.
Thi hành hai nguyên tắc trên sẽ có mấy trường hợp cụ thể sau:
a) Trường hợp đã được cấp đủ hoặc quá số vốn định mức (trường hợp cụ thể ở 9 nhà máy xay).
Trường hợp này xí nghiệp phải tính lại cho sát và chỉ giữ lại 70% số vốn định mức đã được tính lại (đã được cơ quan quản lý và Bộ duyệt y) còn số vốn thừa trên phải nộp lại cho Bộ Nội thương để Bộ Nội thương chuyển sang Ngân hàng thay cho Bộ Tài chính (Bộ Nội thương chuyển xong báo cáo cho Bộ Tài chính rõ) đồng thời các xí nghiệp cùng ký giấy nhận vay của Chi nhánh Ngân hàng địa phương số 30% trong định mức để có đủ vốn hoạt động. Thủ tục chuyển nạp tiền và vay tiền trong định mức nên làm đồng thời để vừa hợp lý hóa thủ tục, vừa tránh khó khăn trong việc vay trả.
b) Trường hợp có một xí nghiệp hiện nay mới được cấp 70% hoặc dưới 70% số vốn định mức.
Trường hợp này Bộ Nội thương sẽ chuyển số 30% hoặc trên 30% còn lại cho Ngân hàng. Các xí nghiệp sẽ đến xin ký giấy vay số vốn còn thiếu ở các Chi nhánh Ngân hàng địa phương.
3. Đúng theo nguyên tắc đã quy định trong thông tư số 054-TTg ở điều 3.
“Để Ngân hàng Quốc gia có đủ vốn cho vay trong định mức vốn lưu động đối với các loại xí nghiệp Quốc doanh nói trên mỗi khi định mức vốn lưu động của các xí nghiệp đã được duyệt Bộ chủ quản xí nghiệp chỉ cấp tối đa 70% trong vốn lưu động định mức. Đối với số vốn lưu động trong định mức còn lại Bộ chủ quản sẽ hoàn trả Bộ Tài chính để Bộ Tài chính chuyển cho Ngân hàng Quốc gia làm vốn cho vay trong định mức vốn lưu động”.
Tuy nhiên trong hoàn cảnh cụ thể giữa Bộ Nội thương và Bộ Tài chính hiện nay việc chuyển số vốn trong định mức còn lại sang Ngân hàng có thể có trường hợp không thể làm được kịp thời. Để bảo đảm cho việc sản xuất ở các xí nghiệp chạy đều, do yêu cầu của Bộ Nội thương Ngân hàng Quốc gia Việt Nam Trung ương có thể xét trường hợp cấp thiết cụ thể mà cho các xí nghiệp thiếu vốn được vay trong khoản vay vốn định mức (mặc dù khoản ấy chưa được Bộ Tài chính hoặc Bộ Nội thương chuyển sang Ngân hàng) nhưng chậm lắm là tháng sau Bộ Nội thương phải chuyển nạp số tiền ấy cho Ngân hàng.
Điều khoản này chỉ thi hành trong năm 1959 và sẽ không có giá trị kể từ 01/01/1960.
4. Ngoài ra các xí nghiệp nói trên phải nộp đầy đủ và đúng kỳ hạn các khoản khấu hao cơ bản, tiền bán tài sản cố định các khoản lợi nhuận cho dự toán Nhà nước.
Các chi nhánh Ngân hàng địa phương phối hợp chặt chẽ với các xí nghiệp nói trên, đặt kế hoạch nộp các khoản này cho đầy đủ theo đúng chế độ của Tài chính.
5. Tùy theo thời vụ hoặc yêu cầu cụ thể về sản xuất mà các xí nghiệp phải dự trữ trên định mức tiêu chuẩn vốn lưu động thì xí nghiệp cũng sẽ báo cáo cụ thể với Chi nhánh Ngân hàng và xin vay trên định mức theo thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Quốc gia đã ban hành.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI TIẾN HÀNH
1. Các xí nghiệp nói trên và các Chi nhánh Ngân hàng địa phương cần nghiên cứu kỹ Thông tư này, đặt kế hoạch thi hành một cách tích cực, khẩn trương dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng ủy và Chính quyền địa phương; cố gắng giải quyết những mắc mứu, cụ thể giải quyết tích cực nhanh chóng những vấn đề thủ tục để bảo đảm cho công việc sản xuất chạy đều.
2. Đảng ủy và Quản đốc xí nghiệp giáo dục cho toàn thể cán bộ, công nhân viên quán triệt chính sách tiết kiệm vốn của Nhà nước và nhiệm vụ giám đốc bằng đồng tiền của Ngân hàng Quốc gia trong công tác cho vay ngắn hạn, quản lý tiền mặt, kiểm soát chi tiêu quỹ tiền lương, và thanh toán không dùng tiền mặt.
Giữa Ngân hàng và các xí nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ, phát huy tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa tìm mọi biện pháp khắc phục khó khăn, thi hành nghiêm chỉnh Thông tư này và hoàn thành công việc cho vay trả nợ, nộp vốn chậm nhất đến ngày 30/9/1959 phải cho xong. Nộp tất cả các khoản nộp cho Ngân sách đầy đủ đúng hạn, bảo đảm tôn trọng kỷ luật tài chính.
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.