BỘ
TƯ PHÁP - BỘ NỘI VỤ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2011/TTLT-BTP-BNV |
Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2011 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUYỂN NGẠCH VÀ XẾP LƯƠNG ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Căn cứ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Thông tư số 06/2010/TT-BNV ngày 26 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số các ngạch viên chức Trợ giúp viên pháp lý (sau đây gọi là Thông tư số 06/2010/TT-BNV);
Căn cứ Thông tư số 15/2010/TT-BTP ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức Trợ giúp viên pháp lý (sau đây gọi là Thông tư số 15/2010/TT-BTP);
Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn việc chuyển ngạch và xếp lương đối với viên chức trợ giúp pháp lý như sau:
Thông tư này hướng dẫn việc chuyển ngạch và xếp lương đối với viên chức trợ giúp pháp lý vào ngạch Trợ giúp viên pháp lý và ngạch Trợ giúp viên pháp lý chính quy định tại Thông tư số 06/2010/TT-BNV và Thông tư số 15/2010/TT-BTP.
Viên chức trợ giúp pháp lý đang làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm.
Điều 3. Nguyên tắc chuyển ngạch
1. Việc chuyển ngạch phải căn cứ vào chức trách, vị trí công tác và phù hợp với nhiệm vụ được giao của viên chức.
2. Viên chức được chuyển ngạch phải bảo đảm đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các ngạch Trợ giúp viên pháp lý quy định tại Thông tư số 15/2010/TT-BTP.
3. Khi chuyển ngạch từ ngạch công chức, viên chức hiện giữ sang các ngạch Trợ giúp viên pháp lý không được kết hợp nâng bậc lương hoặc chuyển loại viên chức.
1. Chuyển vào ngạch Trợ giúp viên pháp lý chính (mã số ngạch 03.289) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương.
2. Chuyển vào ngạch Trợ giúp viên pháp lý (mã số ngạch 03.290) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương.
Điều 5. Xếp lương đối với các ngạch viên chức trợ giúp pháp lý
1. Các ngạch viên chức trợ giúp pháp lý được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang) như sau:
a) Ngạch Trợ giúp viên pháp lý chính được áp dụng bảng lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1);
b) Ngạch Trợ giúp viên pháp lý được áp dụng bảng lương của viên chức loại A1.
2. Việc áp dụng đối với viên chức được chuyển vào các ngạch Trợ giúp viên pháp lý theo quy định tại Điều 4 và khoản 1 Điều 5 Thông tư này được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.
1. Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, rà soát vị trí công tác, điều kiện, tiêu chuẩn của viên chức trợ giúp pháp lý thuộc thẩm quyền quản lý và lập phương án chuyển ngạch và xếp lương đối với viên chức trợ giúp pháp lý gửi Sở Tư pháp tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Tổng hợp phương án chuyển ngạch và xếp lương đối với viên chức trợ giúp pháp lý của các đơn vị trực thuộc, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (qua Sở Nội vụ) để xem xét, phê duyệt;
b) Quyết định chuyển ngạch và xếp lương đối với viên chức trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi quản lý vào các ngạch theo thẩm quyền hoặc theo phân cấp, ủy quyền sau khi phương án chuyển ngạch và xếp lương đối với viên chức trợ giúp pháp lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý thực hiện chuyển ngạch và xếp lương đối với viên chức trợ giúp pháp lý;
b) Phê duyệt phương án chuyển ngạch và xếp lương đối với viên chức trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi quản lý; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình chuyển ngạch và xếp lương đối với viên chức trợ giúp pháp lý;
c) Quyết định chuyển ngạch và xếp lương đối với viên chức trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi quản lý vào các ngạch theo thẩm quyền;
d) Báo cáo kết quả chuyển ngạch và xếp lương đối với viên chức trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi quản lý kèm theo danh sách viên chức được chuyển ngạch và xếp lương, gửi Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ trước ngày 31 tháng 8 năm 2012.
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2012.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ để xem xét, giải quyết./.
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP |
Nơi nhận:
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.