BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI - BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT |
Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2013 |
HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một sổ điều của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư liên tịch này hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
Điều 2. Bảo vệ môi trường đối với các phương tiện thủy nội địa, tàu biển
1. Các phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là phương tiện), tàu biển hoạt động trên đường thủy nội địa phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường như sau:
a) Phương tiện phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngăn ngừa ô nhiễm, do phương tiện thủy nội địa;
b) Tàu biển phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu;
c) Phương tiện, tàu biển hoạt động trên đường thủy nội địa phải có thiết bị che chắn, không để rơi hàng hóa, bụi phát tán gây ô nhiễm môi trường;
d) Không đổ các chất thải ra đường thủy nội địa;
đ) Phương tiện, tàu biển phải có Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu, ô nhiễm hóa chất theo quy định của pháp luật hiện hành;
e) Phương tiện, tàu biển gây sự cố tràn dầu, chủ phương tiện, chủ tàu biển phải thực hiện việc ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, phương tiện, tàu biển chuyên dùng phải tuân thủ các quy định sau:
a) Phương tiện, tàu biển chở khách: không để hàng hóa độc hại, dễ cháy, dễ nổ chung với hành khách;
b) Phương tiện, tàu biển chở khí hóa lỏng thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép và bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường có liên quan;
c) Phương tiện thu gom, lưu giữ tạm thời, vận chuyển chất thải nguy hại phải thực hiện quy định của pháp luật hiện hành về quản lý chất thải nguy hại;
d) Phương tiện, tàu biển chở vật liệu nổ công nghiệp, hàng nguy hiểm phải có giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm và bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, hàng nguy hiểm.
3. Phương tiện, tàu biển hoạt động trong khu vực cảng, bến phải:
a) Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến về bảo vệ môi trường của phương tiện, tàu biển khi làm thủ tục vào, rời cảng, bến;
b) Không để rò rỉ, tràn, thấm, phát tán chất thải, hàng hóa ra môi trường khi phương tiện, tàu biển xếp, dỡ hàng hóa, cọ rỉ, sơn lại vỏ tàu, rửa sàn máy, làm vệ sinh hàm chứa hàng hóa độc hại, nguy hiểm;
c) Chất thải, chất gây ô nhiễm phát sinh trên phương tiện, tàu biển phải được chủ phương tiện, tàu biển thu gom, chuyển giao cho tổ chức có chức năng tiếp nhận và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 3. Bảo vệ môi trường đối với cảng, bến thủy nội địa
1. Chủ đầu tư cảng, bến thủy nội địa hoặc người thuê khai thác cảng, bến thủy nội địa (gọi tắt là chủ cảng, bến thủy nội địa) trong quá trình hoạt động phải có một trong các văn bản sau:
a) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;
c) Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường;
d) Giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;
đ) Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết về bảo vệ môi trường.
2. Trách nhiệm của chủ cảng, bến thủy nội địa
a) Thực hiện các nội dung tại một trong các văn bản theo quy định, tại khoản 1 Điều này và các quy định của pháp luật hiện hành khác về bảo vệ môi trường;
b) Tổ chức thu gom các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của cảng, bến và chất thải từ các phương tiện, tàu biển khi phương tiện, tàu biển neo đậu tại cảng, bến; phối hợp với tổ chức có chức năng chuyên môn để tiếp nhận, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành;
c) Có cán bộ thực hiện công tác bảo vệ môi trường;
d) Đối với các cảng: Chủ cảng xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Chủ cảng, bến thủy nội địa kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng ngoài việc thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn phải thực hiện:
a) Xây dựng phương án phòng chống và ứng phó sự cố từ nguồn trên bờ và từ các phương tiện, tàu biển đậu, đỗ, làm hàng tại cảng, bến, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Phương tiện, thiết bị chuyên dùng thu gom, lưu giữ tạm thời, vận chuyển chất thải nguy hại áp dụng theo quy định hiện hành về quản lý chất thải nguy hại.
Điều 4. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện
1. Chủ cơ sở phải thực hiện đầy đủ những yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch này.
2. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan đăng kiểm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của phương tiện trong quá trình đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi, nâng cấp phương tiện, kể cả việc chế tạo, lắp đặt kết cấu và các trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm của phương tiện.
3. Thu gom, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sửa chữa, phục hồi, đóng mới phương tiện, tàu biển đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi thải ra môi trường hoặc phối hợp với tổ chức có chức năng chuyên môn để tiếp nhận, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Trong quá trình hoạt động phải bảo đảm tiếng ồn, độ rung nằm trong giới hạn của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và độ rung.
5. Có cán bộ thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
Tổ chức thực hiện công tác quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Chủ dự án các công trình xây dựng, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa căn cứ vào nội dung, quy mô của dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trong giai đoạn thi công và vận hành dự án, chủ dự án hoặc đơn vị quản lý, khai thác công trình thuộc dự án có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng các nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt hoặc Cam kết bảo vệ môi trường được chấp nhận;
b) Thu gom chất thải, phối hợp với tổ chức có chức năng chuyên môn để xử lý chất thải theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 7. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung của Thông tư liên tịch này.
2. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
3. Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
4. Tổ chức tập huấn, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên trong các đơn vị quản lý thuộc lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
5. Nghiên cứu thí điểm, nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường tại các cơ sở hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
Điều 8. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành: theo thẩm quyền cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật về quản lý và bảo vệ môi trường đối với hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải rà soát, tổng hợp danh mục và biện pháp xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thanh tra, kiểm tra công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong các cơ sở hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
4. Tổng hợp kế hoạch và dự kiến kinh phí sự nghiệp môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo:
1. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ môi trường và xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường tại các cơ sở hoạt động giao thông đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý; tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên về bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải hướng dẫn về công tác bảo vệ môi trường cho các cơ sở hoạt động giao thông đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý; hàng năm tổng hợp danh mục các cơ sở cần hỗ trợ kinh phí bảo vệ môi trường từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; thanh tra, kiểm tra, giám sát, thống kê, đánh giá định kỳ hàng năm để có biện pháp kịp thời giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông đường thủy nội địa
1. Thực hiện việc bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư liên tịch này.
2. Phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu và khắc phục hậu quả môi trường do cơ sở hoạt động giao thông đường thủy nội địa gây ra.
3. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
4. Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, về bảo vệ môi trường.
5. Thực hiện các quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2013.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét sửa đổi, bổ sung./.
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.