BỘ GIÁO DỤC-BỘ TÀI CHÍNH | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 26-TT-LB | Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 1962 |
Kính gửi: | - Ủy ban hành chính khu tự trị Việt Bắc, |
Bộ Giáo dục có một số trường Sư phạm cấp II, Bổ túc văn hoá công nông và học sinh miền Nam đặt cơ sở ở nhiều tỉnh. Các trường này đều do kinh phí của Bộ Giáo dục đài thọ, nhưng việc cấp phát lại yêu cầu phải kịp thời, sát tình hình địa phương. Về chuyên môn, các Sở, Ty Giáo dục cũng cần biết khả năng ngân sách, các định mức, chỉ tiêu của các trường để chỉ đạo chuyên môn dễ dàng. Công tác giám đốc tài chính cũng cần được làm thường xuyên nhằm đưa việc quản lý tài chính của các trường vào đúng với các chế độ, chính sách.
Vì vậy liên Bộ Giáo dục – Tài chính uỷ quyền cho Ủy ban hành chính địa phương thay trung ương quản lý các trường đó theo thể thức dưới đây nhằm tạo điều kiện cho Uỷ ban giám đốc được công tác tài vụ của các đơn vị sự nghiệp của trung ương đóng ở địa phương, bảo đảm sử dụng kinh phí có hiệu quả tiết kiệm nhất và phục vụ kịp thời cho công tác nghiệp vụ ở các đơn vị dự toán ấy.
I. LẬP VÀ XÉT DỰ TOÁN NĂM, QUÝ VÀ CẤP PHÁT KINH PHÍ
1. Hàng năm: vào cuối tháng chín, các Sở, Ty Giáo dục căn cứ vào chỉ tiêu phát triển học sinh, biên chế cán bộ được duyệt, định mức tiêu chuẩn chỉ tiêu và các chế độ, thể lệ tài chính hiện hành mà lập dự toán chi toàn niên của các trường thuộc Bộ Giáo dục đã uỷ nhiệm cho địa phương quản lý; dự toán năm có chia ra từng quý. Các dự toán năm phải được Ủy ban hành chính địa phương xét duyệt và gửi cho Bộ Giáo dục chậm nhất là ngày 15-10 để Bộ Giáo dục nghiên cứu tổng hợp, ghi vào ngân sách của Bộ Giáo dục để trình Chính phủ phê chuẩn.
Sau khi ngân sách của Bộ Giáo dục được Chính phủ phê chuẩn, Bộ Giáo dục sẽ thông báo cho Uỷ ban biết chỉ tiêu kế hoạch của các trường và mức kinh phí được duyệt cả năm, đồng gửi cho Bộ Tài chính một bản.
2. Hàng quý: Các Sở, Ty Giáo dục căn cứ vào dự toán và chương trình công tác năm được duyệt mà lập kế hoạch chi quý (có chia ra từng tháng) trình Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố xét duyệt và gửi cho Bộ Giáo dục để có căn cứ xin cấp kinh phí và chuyển cho các Sở, Ty Tài chính. Kế hoạch công tác, kế hoạch chi quý phải gửi cho Bộ Giáo dục, chậm nhất là 20 ngày trước mỗi quý (tức là ngày 10 tháng thứ ba của quý trước). Mỗi khi có chủ trương công tác mới đối với các trường, Bộ Giáo dục sẽ kịp thời trực tiếp bàn với Uỷ ban để điều chỉnh dự toán năm hoặc cấp phát kinh phí hàng quý.
Hàng tháng các Sở, Ty Giáo dục báo cáo tình hình sử dụng kinh phí của các trường như sau:
1. Báo cáo nhanh: Hết ngày 20 hàng tháng, lấy số thực chi đến ngày 20 và ước chi đến hết tháng để báo cáo với Bộ Giáo dục số ước chi cả tháng và số hạn mức kinh phí sẽ còn thừa.
2. Báo cáo chỉnh lý: 10 ngày đầu tháng sau, sau khi đã khoá sổ sách và đối chiếu tình hình kinh phí hạn mức đã rút trong tháng với Ngân hàng, Sở, Ty Giáo dục gửi cho Bộ Giáo dục bản cân đối tài khoản và bản đối chiếu kinh phí hạn mức với Ngân hàng để Bộ Giáo dục có tài liệu báo cáo cho Bộ Tài chính.
3. Báo cáo quyết toán chi: Báo cáo quyết toán chi hàng tháng của các trường phải lập theo chế độ hiện hành (dùng mục lục tài khoản dự toán, có bản thuyết minh quyết toán) gửi cho Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố xét duyệt và chuyển cho Bộ Giáo dục chậm nhất là 20 ngày sau mỗi tháng.
Báo cáo tổng quyết toán năm sau khi được Ủy ban hành chính tỉnh thành phố duyệt phải gửi về Bộ Giáo dục chậm nhất là hai tháng sau mỗi năm (tức là cuối tháng hai).
Nội dung lập dự toán năm, hàng quý, quyết toán và các bản thuyết minh, Bộ Giáo dục sẽ quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.
III. QUYỀN HẠN CỦA UỶ BAN HÀNH CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG VÀ SỞ, TY TÀI CHÍNH
1. Ủy ban hành chính địa phương được uỷ nhiệm quản lý các trường Sư phạm cấp II, Bổ túc văn hoá công nông và học sinh miền Nam, có quyền:
- Kiểm tra việc thực hiện chương trình công tác ở các trường, kiểm tra việc thực hiện các chính sách quản lý tiền mặt, quản lý tài sản, nuôi dưỡng học sinh, chế độ kế toán…
- Không cấp phát cho các công tác làm ngoài kế hoạch.
- Ngăn chặn kịp thời mỗi việc sử dụng hạn mức hoặc tài sản lẫn lộn giữa các trường của trung ương với các trường của địa phương.
Bộ Giáo dục sẽ giúp Ủy ban hành chính địa phương trong việc theo dõi các trường thực hiện chính sách, các chế độ đối với cán bộ, giáo viên và học sinh của ngành cũng như các chế độ, tiêu chuẩn định mức về nghiệp vụ giáo dục đã được ban hành.
2. Sở, Ty Tài chính có nhiệm vụ giúp Uỷ ban:
- Xét duyệt các dự toán, quyết toán, kế hoạch chi quý của các Sở, Ty Giáo dục trước khi trình Uỷ ban duyệt.
- Thông qua việc cấp phát kinh phí hàng tháng, giám đốc thường xuyên việc sử dụng kinh phí ở các trường.
- Theo dõi việc thực hiện chỉ tiêu công tác sự nghiệp theo đúng kế hoạch và dự toán đã được duyệt.
- Tiến hành kiểm tra mỗi khi cần thiết và được Ủy ban hành chính địa phương đồng ý.
- Theo dõi và kiểm soát việc thực hiện các tiêu chuẩn định mức của trung ương quy định để có thể góp ý kiến với trung ương xây dựng các tiêu chuẩn định mức tiên tiến, nhằm bảo đảm nhu cầu hợp lý và nghiệp vụ của các trường trên tinh thần triệt để tiết kiệm chi.
Thông tư này bắt đầu thi hành từ ngày 01-07-1962.
Trong quá trình thi hành liên Bộ đề nghị các Uỷ ban báo cho biết những khó khăn trở ngại và những kinh nghiệm tốt, xấu để liên Bộ nghiên cứu giải quyết, bổ sung cho chế độ uỷ nhiệm quản lý các trường của trung ương đóng ở địa phương được hoàn bị.
K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH | K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.