BỘ
KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ-BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ XÂY
DỰNG-UỶ BAN DÂN TỘC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 819/2004/TTLT-UBDT-BKH-BTC-BXD-BNN |
Hà Nội , ngày 10 tháng 11 năm 2004 |
CỦA ỦY BAN DAN TỘC - KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH - XÂY DỰNG - NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 819/2004/TTLT/UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 134/2004/QĐ-TTG NGÀY 20/7/2004 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẤT SẢN XUẤT, ĐẤT Ở, NHÀ Ở VÀ NƯỚC SINH HOẠT CHO HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO, ĐỜI SỐNG KHÓ KHĂN
Căn cứ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Quyết định 134/TTg) về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1401/CP-NN ngày 28/9/2004 về việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 134/TTg; Liên bộ: Uỷ ban Dân tộc, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định như sau:
1. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn đảm bảo nguyên tắc hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình. Hộ được hưởng từ chính sách trên phải trực tiếp quản lý, sử dụng các khoản được hỗ trợ nhằm ổn định sản xuất, đời sống, xóa đói giảm ngheo, nâng cao dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số. Trường hợp đặc biệt, không còn nhu cầu sử dụng thì phải chuyển nhượng quyền sử dụng đất sản xuất, đất ở, nhà ở thông qua chính quyền địa phương để giao lại cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo khác.
2. Việc bình xét hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, đất ở và có khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt phải được tiến hành từ cơ sở thôn, bản, đảm bảo công khai, dân chủ thông qua các tổ chức đoàn thể, được Uỷ ban nhân dân xã xem xét, trình Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân huyện) kiểm tra, tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân tỉnh) quyết định.
3. Mức hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp thực hiện theo quy định tại Quyết định 134/TTg là mức tối thiểu. Tùy theo khả năng của từng địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh có thể quyết định mức cao hơn. Trường hợp mức hỗ trợ theo các quyết định trước đây của Thủ tướng Chính phủ cao hơn so với mức hỗ trợ tại Quyết định 134/TTg thì vẫn tiếp tục thực hiện theo mức hỗ trợ trước đây. Trường hợp các địa phương quá khó khăn về quỹ đất, không có điều kiện giải quyết hỗ trợ đất sản xuất cho hộ theo Quyết định 134/TTg thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ động giải quyết theo hướng lập các dự án đưa dân đi kinh tế mới hoặc các dự án giải quyết việc làm cho đồng bào.
4. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được thực hiện bằng các nguồn vốn sau:
- Ngân sách Trung ương đảm bảo các khoản chi theo định mức hỗ trợ quy định tại Quyết định 134/TTg;
- Ngân sách địa phương bố trí không dưới 20% định mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương;
- Nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp do địa phương huy động từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cộng đồng...
Các khoản chi phí quản lý, đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ do ngân sách địa phương đảm bảo, mức chi cụ thể do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định và không được trích vào mức hỗ trợ cho các hộ.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Đối tượng hỗ trợ
a. Đối với hộ gia đình
Hộ đồng bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng chính sách quy định tại Thông tư này phải đảm bảo đủ các điều kiện sau đây:
- Là hộ nghèo quy định tại Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 1/11/2000 của Bộ Lao động - thương binh và xã hội về việc điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001-2005; sinh sống bằng nghề nông lâm nghiệp, nhưng chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, đất ở, có khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt;
- Là những hộ dân tộc thiểu số (kể cả hộ chỉ có vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) đã định cư ở địa phương; hộ di dân tự do được đưa vào quy hoạch, kế hoạch định cư của địa phương; hộ di dân tự do nay trở về quê cũ trước thời điểm Quyết định 134/TTg có hiệu lực thi hành, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân xã) xác nhận;
- Trường hợp những hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đã được hỗ trợ về đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt theo các quy định trước đây, nhưng đến nay vẫn là hộ nghèo chưa đủ đất sản xuất, đất ở và có khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt thì vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định 134/TTg.
b. Đối với cộng đồng thôn, bản
Thôn, bản là tổ chức được quy định theo Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV ngày 6/12/2002 của Bộ Nội vụ ban hành quy chế hoạt động của thôn, tổ dân phố và có từ 20% hộ dân tộc thiểu số trở lên đang sinh sống và có khó khăn về nước sinh hoạt.
2. Phạm vi áp dụng
Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, sinh sống bằng nghề nông lâm nghiệp thực hiện trong phạm vi cả nước (riêng việc hỗ trợ đất sản xuất và đất ở đối với hộ đồng bào dân tộc Khmer nghèo ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, sẽ có chính sách riêng).
1. Về nhà ở:
a. Hộ có khó khăn về nhà ở được đưa vào diện thụ hưởng chính sách hỗ trợ là hộ quy định tại điểm a, khoản 1, mục II của Thông tư này và phải có một trong các điều kiện sau đây:
- Chưa có nhà ở hoặc đang ở nhờ, thuê nhà (không phải sở hữu của nhà nước);
- Nhà ở quá tạm bợ và đã hư hỏng, dột nát.
b. Mức hỗ trợ
Ngân sách Trung ương hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ. Ngân sách địa phương hỗ trợ không dưới 1 triệu đồng/hộ và kinh phí hỗ trợ từ đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng và cá nhân. Nếu nhu cầu làm nhà của hộ lớn hơn mức hỗ trợ thì hộ gia đình phải tự đảm bảo phần chênh lệch.
Đối với các địa phương có rừng, có kế hoạch khai thác gỗ rừng tự nhiên hàng năm thì ưu tiên cấp gỗ làm nhà cho đồng bào; đối với các tỉnh có rừng tự nhiên nhưng không có kế hoạch mở cửa rừng khai thác gỗ hàng năm thì lập kế hoạch và phương án giải quyết báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT để trình Chính phủ xem xét quyết định. Định mức và cách thức hỗ trợ gỗ làm nhà ở cho hộ do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Chi phí khai thác và vận chuyển gỗ đến thôn, bản (nếu có) do ngân sách địa phương đảm bảo.
c. Quy định thực hiện
- Việc xây dựng nhà ở được hỗ trợ từ chính sách phải phù hợp với quy hoạch dân cư của địa phương. Trường hợp hộ gia đình thuộc diện được hỗ trợ nhưng nằm trong khu vực cấm xây dựng, khu vực có nguy cơ lở đất, lũ quét, hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đề điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật thì việc hỗ trợ về nhà ở phải thực hiện đồng thời với việc di chuyển sang khu vực khác.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan có chức năng giới thiệu, hướng dẫn cho dân về mẫu, kiểu dáng nhà ở phù hợp với phong tục tập quán của từng dân tộc, phù hợp với khả năng kinh phí và đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường.... để dân lựa chọn quyết định. Việc xây dựng nhà ở phải đảm bảo nguyên tắc: hộ tự làm, nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ;
- Những hộ thuộc diện được hưởng chính sách theo quy định tại Quyết định 134/TTg ở đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên đã vay để mua nhà trả chậm theo Quyết định số 105/2002/QĐ-TTg ngày 02/8/2002 về chính sách cho các hộ dân vùng ngập lũ mua nhà trả chậm nền nhà và nhà ở trong các cụm, tuyến dân cư ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Quyết định số 154/2002/QĐ-TTg ngày 12/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và hộ dân thuộc diện chính sách ở Tây Nguyên mua nhà trả chậm thì vẫn được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 134/TTg và theo hướng dẫn của Thông tư này. Kinh phí được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo Quyết định 134/TTg là một nguồn để hoàn trả số tiền đã vay trả chậm để làm nhà trước đây. Việc hoàn trả vốn vay thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Về nước sinh hoạt
a. Hộ có khó khăn về nước sinh hoạt được đưa vào diện thụ hưởng chính sách hỗ trợ là hộ quy định tại điểm a, khoản 1, mục II của Thông tư này và phải có một trong các điều kiện sau:
- Nằm trong khu vực đã có hệ thống cấp nước sinh hoạt nhưng nguồn không ổn đỉnh, không có khả năng xây dựng các bể chứa nước dự phòng;
- Nằm trong khu vực không có nguồn nước tự chảy phải khai thác nguồn nước ngầm, nước mưa nhưng không có khả năng làm bể chứa, đào giếng;
b. Thôn, bản có khó khăn về nước sinh hoạt được hưởng thụ chính sách hỗ trợ là thôn, bản quy định tại điểm b, khoản 1, mục II của Thông tư này, có khả năng khai thác nguồn nước phục vụ sinh hoạt nhưng chưa được đầu tư và gặp khó khăn trong việc xây dựng công trình cấp nước.
c. Quy định thực hiện
- Đối với các hộ đồng bào dân tộc có khó khăn về nguồn nước sinh hoạt thì ngân sách Trung ương hỗ trợ mỗi hộ 0,5 tấn xi măng (xi măng đảm bảo mác tối thiểu 300 kg/cm2 ) tại thôn, bản để làm bể chứa nước hoặc hỗ trợ 300.000đ/hộ để đào giếng hoặc tạo nguồn nước khác; đối với các hộ không tự làm được bể hoặc lu chứa nước, căn cứ khả năng nguồn vốn, địa phương tổ chức cấp lu, stéc chứa nước bằng nhựa, thép hoặc bằng xi măng cấp cho đồng bào tại thôn, bản.
- Đối với công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức chỉ đạo thực hiện như đối với xây dựng công trình hạ tầng của Chương trình 135; vỗn hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 134/TTg và lồng ghép với các chương trình mục tiêu khác.
3. Đất sản xuất và đất ở
a. Hộ chưa có hoặc chưa đủ đất ở được đưa vào diện thụ hưởng chính sách hỗ trợ là hộ quy định tại điểm a, khoản 1, mục II của Thông tư này và phải có một trong các điều kiện sau đây:
- Chưa có đất ở;
- Hộ đã có đất ở nhưng diện tích dưới mức quy định của Quyết định 134/TTg hoặc dưới mức quy định của địa phương (đối với thành phố, thị xã, thị trấn), căn cứ quỹ đất ở của từng địa phương và điều kiện cụ thể, Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết.
b. Hộ chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất được đưa vào diện thụ hưởng chính sách hỗ trợ là hộ quy định tại điểm a, khoản 1, mục II của Thông tư này và phải có một trong các điều kiện sau đây:
- Chưa có đất sản xuất;
- Đã có đất sản xuất nhưng chưa đủ mức quy định theo Quyết định 134/TTg (dưới 0,15 ha đất ruộng lúa nước 2 vụ hoặc dưới 0,25 ha đất ruộng lúa 1 vụ hoặc dưới 0,5 ha ruộng nương, rẫy) hoặc mức quy định cao hơn ở các địa phương mà Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản quy định trước đây;
Việc giải quyết cho những hộ đã có đất sản xuất nhưng chưa đủ diện tích theo quy định trên, căn cứ điều kiện cụ thể, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
c. Quỹ đất sản xuất và đất làm nhà ở gồm các loại đất theo quy định tại Điều 3, Quyết định 134/TTg
d. Mức hỗ trợ
Đất khai hoang, đất nông lâm trường giao cho hộ sản xuất, đất nhận chuyển nhượng lại của hộ có nhiều đất, đất khai hoang tập trung giao lại cho hộ gia đình được ngân sách Trung ương hỗ trợ bình quân mức 5 triệu đồng/ha. Tùy điều kiện của từng địa phương có thể hỗ trợ mức cao hơn.
IV. QUẢN LÝ, CẤP PHÁT, THANH TOÁN NGUỒN VỐN HỖ TRỢ
1. Lập đề án và phân bổ dự toán
Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ kết quả bình xét các hộ của các huyện, tổng hợp, phê duyệt đề án và lập dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện chương trình gửi Bộ Kế hoạch - đầu tư, Bộ Tài chính và Uỷ ban Dân tộc để tổng hợp trình Chính phủ, trình Quốc hội quyết định bổ sung có mục tiêu từ Ngân sách Trung ương để thực hiện các chính sách quy định tại Quyết định 134/TTg;
Căn cứ số bổ sung có mục tiêu được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ hàng năm và nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động khác, Uỷ ban tỉnh lập phương án phân bổ chi tiết cho từng huyện trình Hội đồng nhân dân quyết định. Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao dự toán cho các huyện chi tiết theo từng chính sách, Uỷ ban nhân dân huyện quyết định phân bổ và thông báo cho từng xã chi tiết cho từng chính sách và từng hộ dân được hưởng theo danh sách đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Uỷ ban nhân dân xã thông báo đến từng hộ dân về chính sách được hưởng, mức hỗ trợ.... theo danh sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Cấp phát, thanh toán kinh phí hỗ trợ
Căn cứ dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao cho từng tỉnh hàng quý Bộ Tài chính thực hiện bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương theo tiến độ thực hiện. Đối với tỉnh, trên cơ sở dự toán đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho các huyện, Sở Tài chính làm thủ tục bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện. Phòng Tài chính huyện phối hợp với Kho bạc nhà nước thực hiện quản lý và cấp phát theo các mục tiêu cho các đối tượng thụ hưởng theo tiến độ thực hiện.
Việc cấp phát thanh toán cho từng chính sách, từng đối tượng được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Hạch toán kế toán và quyết toán
Số kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ để thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định 134/TTg được hạch toán, quyết toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Uỷ ban Dân tộc là cơ quan thường trực chủ trì phối hợp các Bộ, ngành: Kế hoạch đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn giúp Thủ tướng Chính phủ tổng hợp, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện theo quy định;
2. Các Bộ, ngành có liên quan căn cứ vào nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 134/TTg và văn bản số 1401/CP-NN ngày 28/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với Uỷ ban Dân tộc để triển khai thực hiện những nội dung có liên quan.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương:
- Chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách. Công bố công khai các tiêu chuẩn, đối tượng được thụ hưởng chính sách. Tổ chức điều tra, lập và phê duyệt đề án giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Trong đề án phải thể hiện rõ được các nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn huy động và thời gian hoàn thành.;
- Căn cứ điều kiện cụ thể, Uỷ ban nhân dân tỉnh củng cố, tăng cường Ban chỉ đạo Chương trình 135 các cấp để thực hiện Quyết định 134/TTg hoặc thành lập mới Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 134/TTg nếu thấy cần thiết; cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo là Cơ quan làm công tác dân tộc tỉnh, thành phố;
- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ 3 tháng 1 lần, kết thúc năm có báo cáo sơ kết đánh giá về Uỷ ban Dân tộc và các Bộ, ngành có liên quan;
- Căn cứ Thông tư này Uỷ ban nhân dân tỉnh cụ thể hóa và hướng dẫn cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện của địa phương để thực hiện có hiệu quả chính sách.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo
Hoàng Công Dung (Đã ký) |
Trương Văn Đoan (Đã ký) |
Tống Văn Nga (Đã ký) |
Huỳnh Thị Nhân (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.