BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI – BỘ TÀI CHÍNH – BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT |
Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2010 |
Căn cứ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26
tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu
đãi người có công với cách mạng;
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính – Bộ Y tế hướng dẫn sửa đổi,
bổ sung Phần I, Phần II Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày
21 tháng 11 năm 2006 như sau:
Điều 1. Đối tượng được bảo hiểm y tế
Người có công với cách mạng và thân nhân của họ được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về bảo hiểm y tế.
Điều 2. Quyền lợi bảo hiểm y tế
Người có công với cách mạng và thân nhân của họ được hưởng quyền lợi về chăm sóc sức khỏe theo quy định của Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội khóa XII và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 3. Đối tượng hưởng chế độ điều dưỡng
1. Điều dưỡng mỗi năm một lần:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;
c) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
d) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (gọi chung là thương binh), bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên đang sống tại gia đình;
đ) Người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”;
e) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
2. Điều dưỡng luân phiên 5 năm một lần:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ’;
b) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến;
c) Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến;
d) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động dưới 81%;
đ) Thương binh, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật dưới 81% đang sống tại gia đình;
e) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày.
1. Điều dưỡng tại các cơ sở điều dưỡng:
a) Thời gian điều dưỡng tối đa là 10 ngày (không kể thời gian đi và về);
b) Mức chi điều dưỡng: 1.500.000 đồng/người/lần, bao gồm:
+ Tiền ăn sáng và 2 bữa chính: 1.100.000 đồng;
+ Thuốc bổ và thuốc chữa bệnh thông thường: 100.000 đồng;
+ Quà tặng đối tượng: 100.000 đồng;
+ Chi khác (khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, nghe chuyện thời sự, tham quan, chụp ảnh, phục hồi chức năng,…): 200.000 đồng;
c) Trong thời gian điều dưỡng tập trung nếu bị ốm đau đột xuất thì được giới thiệu đi điều trị tại bệnh viện gần nhất theo chế độ bảo hiểm y tế hiện hành;
d) Trường hợp đối tượng đi điều dưỡng tập trung, nếu không ở hết thời gian của đợt điều dưỡng thì không được thanh toán lại tiền. Số kinh phí còn lại do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý để tăng số đối tượng hưởng chế độ điều dưỡng hàng năm;
đ) Kinh phí chi tiền điện, nước sinh hoạt, văn nghệ, báo chí được giao dự toán trực tiếp cho các cơ sở điều dưỡng người có công với cách mạng do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch số 47/2009/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 11/3/2009.
2. Điều dưỡng tại gia đình:
Mức chi điều dưỡng là 800.000 đồng/người/lần.
1. Hàng năm, căn cứ dự toán chi ưu đãi người có công và số lượng thực tế các đối tượng thuộc diện điều dưỡng của từng địa phương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính phân bổ kinh phí ngay từ đầu năm cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội lập danh sách đối tượng được điều dưỡng trong năm (Mẫu số 01) và ra Quyết định điều dưỡng người có công (Mẫu số 02).
3. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội lập kế hoạch chi tiết và tổ chức đưa đối tượng đi điều dưỡng tại các cơ sở điều dưỡng hoặc điều dưỡng tại gia đình theo quy định. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Y tế thực hiện thăm khám sức khỏe cho đối tượng điều dưỡng tại gia đình.
Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2010 và thay thế Phần I, Phần II của Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21 tháng 11 năm 2006. Bãi bỏ Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 12 tháng 4 năm 2007 của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính – Bộ Y tế hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính – Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
UBND TỈNH, THÀNH
PHỐ ……… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/QĐ/………. |
………, ngày …… tháng …… năm ……… |
Về việc điều dưỡng người có công
GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số / /TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày……tháng năm của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính – Bộ Y tế hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Chính sách Thương binh liệt sỹ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thực hiện chế độ điều dưỡng năm …….. đối với các đối tượng người có công do phòng ……………………… huyện …………… quản lý:
Số người: …………… (Bằng chữ: ………………………….)
Số tiền: ……………... (Bằng chữ: ………………………….)
Trong đó:
- Điều dưỡng tập trung: Số người: ………… Số tiền: …………………..
- Điều dưỡng tại nhà: Số người: ………… Số tiền: …………………..
(Theo danh sách đính kèm)
Điều 2: Các Ông (Bà) Trưởng phòng Chính sách Thương binh Liệt sỹ, Phòng Kế hoạch – Tài chính, Phòng ……………. huyện …………… và các ông (bà) có tên trong danh sách thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu)
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.