BỘ
LAO ĐỘNG-BỘ NỘI VỤ-BỘ TÀI CHÍNH |
VIỆT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** |
Số: 21-TT-LB |
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 1956 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ - BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Kính gửi |
- Các Bộ, |
Trong hoàn cảnh kinh tế nước nhà đang khôi phục, trước mắt còn nhiều khó khăn, vật giá gần đây có tăng lên ở Hà nội và một số địa phương đã ảnh hưởng đến đời sống công nhân, bộ đội, cán bộ và viên chức cũng như đời sống chung của nhân dân.
Để giảm bớt khó khăn và nâng lên một phần sinh hoạt của công nhân, bộ đội, cán bộ và viên chức, Hội đồng Chính phủ đã quyết nghị:
Về công nhân, cán bộ và viên chức:
“Kể từ tháng 10 năm 1956 tăng 5% lương cơ sở 26.000đ cho cán bộ, công nhân, viên chức kháng chiến.
Riêng Hà nội, khu mỏ Hồng gai tăng 12%, Hải phòng tăng 8%.
Đồng thời Chính phủ cũng đã quyết định trích một số gạo để giúp đỡ những gia đình không có phụ cấp còn đang gặp khó khăn; nâng lương lao động các công trường theo 3 mức: 1.150đ, 1.250đ và 1.350đ một ngày; cấp phát áo rét, chăn, màn cho cán bộ, công nhân viên miền Nam còn thiếu và cho anh em truy lĩnh lương công trường kể từ ngày 01 tháng 07 năm 1955; nghiên cứu khoản phụ cấp cho cán bộ kỹ thuật, khoa học, văn hóa, nghệ thuật; xúc tiến việc hoàn thành sắp xếp cán bộ, công nhân, viên chức vào các thang lương đã ban hành.
Trên đây là những biện pháp cấp bách quy định tạm thời trong khuôn khổ chế độ tiền lương hiện nay nhằm giảm bớt khó khăn và nâng một phần sinh hoạt cho công nhân, viên chức.
Để đảm bảo thi hành có kết quả tốt các biện pháp nói trên, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các Bộ có trách nhiệm cố gắng giữ giá những thứ hàng chính thường dùng hàng ngày, quản lý chặt chẽ ngân sách, chống tham ô lãng phí, thực hành tiết kiệm.
Trong hoàn cảnh nước nhà đang phải vượt nhiều khó khăn để khôi phục kinh tế, hàn gắn những vết thương do 15 năm chiến tranh và những thiên tai liên tiếp tàn phá, những biện pháp trên đây thể hiện sự cố gắng lớn của Đảng và Chính phủ đối với cán bộ, công nhân, viên chức.
Các ngành, các cấp phải giải thích rõ cho anh chị em biết để nâng cao lòng tin tưởng của anh chị em, thấy rõ sự quan tâm của Đảng và Chính phủ mà phấn khởi sản xuất và an tâm công tác.
II. ĐỐI TƯỢNG THI HÀNH VÀ CÁCH THI HÀNH
Nguyên tắc chung là khoản lương 5%, 8% hoặc 12% chỉ tính trên cơ sở lương chính theo các bậc trong thang lương, không kể các khoản phụ cấp bản thân, như phụ cấp khu vực. Khoản phụ cấp đắt đỏ 1.000đ ấn định trong thông tư Liên bộ số 22-TT-LB ngày 27-8-1956 nay phá bỏ kể từ ngày 01-10-1956.
Các khoản phụ cấp khu vực 6%, 13%, 20% vẫn thi hành. Khoản phụ cấp 5,8% của Hà nội nay tính gọn 6%. Như vậy cộng khoản tăng lương mới ở các địa phương với phụ cấp khu vực thì lương chính sẽ được nâng lên như sau:
Khu vực 1: 5% + 20% = 25%.
Khu vực 2: 5% + 13% = 18%.
Khu vực 3: 6% + 5% = 11%.
Hà nội: 6% + 12% = 18%.
Khu mỏ Hồng gai: 12%.
Hải Phòng: 8%.
1. Đối với công nhân, nhân viên hưởng theo chế độ lương kháng chiến cũ:
a) Đối với những người đã sắp xếp vào các thang lương đã ban hành thì dựa trên mức lương của các bậc lương mà tính. Ví dụ: một nhân viên bậc 13 (thang lương 17 bậc) công tác ở khu vực 2 (13%) thì lương và phụ cấp khu vực tính như sau:
33.800đ + (33.800đ X (5 + 13%) = 39.884đ
100
b) Đối với những người mới tạm xếp hoặc chưa sắp xếp vào các thang lương hiện đang lĩnh lương theo các thang lương 18 và 25 bậc cũ có tạm ứng 5,40% ở các địa phương hoặc 50% ở Hà nội thì tạm thời vẫn tính 5%, 8%, hoặc 12% trên cơ sở lương thực lĩnh hiện tại (kể cả tạm ứng 40 hoặc 50).
Về sau khi xếp bậc chính thức nến lương mới cộng với 5%, 8%, hoặc 12% cao hơn lương thực lĩnh hiện nay sẽ được truy lĩnh số tiền chênh lệch vì tăng lương kể từ ngày 01 tháng10 năm 1956. Ví dụ: Một nhân viên ở Hà nội bậc 11 (thang lương 25 bậc cũ) đến nay còn lĩnh bằng 42c + 3c (phụ cấp đặc biệt) + 22c5 (50%) = 67c5. Tính thành tiền theo giá gạo tháng 12-1955 là 30.680đ. Nay tính thêm khoản tăng lương 12% thì thành tiền:
30.680đ + 30.680đ X 12 = 34.361đ
100
c) Đối với công nhân, nhân viên hiện đang theo học dài hạn ở các trường, cũng được tăng 5%, 8% hoặc 12% theo cách thức tính nói ở mục a và b trên đây.
d) Đối với cán bộ chủ lực cải cách ruộng đất nay điều động về cơ quan doanh nghiệp, xí nghiệp công tác, nếu chưa sắp xếp cấp bậc thì tính 5%, 8% hoặc 12% trên cơ sở mức lương tạm ứng định cho anh em khi mới về nhận công tác ở xí nghiệp hay cơ quan, mà không tính trên cơ sở cấp phí đã được hưởng trong thời gian cải cách ruộng đất. Khi sắp xếp chính thức sẽ tính lại theo cách thức ở mục b nói trên.
e) Đối với cán bộ và quân nhân phục viên chuyển ngành cũng có tăng nhưng sẽ có thông tư riêng.
g) Công nhân, cán bộ, nhân viên công tác ở các Đại sứ quán ở các nước ngoài không tăng theo tỉ lệ trên.
2. Đối với công nhân, nhân viên mới tuyển sau hòa bình và các xí nghiệp mới khôi phục đã hưởng lương theo chế độ xí nghiệp khôi phục thì cũng được tăng (sẽ bổ sung sau).
Đối với những công nhân, nhân viên kháng chiến cử làm việc trong các xí nghiệp khôi phục nói trên sẽ tính theo cách thức nói ở mục 1.
3. Đối với những công nhân, viên chức theo chế độ nguyên lương:
Đối với công nhân, nhân viên các doanh nghiệp, xí nghiệp và cơ quan đã được sắp xếp vào các thang lương, nếu lương hiện lĩnh thấp hơn lương của công nhân kháng chiến cùng một bậc đã được tăng 5%, 8% hoặc 12% cộng với phụ cấp khu vực thì được nâng lên bằng lương công nhân kháng chiến.
Ví dụ: Một công nhân theo chế độ nguyên lương ở Hà nội lương cũ là 42.000đ nay được xếp vào bậc 3 (sản nghiệp 3) thì lương và phụ cấp tính như sau:
39.780đ + 39.780đ X (12 + 6) = 46.940đ
100
Người công nhân ấy sẽ được lĩnh lương mới là 46.940đ.
Những xí nghiệp tiếp quản nào đã được Liên bộ quy định cho hưởng lương theo chế độ lương khôi phục thì sẽ tính khoản tăng lương theo cách thức nói ở mục 2.
Riêng đối với công nhân theo chế độ nguyên lương ở mỏ than Hồng gai trong khi chưa tiến hành sắp xếp kịp người nào hưởng lương từ 60.000đ trở xuống thì tạm thời cho tăng 5% trên cơ sở lương thực lĩnh hiện nay.
Những công nhân, nhân viên kháng chiến cũ làm việc trong các xí nghiệp tiếp quản kể cả Hồng gai sẽ được hưởng 5%, 8% hoặc 12% theo cách thức tính ở mục 1. Công nhân, công chức tại các cơ quan theo chế độ nguyên lương mà lương còn thấp sẽ có thông tư riêng.
4. Đối với công nhân công nhật, tạm tuyển, phụ động, hưởng lương khoán theo hợp đồng:
a) Công nhân, nhân viên hưởng lương công nhật: lấy lương tháng (không kể các khoản phụ cấp) nhưng với 5%, 8% hoặc 12% rồi chia cho 25 ngày để tính lương ngày hoặc trên cơ sở lương ngày lâu nay đã định (không kể các khoản phụ cấp khu vực, đắt đỏ) mà nhân 5%, 8% hoặc 12%.
b) Công nhân, nhân viên phụ động, tạm tuyển hưởng lương công nhật hay lương tháng đều được hưởng 5%, 8% hoặc 12% tính theo lương chính hàng ngày hay hàng tháng.
c) Đối với công nhân hưởng lương khoán và lương theo hợp đồng thì không tính 5%, 8% hoặc 12% trên lương khoán và lương hợp đồng hiện lĩnh mà sẽ căn cứ vào mức tăng lương chung xét định lại mức lương khoán hoặc lương theo hợp đồng.
d) Đối công nhân, nhân viên hưởng lương khoán hay một khoản tiền tạm ứng (như Việt kiều, nhân viên mới tuyển dụng sau ngày tiếp quản thành phố) thì không tính 5%, 8% hoặc 12% trên lương hiện lĩnh, cụ thể người nào xét mức lương còn thấp thì sẽ được nâng lên sau.
e) Công nhân lao động đã được nâng lương kể từ 01-10-1956 (Thông tư Liên Bộ Lao động, Tài chính số 16-TT-LB ngày 27-10-1956) nên không thi hành các mức tăng lương 5%, 8% hoặc 12%.
f) Học sinh ở các trường hưởng theo chế độ học bổng thì không tăng theo những tỷ lệ trên.
a) Từ nơi mức tăng lương thấp đến nơi mức tăng lương cao:
- Thời gian ở lại công tác dưới 10 ngày, không tính theo mức tăng lương ở nơi cao.
- Thời gian ở lại công tác từ 10 đến dưới 20 ngày tính bằng 1/2 tháng để hưởng mức tăng lương ở nơi cao.
- Thời gian ở lại công tác từ 20 đến 30 ngày được tính bằng 1 tháng để hưởng mức tăng lương ở nơi cao. Trên 1 tháng ở lại công tác thêm ngày nào được hưởng thêm ngày ấy.
b) Từ nơi mức tăng lương cao đén nơi mức tăng lương thấp:
- Nếu điều động đi công tác có tính chất tạm thời dưới 3 tháng thì vẫn được hưởng mức tăng lương ở nơi cao.
- Nếu điều động đi công tác từ 3 tháng trở lên thì hưởng mức tăng lương nơi thấp bắt đầu từ tháng thứ 4.
c) Trường hợp điều động đi công tác hẳn:
- Trường hợp này thì cắt ngay mức tăng lương ở nơi cũ kể từ ngày công nhân, nhân viên rời nơi đó và cho hưởng ngày mức tăng lương ở nơi mới.
Thông từ thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1956.
Đề nghị các Bộ các Ủy ban Hành chính các cấp, các ngành tích cực lãnh đạo đôn đốc các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp thi hành được nhanh và tốt.
Trong khi hướng dẫn thi hành cần chú ý:
1) Giải thích phổ biến mục đích ý nghĩa của việc tăng lương lần này, làm cho mỗi công nhân, cán bộ, nhân viên thông cảm với những khó khăn chung hiện nay, thấy rõ trong hoàn cảnh sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, nạn thất nghiệp chưa giải quyết hết, đời sống của nhân dân còn thiếu thốn, không thể tăng nhiều một làn mà chỉ có thể cải thiện dần dần. Trong việc nâng sinh hoạt của công nhân, nhân viên cũng không nên chỉ nhìn một mặt vào việc tăng lương mà cần thấy các biện pháp khác như: trợ cấp gạo cho những gia đình gặp khó khăn và những người không theo chế độ phụ cấp con, cấp phát chăn, màn, áo rét cho anh chị em miền Nam, truy lĩnh cho công nhân lao động các công trường, ngoài những biện pháp giải quyết tạm thời trước mắt, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương giải quyết một cách lâu dài và toàn diện hơn: Hội đồng Chính phủ đã giao cho các Bộ có trách nhiệm nghiên cứu một chế độ lương hợp lý hơn, có tác dụng khuyến khích sản xuất nhiều và cải thiện dần sinh hoạt của công nhân và nhân viên theo đường lối phát triển kinh tế có kế hoạch. Có như vậy mới thấy rõ sự cố gắng, chăm lo của Đảng và Chính phủ đến đời sống của công nhân, cán bộ và viên chức mà đề cao tinh thần trách nhiệm ra sức thi đua sản xuất và công tác.
2) Để nâng sinh hoạt của công nhân, cán bộ và viên chức thì việc tăng lương chưa đủ. Các thủ trưởng cơ quan và ban quản đốc xí nghiệp, công trường, nông trường phải cùng với chi bộ và công đoàn hết sức chăm nom đến việc tổ chức đời sống của công nhân, cán bộ và viên chức, lãnh đạo chi tiêu có kế hoạch, kiên quyết thực hành tiết kiệm chống tham ô lãng phí. Phải thi hành mọi biện pháp mà điều kiện hiện nay có thể làm được để tổ chức đời sống vật chất và tinh thần tại các xí nghiệp, công trường, doanh nghiệp, cơ quan được tốt.
BỘ
TRƯỞNG |
BỘ
TRƯỞNG |
K.T.
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.