BỘ TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13-TT/LB | Hà Nội , ngày 15 tháng 7 năm 1986 |
TIỀN THUỐC VÀ TIỀN ĂN CHO NGƯỜI BỆNH TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ
Thi hành quyết định số 72-CT ngày 25-3-1986 của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về chế độ trợ cấp tiền thuốc và tiền ăn cho người bệnh tại các cơ sở y tế của Nhà nước, liên bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thi hành cụ thể như sau:
TRỢ CẤP TIỀN THUỐC KHÁM CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG
a) Đối tượng được hưởng mức chi về thuốc thông thường: 68đ/người/năm, bao gồm:
- Công nhân viên chức Nhà nước và những người làm hợp đồng dài hạn;
- Công nhân viên chức Nhà nước và quân nhân đã nghỉ hưu, việc nghỉ vì mất sức lao động; thương binh, bệnh binh đang được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức thương tật hàng tháng;
- Cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945 được hưởng sinh hoạt phí hàng tháng;
- Anh hùng lao động, đại biểu Quốc hội đương nhiệm, không hưởng lương hưu hoặc sinh hoạt phí hàng tháng;
- Công nhân viên chức Nhà nước đang học tập trung tại các trường đại học, cao đẳng trung học, sơ học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề.
Mức chi về tiền thuốc chữa bệnh nói trên bao gồm thuốc thông thường, thuốc phụ khoa, thuốc chữa bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, chia ra:
Để tại trạm y tế cơ quan, xí nghiệp, trường học mua thuốc cấp cứu và chữa bệnh thông thường: 24 đ/người/năm.
Số tiền còn lại44đ/người/năm chuyển đến các phòng khám đa khoa (trong hay ngoài bệnh viện trung ương và địa phương, bệnh viện ngành) để chi cấp thuốc điều trị bệnh cho các đối tượng đến khám.
- Các cơ quan đoàn thể, v.v... có số cán bộ, công nhân viên quá ít và không có tổ chức y tế riêng thì số tiền 68đ được chuyển đến các phòng khám bệnh của bệnh viện để chi cấp thuốc.
b) Đối với học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học, sơ học chuyên nghiệp và trường dạy nghề được dự trữ 18đ/học sinh/năm do trạm y tế các trường quản lý và cấp phát thuốc.
c) Đồng bào dân tộc vùng cao miền núi, những người đi khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu, được chi về thuốc 12đ/người/ năm do ngân sách xã cấp cho trạm y tế xã quản lý để cấp thuốc thông thường hoặc cấp cứu tại chỗ.
d) Các đối tượng được trợ cấp tiền thuốc bình quân 3đ/1 lần khám, bao gồm:
- Cán bộ chính quyền và đoàn thể xã, phường chuyên trách được hưởng sinh hoạt phí hàng tháng.
- Người có công giúp đỡ cách mạng được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng.
- Cha mẹ già yếu, con dưới 18 tuổi của công nhân viên chức, sỹ quan và quân nhân chuyên nghiệp tại chức, nghỉ hưu hoặc đã chết.
- Cha, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ được hưởng trợ cấp hàng tháng.
- Những người bị bệnh dịch, bị tai nạn vì thiên tai địch hoạ.
- Những người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người gặp khó khăn đặc biệt trong đời sống được chính quyền địa phương xác nhận.
- Các đối tượng quy định ở điểm b, c trên đây khi ốm đau nếu được giới thiệu đến phòng khám bệnh viện đa khoa khu vực và phòng khám bệnh trong bệnh viện cũng được cấp phát thuốc thông thường theo mức tính bình quân 3đ/1 lần khám bệnh.
e) Riêng đối với các phòng khám bệnh thuộc các bệnh viện và viện chuyên khoa trung ương, có nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân vượt quá khả năng điều trị do các tuyến dưới giới thiệu lên, được dụ trù kinh phí tính bình quân 5đ/1 lần khám để cấp thuốc cho đối tượng thuộc diện Nhà nước trợ cấp tiền thuốc.
h) Đối với những người mắc các bệnh xã hội và thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, được giới thiệu đến khám, chữa bệnh ngoại trú tại các bệnh viện chuyên khoa của tỉnh, thành phố và trung ương, được cấp phát thuốc theo phác đồ điều trị của từng chuyên khoa theo quy định của Bộ Y tế, bình quân 1đ/ngày; riêng thuốc chuyên khoa lao bình quân 2đ đến 3đ/ngày.
2. Cấp kinh phí và sử dụng kinh phí thuốc:
a) Các cơ quan, xí nghiệp, trường học v.v... Căn cứ vào số lượng cán bộ công nhân viên chức, số học sinh hàng năm, lập dự trù kinh phí tiền thuốc khám chữa bệnh thông thường theo mức quy định ở điểm a, b mục 1 nói trên, đề nghị cơ quan tài chính cấp phát nếu là cơ quan hành chính, sự nghiệp, hoặc tính vào giá thành sản phẩm, phí lưu thông nếu là cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Hàng quý, các cơ quan, xí nghiệp, trường học chuyển số tiền thuốc là 11đ hoặc 17đ/quý (nếu không có tổ chức y tế) cho các phòng khám bệnh của bệnh viện.
b) Các cơ quan thương binh, xã hội cần căn cứ vào đối tượng được hưởng mức chi về thuốc thông thường 68đ/người/năm để chuyển số tiền 17đ/quý cho các phòng khám bệnh để cấp thuốc cho các đối tượng đến khám.
c) Hàng quý, các phòng khám bệnh phải quyết toán kinh phí tiền thuốc với các đơn vị đã nộp tiền. Nếu đơn vị nào không nộp tiền sẽ không được cấp phát thuốc mà chỉ cho hướng điều trị.
d) Hàng quý, cơ quan y tế lập dự trù kinh phí tiền thuốc cho các đối tượng quy định ở điểm d, e, h, mục 1, phần I trên đây để gửi cho cơ quan tài chính kiểm tra, xem xét và cấp phát ngoài định mức chi bình quân giường bệnh hàng năm.
e) Những đối tượng quy định ở mục 1, phần I trên đây, nếu ốm đau phải nằm điều trị ở bệnh viện được miễn nộp tiền thuốc và các dịch vụ khám chữa bệnh khác; chỉ phải nộp một lần tiền ăn tại phần II dưới đây.
3. Người bệnh không thuộc đối tượng ghi ở mục một, phần I khi khám bệnh chữa bệnh tại các cơ sở y tế Nhà nước được miễn trả dịch vụ khám, chữa bệnh nhưng phải trả tiền ăn, tiền thuốc cụ thể:
- Được khám bệnh và cấp đơn mua thuốc về sử dụng.
- Vào điều trị nội trú phải trả tiền ăn hàng ngày và tiền thuốc, bao gồm thuốc uống, thuốc tiêm các loại, máu, dịch truyền, phim X quang.
Các khoản thu được trên đây, bệnh viện được giữ lại để bổ sung vào kinh phí của đơn vị để phục vụ người bệnh.
TIỀN ĂN VÀ MỨC ĐÓNG GÓP CỦA NGƯỜI BỆNH
| Mức ăn 1 ngày | Mức đóng góp | ||
| Tại bệnh viện Nhà hộ sinh, Trạm y tế cơ sở có gường bệnh | Tại nhà điều dưỡng | Cán bộ dương chức | Cán bộ về nghỉ hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động |
1.Cán bộ có mức lương chính dưới 425đ 2.Cán bộ có mức lương chính từ 425đ đến dưới 668đ 3.Cán bộ có mức lương chính từ 668đ trở lên | Từ 12 - 15đ | 20đ | Nộp 50% mức ăn ở bệnh viện | Nộp 40% mức ăn ở bệnh viện |
a) Áp dụng mức ăn thứ nhất trong bảng đối với:
- Cán bộ xã, phường chuyên trách và cán bộ y tế xã, phường được hưởng sinh hoạt phí hàng tháng: nộp 30% mức tiền ăn ở bệnh viện.
- Thương binh, bệnh binh được xếp hạng: nộp 20% mức tiền ăn ở bệnh viện.
b) Áp dụng mức ăn thứ hai trong bảng đối với:
- Cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945 được hưởng trợ cấp hàng tháng: nộp 30% mức tiền ăn ở bệnh viện.
- Anh hùng lao động, đại biểu Quốc hội đương nhiệm không hưởng lương, sinh hoạt phí: nộp 20% mức tiền ăn ở bệnh viện.
c) Đối với những người bệnh cần ăn theo chế độ bệnh lý:
- Đối với những bệnh nhân nặng, bệnh nhân sau mổ (phẫu thuật lớn) thì áp dụng mức ăn cao hơn một mức so với mức ăn bình thường theo lương trong bảng trên do Trưởng khoa (đối với bệnh viện trung ương) và Giám đốc bệnh viện (đối với bệnh viện địa phương, bệnh viện các ngành) quyết định.
- Trường hợp bệnh nhân phải nuôi dưỡng theo chế độ đặc biệt thì có thể áp dụng mức ăn cao hơn và sẽ do Giám đốc bệnh viện quyết định.
- Người bệnh được áp dụng chế độ ăn theo bệnh lý chỉ phải nộp tiền ăn theo mức ăn quy định ở bảng trên.
2. Đối với nhân dân và trẻ em:
Nhân dân và trẻ em điều trị ở các bệnh viện áp dụng mức ăn từ 8 đến 10đ/ngày; nếu người bệnh có yêu cầu ăn trên mức này và tự trả phần ăn thêm thì tuỳ khả năng mà bệnh viện cố gắng phục vụ người bệnh trả tiền ăn toàn bộ theo mức ăn được phục vụ.
- Những người bệnh sau đây chỉ phải nộp 30% của mức tiền ăn từ 8 đến 10đ/ngày:
Cha, mẹ già yếu và con dưới 18 tuổi (con thứ nhất và con thứ hai) của công nhân viên chức, sỹ quan và quân nhân chuyên nghiệp tại chức, nghỉ hưu hoặc đã chết;
Học sinh sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học, sơ học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề.
- Những người bệnh sau đây chỉ phải nộp 20% của mức tiền ăn từ 8 đến 10đ/ngày:
Người có công giúp đỡ cách mạng được hưởng trợ cấp hàng tháng;
Cha mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ được hưởng trợ cấp hàng tháng;
Đồng bào dân tộc vùng cao miền núi theo Quyết định số 156-CP ngày 7-10 -1968 của Hội đồng chính phủ;
Người đi khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu theo Quyết dịnh số 95-CP ngày 27-3-1980 và Quyết định số 254-CP ngày 16-6-1981 của Hội đồng chính phủ.
- Những người bệnh sau đây nếu được chính quyền xã, phường cấp giấy xác nhận, ăn mức từ 8 đến 10đ/ngày và được miễn nộp tiền ăn:
Người bị tai nạn vì thiên tai, địch hoạ;
Người tàn tật và trẻ mồ côi không nơi nương tựa;
Người gặp khó khăn đặc biệt trong đời sống;
Người mắc bệnh xã hội như lao, tâm thần, phong nếu nằm điều trị từ tháng thứ hai trở đi không phải trả tiền ăn.
3. Quyết định mức tiền ăn:
a) Để phù hợp với giá cả sinh hoạt của từng vùng, căn cứ vào các mức ăn ở cơ sở điều trị cho cán bộ và nhân dân theo quy định trên đây, Uỷ ban nhân dân các địa phương sẽ quyết định cụ thể việc áp dụng một mức ăn thống nhất cho cán bộ theo bậc lương và một mức ăn cho nhân dân nằm điều trị ở bệnh viện, nhà hộ sinh và trạm y tế cơ sở có giường bệnh. Đối với các cơ sở y tế trực thuộc bộ y tế, tổng cục khác sẽ do bộ y tế và các bộ, tổng cục quy định cụ thể.
Mức ăn thống nhất do Uỷ ban nhân dân và các bộ, tổng cục quyết định làm cơ sở để nộp hoặc miễn nộp tiền ăn theo tỷ lệ đã quy định ở trên.
b) Mức tiền ăn và mức đóng góp quy định trên đây, sẽ được tính bổ sung thêm phần tăng của khoản phụ cấp chênh lệch giá sinh hoạt theo vùng của chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nếu có) so với mức đã quy định tại quyết định số 86-CT ngày 4-4-1986 của chủ tịch Hội đồng bộ trưởng.
4. Người bệnh ăn tại bệnh viện, nhà điều dưỡng, nhà hộ sinh, trạm y tế cơ sở có giường bệnh đều phải nộp gạo theo tiêu chuẩn quy định và bệnh viện sẽ thanh toán trả lại số tiền gạo đã nộp theo giá lẻ chỉ đạo ổn định của Nhà nước ở từng địa phương cho bệnh nhân.
Nếu người bệnh không ăn tại các cơ sở điều trị, điều dưỡng thì không được thanh toán các khoản trợ cấp tiền ăn.
Ngô Thiết Thạch (Đã ký) | Phạm Song (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.