BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16-TT/LB | Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 1993 |
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - TÀI CHÍNH SỐ 16/TT/LB NGÀY 13 THÁNG 9 NĂM 1993 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC DẬY THÊM NGOÀI GIỜ CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÔNG LẬP
Thi hành Quyết định số 242/TTg ngày 24/5/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc dạy thêm ngoài giờ của giáo viên các trường phổ thông công lập, liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tài chính hướng dẫn việc dạy thêm nói trên và mức độ thu tiền học thêm như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ VIỆC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ DẠY THÊM NGOÀI GIỜ
1. Dạy thêm ngoài giờ đối với giáo viên trong trường phổ thông công lập là hoạt động dạy học không quy định trong số giờ chính khoá mà quy chế chuyên môn quy định cho từng cấp/bậc học và môn học.
2. Từ nay trong trường phổ thông công lập không được tổ chức dạy thêm đồng loạt (dạy thêm cho tất cả học sinh ở một lớp học). Giáo viên có trách nhiệm phải thực hiện đầy đủ, có chất lượng nội dung dạy học theo đúng kế hoạch, chương trình và sách giáo khoa đã quy định trong các giờ học chính khoá. Nếu phải tổ chức dạy bù (để bảo đảm thực hiện đủ chương trình, lý do về phía nhà trường hoặc giáo viên) thì các buổi dạy thêm đó không được thu tiền.
3. Trong các trường phổ thông công lập chỉ được phép dạy thêm mang tính chất bổ trợ (học trong một thời gian nhất định) cho một số đối tượng học sinh sau:
a) Những học sinh thuộc diện kém (điểm trung bình bộ môn/dưới 5 điểm), nhằm giúp các học sinh này vươn lên đạt trình độ học tập trung bình.
b) Những học sinh học giỏi (điểm trung bình từ 8 đến 10 điểm), nhằm phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, chuẩn bị cho các kỳ thi học sinh giỏi, thi vào trường chuyên, lớp chọn.
c) Những học sinh cuối cấp/bậc học (lớp 5 ở bậc tiểu học, lớp 9 và lớp 12 ở bậc trung học), nhằm ôn tập, chuẩn bị cho các kỳ thi tốt nghiệp.
4. Hiệu trưởng các trường phổ thông công lập chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hình thức dạy thêm và thực hiện đầy đủ các yêu cầu sau:
a) Các nhóm lớp dạy thêm phải được tổ chức trên cơ sở tự nguyện của học sinh và ý kiến thoả thuận của phụ huynh học sinh. Nghiêm cấm giáo viên dùng các biện pháp ép buộc học sinh (như ưu ái các học sinh học thêm, trù úm các học sinh không học thêm, dành lại kiến thức của giờ học chính khoá để dạy thêm, để "rò rỉ" đề kiểm tra, đề thi ở lớp học thêm v.v...). Học sinh và phụ huynh có quyền tự lựa chọn thầy học thêm. Mỗi học sinh học thêm phải có đơn xin học và ý kiến đề nghị của phụ huynh học sinh; khi thôi học phải có đơn đề nghị.
b) Giáo viên bậc tiểu học, hoặc giáo viên bộ môn (đối với bậc trung học) tập hợp đơn xin học thêm của học sinh và lập thành danh sách; Hiệu trưởng chịu trách nhiệm duyệt danh sách và quyết định tổ chức dạy thêm.
c) Giáo viên dạy thêm chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về tổ chức quản lý nhóm, lớp về nội dung chương trình và chất lượng học thêm.
d) Số buổi dạy thêm mỗi tuần được quy định như sau:
- Đối với học sinh tiểu học không quá 2 buổi/tuần.
- Đối với học sinh trung học (cấp 2 cấp 3) không quá 3 buổi/ tuần.
đ) Hiệu trưởng có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học ở các nhóm, lớp dạy thêm: uốn nắn kịp thời những biểu hiện tiêu cực; biểu dương, khen thưởng những giáo viên dạy thêm có kết quả tốt.
II. QUY ĐỊNH VỀ THU - CHI TIỀN HỌC THÊM
1. Về mức thu tiền học thêm:
Các trường được phép thu tiền học thêm của các đối tượng đã quy định trên như sau:
- Học sinh tiểu học: mức thu từ 4000đ đến 6000đ/hs/tháng
- Học sinh trung học:
+ Cấp 2: Mức thu từ 6000đ đến 8000đ/hs/tháng/môn học.
+ Cấp 3: Mức thu từ 8000đ đến 10000đ/hs/tháng/môn học.
2. Cách thu và quản lý sử dụng tiền dạy thêm:
a. Việc thu tiền học thêm của học sinh do Hiệu trưởng nhà trường tổ chức thông qua giáo viên hoặc tài vụ của trường và quy định sử dụng như sau:
- 80% chi thù lao cho giáo viên trực tiếp giảng dạy.
- 15% chi cho quản lý, tổ chức lớp học thêm, mua sắm tài liệu phục vụ dạy thêm.
- 5% trả tiền điện nước, hao mòn tài sản phục vụ việc dạy thêm (coi như bổ sung ngân sách chi thường xuyên của trường).
b. Nhà trường thống nhất quản lý thu và chi quỹ học thêm, thanh quyết toán công khai trước phụ huynh học sinh. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm báo cáo với Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục - Đào tạo hàng năm để Sở tổng hợp báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ năm học 1993 - 1994.
Phạm Minh Hạc (Đã ký) | Tào Hữu Phùng (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.