BỘ ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP-BỘ TÀI CHÍNH | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 02-TT/LB | Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 1966 |
QUY ĐỊNH TẠM THỜI CHẾ ĐỘ CHỈ TIÊU CHO CÁC TRƯỜNG, LỚP TẠI CHỨC ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP-BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Kính gửi: | Các Bộ và cơ quan ngang Bộ, |
Thi hành quy chế chung về tổ chức các trường, lớp tại chức đại học và trung học chuyên nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Nghị định số 101-TTg ngày 11-10-1962;
Căn cứ Nghị định số 171-CP ngày 20-11-1963 của Hội đồng Chính phủ về nguyên tắc quyết định cho mở trường, lớp đại học và trung học chuyên nghiệp;
Căn cứ Chỉ thị số 88-TTg ngày 05-08-1965 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hướng công tác giáo dục trước tình hình và nhiệm vụ mới, trong đó có nêu rõ: “Phải mở rộng hơn nữa hình thức học tại chức không thoát ly sản xuất”;
Căn cứ yêu cầu phát triển các trường, lớp tại chức đại học và trung học chuyên nghiệp của các Bộ, các ngành;
Liên bộ quy định tạm thời một số nguyên tắc và chế độ chi tiêu cho các trường, lớp đó như sau:
1. Những trường, lớp đại học và trung học chuyên nghiệp tại chức mở theo đúng những quy định tại điều 8, điều 9 của Nghị định số 171-CP nói trên và đã đăng ký theo hướng dẫn tại Thông tư số 40-TT ngày 13-08-1964 của Bộ Giáo dục, được cấp phát kinh phí để chi vào việc tổ chức trường, lớp, trả lương và phụ cấp cho cán bộ và giảng viên, chi tiêu về nghiệp vụ và công vụ.
2. Việc chi tiêu cần phải bảo đảm các điều kiện để giảng dạy và học tập được tốt nhưng phải hết sức tiết kiệm. Tích cực dựa vào cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy và cán bộ sẵn có để giảm nhẹ chi tiêu cho ngân sách Nhà nước.
3. Kinh phí cho các trường, lớp tại chức do quỹ đào tạo của các Bộ đài thọ nếu là trường, lớp của trung ương, và do ngân sách địa phương đài thọ nếu là trường, lớp của địa phương.
II. NỘI DUNG VÀ CHẾ ĐỘ CHI TIÊU
a) Các khoản chi phí về những hoạt động chung của trường, lớp tại chức và về nghiệp vụ giảng dạy, học tập: Áp dụng theo các chế độ hiện hành đối với các trường, lớp tập trung.
b) Các khoản chi về nghiệp vụ có tính chất riêng đối với các lớp tại chức:
1. Bưu phí để gửi giáo trình, tài liệu và thư trả lời cho học viên (đối với các lớp học bằng thư) do ngân sách Nhà nước đài thọ.
2. Chi phí về tổ chức các kỳ tập trung học viên tại các trạm phụ đạo: một số trường, lớp phải tổ chức học tập, phụ đạo tại các trạm địa phương, nói chung cần tích cực dựa vào sự giúp đỡ về mọi mặt của các cơ quan địa phương. Trường hợp không dựa được vào cơ sở sẵn có, nhà trường có thể chi một số khoản tối thiểu cần thiết để bảo đảm việc giảng dạy, học tập, ăn và ngủ cho giảng viên và học viên.
3. Kinh phí cho các trường, lớp tại chức do quỹ đào tạo của các Bộ đài thọ nếu là trường, lớp của trung ương, và do ngân sách địa phương đài thọ nếu là trường, lớp của địa phương.
II. NỘI DUNG VÀ CHẾ ĐỘ CHI TIÊU
a) Các khoản chi phí về những hoạt động chung của trường, lớp tại chức và về nghiệp vụ giải dạy, học tập:
Áp dụng theo các chế độ hiện hành đối với các trường, lớp tập trung.
b) Các khoản chi về nghiệp vụ có tính chất riêng đối với các lớp tại chức:
1. Bưu phí để gửi giáo trình, tài liệu và thư trả lời cho học viên (đới với các lớp học bằng thư) do ngân sách Nhà nước đài thọ.
2. Chi phí về tổ chức các kỳ tập trung học viên tại các trạm phụ đạo: một số trường, lớp phải tổ chức học tập, phụ đạo tại các trạm địa phương, nói chung cần tích cực dựa vào sự giúp đỡ về mọi mặt của các cơ quan địa phương. Trường hợp không dựa được vào cơ sở sẵn có, nhà trường có thể chi một số khoản tối thiểu cần thiết để bảo đảm việc giảng dạy, học tập, ăn và ngủ cho giảng viên và học viên.
3. Chi phí về việc tổ chức in giáo trình, tài liệu học tập: ngân sách Nhà nước chịu các khoản chi phí về in giáo trình tài liệu. Những giáo trình này được nhượng lại cho học viên, chỉ tính giá tiền giấy để in.
c) Các khoản chi về cơ sở vật chất như xây dựng trường, lớp, thư viện, phòng thí nghiệm, nhà ở… và mua sắm thiết bị, học cụ…
Tích cực dựa vào cơ sở sẵn có của trường tập trung hoặc xí nghiệp, công trường, cơ quan.
Trong trường hợp cần thiết phải xây dựng hoặc mua sắm thêm để bảo đảm chất lượng giảng dạy và học tập thì phải được các Bộ chủ quản hoặc ủy ban hành chính từ cấp tỉnh trở lên (nếu là trường lớp của địa phương) xét duyệt cụ thể trên cơ sở thực tế cần thiết, sau khi trao đổi ý kiến với cơ quan tài chính và kế hoạch Nhà nước. Căn cứ vào đó cơ quan tài chính cấp phát kinh phí.
III. MỘT SỐ CHẾ ĐỘ VỀ LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN VÀ HỌC VIÊN TRONG THỜI GIAN HỌC
a) Giảng viên:
Giảng viên chuyên trách hay giảng viên kiêm chức đều được hưởng chế độ dạy giờ hay dạy thêm giờ, chế độ công tác phí khi đi dạy ở các trạm phụ đạo… theo chế độ hiện hành. Chế độ toàn diện cho giảng viên các trường, lớp tại chức sẽ được nghiên cứu ban hành sau.
b) Học viên:
1. Học viên nghỉ sản xuất, công tác để học tập, ôn tập, kiểm tra và thi tốt nghiệp theo chế độ hiện nay vẫn được hưởng nguyên lương và phụ cấp lương.
Về việc chi trả lương cho cán bộ, công nhân các xí nghiệp, các cơ quan kinh doanh nghỉ sản xuất, công tác để học tập,… sẽ có hướng dẫn cụ thể sau khi có quyết định của các cơ quan có trách nhiệm.
2. Học viên tập trung về trường hay các trạm phụ đạo để học tập, kiểm tra… theo kế hoạch của trường, lớp tại chức, được cơ quan, xí nghiệp cử đi học thanh toán tiền công tác phí như cán bộ đi công tác.
3. Khi đi học tập trung, học viên phải nộp cho nhà trường những giấy tờ về đăng ký hộ khẩu, phiếu gạo, phiếu thực phẩm và các chi phí về cấp dưỡng, thuốc men, nhà trẻ… theo chế độ hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Trong khi áp dụng có điều gì chưa hợp lý hoặc vướng mắc, đề nghị các ngành, các địa phương kịp thời phản ánh cho Liên bộ nghiên cứu giải quyết.
KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.