BỘ TÀI CHÍNH - |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 95/2014/TTLT-BTC-BCA |
Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2014 |
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Nghị định số 21/2014/NĐ-CP ngày 25/3/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung điều 3 Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 1217/QĐ-TTg ngày 06/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012-2015.
Căn cứ công văn số 258/UBTVQH13-TCNS ngày 29/10/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian và nguồn lực cụ thể của các dự án thành phần thuộc từng Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015.
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012 - 2015.
Điều 1. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh.
1. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là các địa phương) được giao nhiệm vụ, kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012-2015.
2. Thông tư liên tịch này thực hiện đối với các Dự án, Tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm theo Quyết định số 1217/QĐ-TTg ngày 06/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Nguồn vốn thực hiện Chương trình gồm:
1. Nguồn vốn từ Ngân sách trung ương.
a) Vốn đầu tư phát triển.
b) Vốn sự nghiệp.
2. Nguồn vốn từ Ngân sách địa phương.
3. Nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
1. Đối với những dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển: Nội dung, mức chi thực hiện theo các chế độ, quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, sử dụng vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn Ngân sách nhà nước.
2. Đối với những dự án sử dụng kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp và nguồn vốn đầu tư phát triển: Nội dung chi, mức chi khi sử dụng nguồn vốn sự nghiệp áp dụng theo quy định tại Thông tư này. Nội dung chi, mức chi khi sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
3. Đối với những dự án có sử dụng nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác: Nội dung chi, mức chi thực hiện theo quy định của nhà tài trợ tại các thỏa thuận tài trợ, hoặc theo mức chi do đại diện nhà tài trợ, Bộ Tài chính và cơ quan chủ quản dự án quy định.
Trường hợp nhà tài trợ, đại diện nhà tài trợ hoặc Bộ Tài chính không quy định nội dung chi, mức chi thì thực hiện theo các quy định tại Thông tư liên tịch này.
1. Chi giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao nhận thức trong phòng, chống tội phạm; tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về phòng, chống tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng (các báo, đài phát thanh, đài truyền hình) và các hình thức tuyên truyền khác. Nội dung, mức chi thực hiện theo các quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
2. Chi tổ chức các cuộc mít tinh, lễ ra quân, mở các đợt cao điểm, các buổi giao lưu, các lớp nói chuyện truyền thông, giáo dục chuyên đề về công tác phòng, chống tội phạm. Mức chi theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
3. Chi biên soạn, xây dựng, phát hành chương trình, ấn phẩm, tài liệu truyền thông về phòng, chống tội phạm. Nội dung, mức chi áp dụng theo quy định tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 của Bọ Tai chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên tập chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
4. Chi sản xuất phim tài liệu, các chương trình văn hóa nghệ thuật, phát thanh, truyền hình, xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tin, bài phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng về các mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm. Việc lựa chọn các hình thức, nội dung tuyên truyền, chương trình truyền thông quyết định trên cơ sở dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền giao và thực hiện theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
5. Chi tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về công tác phòng, chống tội phạm thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT/BTC-BCA (khoản 1, Điều 3) ngày 16/02/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình hành động phòng, chống mua bán người.
6. Chi xây dựng và nhân rộng mô hình quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm, bao gồm chi khảo sát, lựa chọn địa bàn phức tạp về an ninh trật tự. Nội dung, mức chi thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.
7. Chuyển hóa các địa bàn phức tạp về an ninh trật tự: Căn cứ dự toán kinh phí, nhiệm vụ được giao, căn cứ tình hình tội phạm tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt nội dung, mức chi để tổ chức thực hiện cho phù hợp với thực tế của địa phương mình.
8. Chi hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết công tác quản lý, điều hành, thực hiện dự án: Nội dung, mức chi thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
9. Chi hỗ trợ hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban Chỉ đạo 138/CP), Ban Quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm Bộ Công an và Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy và phòng chống tội phạm mua bán người các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo cấp tỉnh):
a) Chi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, điều hành các dự án, Chương trình cho lực lượng trực tiếp tham gia thực hiện dự án, chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm. Nội dung chi, mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
b) Chi hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết công tác quản lý, điều hành, thực hiện dự án, Chương trình. Nội dung, mức chi thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
c) Chi hỗ trợ văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng, bưu cước phí, thông tin liên lạc cho Ban Chỉ đạo 138/CP, Ban quản lý Chương trình và Tổ chuyên viên liên ngành thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo 138/CP: Căn cứ dự toán kinh phí hàng năm được phân bổ, nội dung công việc cần triển khai trong năm và các chế độ, tiêu chuẩn, nội dung, định mức chi theo quy định hiện hành, Trưởng Ban quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm xây dựng dự toán kinh phí, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng các quy định về quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước trước khi triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung chi tiêu này.
d) Chi hỗ trợ hoạt động hợp tác quốc tế: Nội dung, mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TTLT-BTC ngày 21/6/2012 quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí và Thông tư số 01/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 06/01/2010 quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.
đ) Chi kiểm tra, giám sát thực hiện các dự án, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm: Nội dung, mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2007/TT-BTC ngày 26/01/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Đối với công tác kiểm tra giám sát, đánh giá liên ngành, liên cơ quan: Cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác đảm bảo chi phí cho chuyến công tác theo chế độ quy định (tiền tàu xe đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở nơi đến và cước hành lý, tài liệu mang theo làm việc) cho các thành viên trong đoàn. Để tránh chi trùng lắp, cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác thông báo bằng văn bản (trong giấy mời, triệu tập) cho cơ quan, đơn vị cử người đi công tác không phải thanh toán khoản chi này.
e) Chi làm đêm, làm thêm giờ cho hoạt động của các dự án, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm: Nội dung chi, mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 25/01/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 5. Lập và chấp hành dự toán.
Việc lập, phân bổ, chấp hành dự toán kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách nhà nước và các quy định dưới đây:
1. Hàng năm, cùng với thời điểm lập dự toán Ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách nhà nước, các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương được giao nhiệm vụ tham gia, thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm lập dự toán ngân sách cho việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo từng dự án có liên quan, gửi cơ quan chủ trì dự án (quy định tại Quyết định số 1217/QĐ-TTg ngày 06/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ) và cơ quan chủ trì Chương trình - Bộ Công an để tổng hợp chung.
2. Cơ quan chủ trì dự án căn cứ nội dung và tổng mức vốn của dự án có trách nhiệm xem xét, tổng hợp dự toán của các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương cùng với phần dự toán do cơ quan mình trực tiếp tham gia thực hiện thuộc phạm vi dự án do mình phụ trách, gửi cơ quan quản lý Chương trình (Bộ Công an), đồng gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung.
Đối với dự án “Tăng cường công tác giáo dục, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình”, phần vốn thuộc Ngân sách địa phương bố trí để thực hiện Chương trình thực hiện như sau:
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí Ngân sách địa phương cho Chương trình và dự kiến phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình (bao gồm cả số bổ sung từ Ngân sách trung ương cho Ngân sách địa phương và số bố trí từ Ngân sách địa phương) để trình Hội đồng nhân dân quyết định.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý Chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về việc bố trí vốn, kinh phí và tình hình thực hiện Chương trình (cả phần vốn thuộc Ngân sách Trung ương và phần vốn thuộc Ngân sách địa phương).
3. Bộ Công an có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ dự toán kinh phí của Chương trình, theo từng dự án và từng địa phương đơn vị được giao nhiệm vụ tham gia Chương trình, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước để tổng hợp vào dự toán Ngân sách Nhà nước, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4. Căn cứ tổng mức dự toán kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm được cấp có thẩm quyền thông báo, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan chủ trì dự án dự kiến phương án phân bổ kinh phí của Chương trình cho từng dự án và chi tiết cho từng đơn vị, địa phương tham gia Chương trình, phù hợp với mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ được giao. Bộ Công an tổng hợp kết quả phân bổ, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung vào dự toán Ngân sách nhà nước, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 6. Quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí và chế độ báo cáo.
1. Các nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm được quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện các Luật này, các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí Chương trình phải mở số kế toán để ghi chép, hạch toán và thanh, quyết toán các nguồn kinh phí của Chương trình theo đúng quy định.
2. Hàng năm, các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương tham gia dự án, Chương trình lập báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện, tổng hợp vào báo cáo quyết toán ngân sách năm và báo cáo quyết toán khi kết thúc dự án, Chương trình, đồng gửi cơ quan chủ trì dự án, cơ quan quản lý Chương trình (quy định tại Quyết định số 1217/QĐ-TTg ngày 06/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ), để tổng hợp báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
3. Đối với dự án sử dụng nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác: Thực hiện theo quy định của nhà tài trợ tại các thỏa thuận tài trợ, hoặc do đại diện nhà tài trợ, Bộ Tài chính và cơ quan chủ quản dự án quy định.
Trường hợp nhà tài trợ, đại diện nhà tài trợ hoặc Bộ Tài chính không quy định thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
4. Chế độ báo cáo.
a) Thủ trưởng các Bộ, cơ quan Trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia thực hiện Chương trình có trách nhiệm gửi báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm, giữa kỳ, kết thúc Chương trình về tình hình tài chính, kết quả thực hiện các Dự án, Chương trình với cơ quan quản lý Chương trình (Bộ Công an), Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Cơ quan chủ trì dự án có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các dự án được phân công quản lý và gửi báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm, giữa kỳ, kết thúc dự án cho cơ quan quản lý Chương trình (Bộ Công an).
c) Bộ Công an - Cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, tổng hợp số liệu, tình hình thực hiện các dự án, mục tiêu, nội dung của Chương trình, tình hình quản lý, sử dụng kinh phí của Chương trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ theo quy định.
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2014.
2. Bãi bỏ Thông tư liên tịch số 61/1999/TTLB-BTC-BCA ngày 03/6/1999 của Bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn về quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Công an để phối hợp nghiên cứu, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ
CÔNG AN |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ
TÀI CHÍNH |
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.