BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM-BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18TT/LB | Hà Nội , ngày 09 tháng 3 năm 1995 |
CỦA BỘ TÀI CHÍNH, NÔNG NGHIỆP & CNTP SỐ 18 TT/LB NGÀY 9 THÁNG 3 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN DỰ TRỮ LƯU THÔNG PHÂN BÓN.
Thi hành quyết định của Thủ tướng Chính Phủ tại Công văn số 6842/ KTTH ngày 06/12/1994 về việc điều hành bảo đảm nhu cầu và ổn định giá phân bón; Liên Bộ Tài chính - Nông nghiệp & CNTP hướng dẫn các vấn đề về quản lý và sử dụng vốn dự trữ lưu thông phân bón như sau:
1/ Tổng Công ty vật tư nông nghiệp Trung ương thuộc Bộ nông nghiệp và CNTP (dưới đây gọi tắt là Tổng công ty) được Nhà nước giao nhiệm vụ dự trữ phân UREA để bán ra khi cần thiết nhằm góp phần bình ổn giá phân bón bảo đảm quyền lợi người nông dân. Số lượng dự trữ bằng 10% nhu cầu phân UREA hàng năm.
2/ Để thực hiện nhiệm vụ trên, Tổng công ty được Nhà nước cấp vốn dự trữ lưu thông từ nguồn Ngân sách tương ứng với nhiệm vụ được giao.Vốn dự trữ lưu thông được hiểu là vốn lưu động chuyên dùng để dự trữ và luân chuyển thường xuyên một lượng phân UREA sẵn sàng bán ra bình ổn giá phân bón. Số vốn này Tổng công ty chỉ được dùng vào việc dự trữ lưu thông phân UREA, không dùng vào mục đích khác.
3/ Tổng công ty có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả số vốn được cấp, phải bảo toàn theo giá trị đồng đô la Mỹ như đã quy định tại điểm 3 Công văn số 6842/KTTH nói trên.
1/ Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu sản xuất, nhập khẩu và cung cấp phân háo học cho sản xuất nông nghiệp do Chính phủ quyết định; Bộ Nông nghiệp và CNTP cùng với Bộ Tài chính và Uỷ ban kế hoạch Nhà nước xác định số lượng phân UREA cần dự trữ bằng 10% kế hoạch để góp phần bình ổn giá.. Trên cơ sở số lượng phân cần dự trữ và giá nhập khẩu bình quân hai năm trước, xác định nhu cầu vốn tương ứng và số vốn thiếu cần bổ sung. Trường hợp nhu cầu vốn dự trữ lưu thông tăng hoặc giảm trên mức 5% so với số vốn đã xác định thì Liên Bộ sẽ xem xét cấp bổ sung hoặc thu hồi lại cho Ngân sách Nhà nước.
2/ Ngoài số vốn đã cấp hàng năm Bộ Tài chính sẽ bàn với Bộ Nông nghiệp và CNTP trình Thủ Tướng Chính phủ quyết định các biện pháp giải quyết bổ sung đủ vốn dự trữ lưu thông phân bón cho Tổng công ty vật tư nông nghiệp Trung ương.
Trong thời gian Nhà nước chưa cấp đủ vốn dự trữ lưu thông thì Tổng công ty cần chủ động vay vốn Ngân hàng để dự trữ đủ 10% kế hoạch sản xuất và nhập khẩu phân UREA cho sản xuất nông nghiệp. Liên Bộ Tài chính - Nông nghiệp và CNTP sẽ thống nhất với Ban vật giá chính phủ để trình Thủ Tướng Chính phủ cho phép sử dụng quỹ bình ổn giá hỗ trợ một phần lãi suất ngân hàng của phần vốn vay dự trữ lưu thông phân UREA nói trên theo quy định tại Quyết định số 151/TTg ngày 12/04/1993 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 03 TT/LB ngày 28/05/1993 của Liên Bộ Tài chính - Ban vật giá Chính phủ. Nếu vay ngoại tệ để nhập khẩu phân UREA dự trữ lưu thông thì trình Chính phủ hỗ trợ 100% lãi xuất.
Số vốn Ngân sách Nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước phải quy ra đồng đô la Mỹ theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng Ngoại thương Việt nam công bố ở thời điểm cấp vốn để làm căn cứ xác định trách nhiệm bảo toàn vốn của Tổng công ty.
3/ Việc nhập khẩu và dự trữ phân UREA.
- Trên cơ sở kế hoạch nhập khẩu phân bón hàng năm Nhà nước giao; Tổng công ty phải chủ động nghiên cứu dự báo tình hình thị trường để nhập đủ phân theo kế hoạch được giao và lượng phân đưa vào dự trữ lưu thông. Nếu các ngành, các địa phương khác không nhập đủ chỉ tiêu được giao thì Tổng công ty báo cáo Liên Bộ Thương mại - Nông nghiệp và CNTP để nhập bổ sung, không để thiếu phân bón làm tăng giá đột biến gây thiệt hại cho người sản xuất nông nghiệp; đồng thời không để nhập khẩu quá thừa gây thiệt hại cho các doanh nghiệp kinh doanh phân bón.
-Phân bón dự trữ lưu thông phải bảo đảm chất lượng và phù hợp với thị hiếu người sản xuất.
- Tổng công ty được chủ động quyết định việc mua vào bán ra, bán ra để giữ chất lượng phân dự trữ, giảm chi phí lưu thông, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc: Đầu vụ sản xuất nông nghiệp hoặc khi giá phân tăng đột biến có đủ lượng phân tương ứng với số vốn dự trữ lưu thông được cấp.
- Giá phân UREA bán ra cho nông dân do Tổng công ty tự quyết định sát với giá thị trường theo nguyên tắc: Không để bị lỗ, không lấy lãi nhiều đối với nông dân và không tạo sơ hở cho tư tưởng lợi dụng. Bảo đảm cung ứng kịp thời phân UREA cho nhu cầu sản xuất từng vùng, từng vụ nhằm góp phần giữ giá thị trường vận động theo giá định hướng của Nhà nước, giữ tương quan hợp lý với giá lúa.
- Trường hợp gíá phân bón Thế giới tăng quá mức bình thường giá phân trong nước lên cao hơn mức giá định hướng của Nhà nước làm mất quan hệ cánh kéo với gía lúa, gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp thì Bộ Nông nghiệp và CNTP cùng với Ban vật giá chính phủ, Bộ Tài chính trình Thủ Tướng Chính phủ xem xét quyết định mức giá bán cho nông dân và phương án xử lý lỗ (nếu có phát sinh)
Bộ Tài chính không xử lý bất kỳ khoản lỗ nào khác do cấp không đủ thẩm quyền tự quyết định giá không đúng nguyên tắc nêu trên gây ra.
- Tổng công ty không phải nộp khoản thu về sử dụng vốn đối vớ số vốn dự trữ lưu thông, các khoản thuế khác phải thực hiện theo đúng chế độ.
4/ Về việc bảo toàn vốn
a/ Để bảo toàn vốn dự trữ lưu thông phân bón bằng đồng đô la Mỹ, Tổng công ty xác định số vốn phải bảo toàn như sau
Số vốn DTLT quy ra
Số vốn ngoại tệ (USD) theo tỷ giá Tỷ giá mua vào (đồng VN) mua vào Ngân hàng Ngoại Ngân hàng ngoại phải bảo toàn = thương Việt nam công bố X thương công bố cuối năm thời điểm 31/12/1993 ngày 31/12 hàng (đối với số vốn cấp trước đó) năm và thời điểm cấp bổ sungcác năm sau
Toàn bộ số vốn lưu động hiện có tại Tổng công ty cũng sử dụng cho việc nhập khẩu và dự trữ phân bón và cũng phải bảo toàn theo nguyên tắc trên.
b/ Nguồn vốn để bảo toàn gồm có:
- Chênh lệch giá phân bón và hàng hoá tồn kho.
- Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ.
- Quỹ dự phòng
Các nguồn vốn trên không đủ bảo toàn thì Tổng công ty hạch toán phần chênh lệch thiếu vào giá vốn hàng hoá bán ra trong năm. Nếu do việc hạch toán vào giá vốn mà bị lỗ thì Tổng công ty phải tự bù đắp trong các năm sau theo quy định của chế độ hiện hành.
5/ Về quỹ dự phòng
Do phân bón phải dự trữ trong thời gian tương đối dài, lại chịu tác động lớn của thị trường thế giới nên dễ gặp rủi ro, thua lỗ. Vì vậy hàng năm Tổng công ty được trích 10% số lợi nhuận còn lại (Sau khi đã nộp thuế lợi tức theo luật định) để lập quỹ dự phòng.
Tổng công ty chỉ được dùng quỹ này để bù đắp các khoản lỗ, các khoản giảm giá do nguyên nhân khách quan sau khi có quyết định cho phép của Liên Bộ Tài chính - Nông nghiệp và CNTP.
Khi chưa có nhu cầu sử dụng, quỹ dự phòng chỉ dùng cho việc dự trữ lưu thông phân bón.
6/ Hàng quý và các thời kỳ gía phân tăng đột biến, Tổng công ty phải báo cáo tình hình vốn và số lượng phân tồn kho cho Liên Bộ Tài chính - Nông nghiệp và CNTP, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Ban vật giá chính phủ để xem xét và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý.
1/ Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 . Riêng việc bảo toàn vốn phải thực hiện ngay từ năm 1994.
Các quy định trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ.
2/ Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì Tổng công ty kịp thời báo cáo về Liên Bộ để xem xét xử lý.
Ngô Thế Dân (Đã ký) | Phạm Văn Trọng (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.