LIÊN TỊCH BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ NỘI VỤ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2004/TTLT/BGD&ĐT-BNV |
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2004 |
HƯỚNG DẪN ĐỊNH MỨC BIÊN CHẾ CỦA CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Căn cứ Nghị định số 71/NĐ-CP ngày 19/6/2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính sự nghiệp; Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ; Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội; Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân;
Liên Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ hướng dẫn về định mức biên chế của cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường phổ thông như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG:
1. Các trường tiểu học;
2. Các trường trung học cơ sở;
3. Các trường trung học phổ thông (các trường trung học phổ thông được chọn triển khai thực hiên thí điểm chương trình trung học phổ thông phân ban, trung học phổ thông kỹ thuật, các trường trung học phổ thông chất lượng cao; trường trung học phổ thông chuyên; trường phổ thông, dân tộc nội trú; trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp có quy định riêng);
II. QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH MỨC BIÊN CHẾ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG CỤ THỂ NHƯ SAU:
1.1. Biên chế cán bộ quản lý:
Mỗi trường có một Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng phụ trách;
- Trường hạng 1 có 2 Phó Hiệu trưởng.
- Trường hạng 2, hạng 3 có 1 Phó Hiệu trưởng.
1.2. Biên chế giáo viên: Số giáo viên làm công tác giảng dạy các môn học được xác định trong kế hoạch giáo dục ban hành tại Quyết định số 43/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình tiểu học (kể cả công tác chủ nhiệm lớp, sinh hoạt tập thể lớp):
- Đối với trường tiểu học dạy 1 buổi/ngày 1 lớp được bố trí tính theo biên chế bằng 1,20 giáo viên;
- Đối với trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày 1 lớp được bố trí tính theo biên chế không quá 1,50 giáo viên/lớp;
- Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh mỗi trường 01 biên chế.
1.3. Biên chế cán bộ, nhân viên làm công tác phục vụ giảng dạy:
1.3.1. Công tác thư viện, thiết bị:
- Trường hạng 1 được bố trí 2 người.
- Trường hạng 2, hạng 3 được bố trí 1 người.
1.3.2. Công tác văn phòng (Văn thư, Thủ quỹ, Kế toán, Y tế trường học):
- Trường hạng 1 được bố trí 3 người: Văn thư và Thủ quỹ 01, Kế toán 01, Y tế trường học 01;
- Trường hạng 2, hạng 3 được bố trí 2 người: Kế toán và Văn thư 01, Y tế trường học + Thủ quỹ 01;
Các nhân viên văn phòng đều phải kiêm nhiệm các công việc khác của trường.
2.1. Biên chế cán bộ quản lý:
Mỗi trường có một Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng phụ trách;
- Trường hạng 1 có 2 Phó Hiệu trưởng;
- Trường hạng 2, hạng 3 có 1 Phó Hiệu trưởng;
2.2. Biên chế giáo viên: Số giáo viên làm công tác giảng dạy các môn học được xác định trong kế hoạch giáo dục ban hành tại Quyết định số 03/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/1/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình trung học cơ sở (kể cả công tác chủ nhiệm lớp, chủ đề tự chọn, sinh hoạt tập thể lớp) 1 lớp được bố trí tính theo biên chế bằng 1,90 giáo viên;
- Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh mỗi trường 01 biên chế.
2.3. Biên chế cán bộ, nhân viên làm công tác phục vụ giảng dạy:
2.3.1. Công tác thư viện:
Trường trung học cơ sở có dưới 40 lớp được bố trí 01 người; trường có từ 40 lớp trở lên được bố trí 02 người.
2.3.2. Công tác thiết bị, thí nghiệm:
- Trường hạng 1 được bố trí 02 người.
- Trường hạng 2, hạng 3 được bố trí 01 người.
2.3.3. Công tác văn phòng (Văn thư, Thủ quỹ, Kế toán, Y tế trường học):
- Trường trung học cơ sở được bố trí 03 người: Văn thư và Thủ quỹ 01, Kế toán 01, Y tế trường học 01.
- Trường có trên 40 lớp trở lên được bố trí thêm 01 cán bộ. Các nhân viên văn phòng đều phải kiêm nhiệm thêm các công việc khác của trường.
3. Trường trung học phổ thông:
3.1. Biên chế cán bộ quản lý:
Mỗi trường có một Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng phụ trách:
- Trường hạng 1 có 3 Phó Hiệu trưởng.
- Trường hạng 2 có 2 Phó Hiệu trưởng.
- Trường hạng 3 có 1 Phó Hiệu trưởng.
3.2. Biên chế giáo viên: Số giáo viên làm công tác giảng dạy các môn học được xác định trong kế hoạch giáo dục ban hành tại Quyết định số 329/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/3/1990 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình trung học phổ thông (kể cả công tác chủ nhiệm lớp, chủ đề tự chọn, sinh hoạt tập thể lớp, giáo dục quốc phòng) 1 lớp được bố trí tính theo biên chế bằng 2,22 giáo viên.
3.3. Biên chế cán bộ, nhân viên làm công tác phục vụ giảng dạy:
3.3.1. Công tác thư viện:
Trường trung học phổ thông có dưới 40 lớp được bố trí 01 người; trường có từ 40 lớp trở lên được bố trí 02 người.
3.3.2. Công tác thiết bị, thí nghiệm:
- Trường hạng 1 được bố trí 02 người;
- Trường hạng 2, hạng 3 được bố trí 01 người;
3.3.2. Công tác văn phòng (Văn thư, Thủ quỹ, Kế toán, Y tế trường học):
- Trường trung học phổ thông được bố trí 03 người: Văn thư và Thủ quỹ 01, Kế toán 01, Y tế trường học 01;
- Trường có trên 40 lớp trở lên được bố trí thêm 01 cán bộ. Các nhân viên văn phòng đều phải kiêm nhiệm thêm các công việc khác của trường.
4. Nhân viên bảo vệ, lao công, tạp vụ:
Các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông thực hiện hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và hướng dẫn tại Thông tư số 07/2001/TT-BTC ngày 18/1/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp phát, sử dụng quyết toán nguồn kinh phí thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
5. Đối với các trường tiểu học
Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch biên chế các trường được tính thêm 8% so với tổng số nữ giáo viên của trường còn trong độ tuổi sinh con để thay thế cho nữ giáo viên nghỉ để sinh đẻ, chăm sóc con ốm. Nhưng chỉ tính để xây dựng quỹ tiền lương và trả cho người trực tiếp dạy thay mà không cần tuyển biên chế.
6. Đối với các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
Hàng năm được tính thêm 3% biên chế trong tổng số giáo viên của trường tính theo định mức trong Thông tư này để thay nhau đi học tập, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.
7. Quy định về số giờ dạy trong tuần của cán bộ quản lý, giáo viên:
7.1. Hiệu trưởng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông dạy 2 tiết/tuần;
7.2. Phó Hiệu trưởng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông dạy 4 tiết/tuần;
7.3. Giáo viên tiểu học dạy 23 tiết/tuần; giáo viên trung học cơ sở dạy 19 tiết/tuần; giáo viên trung học phổ thông dạy 17 tiết/tuần;
7.4. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện và hướng dẫn các trường phổ thông thực hiện sắp xếp, tuyển dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên đúng định mức biên chế và giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên theo đúng quy định hiện hành.
2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 27/TT-LB ngày 07/12/1992 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ).
3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ để xem xét, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận:
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.