BỘ
KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ - BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2004/TTLT-BLĐTBXH-BKH |
Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2004 |
HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC DẠY NGHỀ
Căn cứ Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 06
tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh
vực khám, chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học;
Căn cứ Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm2001 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Bộ Luật Lao động và Luật Giáodục về dạy nghề;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện
một số quy định về đầu tư nước ngoài tronglĩnh vực dạy nghề như sau:
2. Các hoạt động sau đây không thuộc phạm vi áp dụng của Thông tư này:
a. Hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực đào tạo nghề không vì mục đích lợi nhuận;
b. Hoạt động đào tạo nghề phục vụ cho nhu cầu nội bộcủa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
II. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ DẠY NGHỀ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI:
1. Đối tượng tham gia hợp tác đầu tư trong lĩnh vực dạy nghề:
a. Cơ sở dạy nghề và các cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân;
b. Doanh nghiệp Việt Nam gồm:
- Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước;
- Hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
- Doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
- Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp;
c. Nhà đầu tư nước ngoài;
d. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
e. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
2. Các lĩnh vực khuyến khích đầu tư:
Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích thành lập trong các lĩnh vực, ngành, nghề đòi hỏi công nghệ vàkỹ thuật cao như: công nghệ thông tin, viễn thông, cơ khí chính xác, cơ-điện tử, điện-điện tử, hàng không, hoá dầu, vật liệu mới, công nghệ sinhhọc.và các nghề phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, pháttriển nông thôn, miền núi và xuất khẩu lao động.
Các đối tượng nêu tại Điểm 1 Mục II Thông tư này được đầu tư vào lĩnh vực dạy nghề theo một trong các hình thức sau:
a. Thành lập Trường dạy nghề, Trung tâm dạy nghề theo hình thức Doanh nghiệp liên doanh;
b. Thành lập Trường dạy nghề, Trung tâm dạy nghề theo hình thức Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;
c. Hợp tác dạy nghề trên cơ sở Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa một Bên hoặc nhiều Bên là cơ sở dạy nghề n ước ngoài với mộtBên hoặc nhiều Bên là cơ sở dạy nghề trong nước.
(Sau đây gọi chung là Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài)
4. Tên gọi, cơ cấu tổ chức của Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài:
4.1. Trường dạy nghề:
a. Trường dạy nghề là cơ sở dạy nghề có đủ điều kiện để đào tạo nghề dài hạn (từ 01 năm đến 03 năm), đào tạo nghề ngắnhạn (dưới 01 năm) và bồi dưỡng n âng cao trình độ nghề.
b. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường dạy nghề gồm:
- Hiệu trưởng, một số Phó Hiệu trưởng, các Hội đồng tư vấn;
- Phòng Đào tạo, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác, các khoa, tổ bộ môn trực thuộc;
- Các lớp học sinh;
- Các bộ phận phục vụ dạy nghề.
4.2. Trung tâm dạy nghề:
a. Trung tâm dạy nghề là cơ sở dạy nghề có đủ điều kiện đào tạo nghề ngắn hạn (dưới 01 năm), bổ túc và bồi dưỡng nghề.
b. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm dạy nghề gồm:
- Giám đốc, một số Phó Giám đốc;
- Các bộ phận chuyên môn gồm: bộ phận đào tạo, tổ chức, hành chính, kế toán, bộ phận quản lý thiết bị. Các bộ phận trên có thể được tổ chức thành phòng, ban, tổ hay do cá nhân đảm nhiệm tuỳ thuộc vào quy mô đào tạo của Trung tâm dạy nghề và do Giám đốc Trung tâm dạynghề quyết định;
- Các lớp học sinh.
4.3. Hiệu trưởng Trường dạy nghề, Giám đốc Trung tâm dạy nghề chịu trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động đào tạocủa Cơ sở dạy nghề.
4.4. Trường dạy nghề, Trung tâm dạy nghề được đặt tên theo nguyên tắc sau :
- Mở đầu tên Cơ sở dạy nghề phải ghi rõ "Trường dạy nghề" hoặc "Trung tâm dạy nghề" và tiếp đó là lĩnh vực đào tạo hoặc tên riêng.
- Ngoài tên bằng tiếng Việt nói trên, cơ sở dạy nghề còn có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng nước ngoài thông dụng..- Trường hợp cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do một cơ sởgiáo dục hoặc đào tạo nghề nước ngoài thành lập thì có thể lấy tên cơ sở đã có ở nước ngoài để đặt tên cho cơ sở thành lập tại Việt Nam, nhưng phải thêm từ "Việt Nam" vào cuối tên của cơ sở.
4.5. Tổ chức bộ máy để thực hiện hoạt động dạy nghề theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định như sau:
a. Các Bên Hợp doanh có thể thành lập Ban điều phối để quản lý, điều hành hoạt động dạy nghề phù hợp với quy định tại Điều 8Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt làNghị định 24/2000/NĐ-CP). Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban điều phối do các Bên Hợp doanh thoả thuận.
b. Trường hợp các Bên Hợp doanh không thành lập Ban Điều phối thì việc quản lý, điều hành hoạt động đào tạo nghề do một trong các Bên của Hợp doanh có trụ sở tại Việt Nam đảm nhiệm và phải đượcghi trong Hợp đồng.
c. Cấp trình độ đào tạo nghề trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh không được cao hơn cấp trình độ đào tạo nghề cao nhất của Cơsở dạy nghề trong Hợp doanh đang đào tạo. Người có thẩm quyền cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề cho người học nghề do các Bên Hợp doanh thoả thuận trong hợp đồng và thực hiện theo quy định tại điểm 4 Mục V Thông tư này.
5. Điều kiện thành lập Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tưnước ngoài:
Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài phải có đủ các điều kiện sau:
5.1. Có dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề đã được cấp có th ẩm quyền duyệt. Trong trường hợp quyhoạch mạng lưới chưa được bổ sung kịp thời mà dự án thực sự cần thiết thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầutư xem xét từng trường hợp cụ thể;
5.2. Có mục tiêu, chương trình, nội dung và quy mô đào tạo phù hợp với định hướng phát triển giáo dục và trình độ đào tạotương ứng;
5.3. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phù hợp với mục tiêu, quy mô và trình độđào tạo;
5.4. Có địa điểm ổn định trong thời gian thực hiện dự án.
6. Hồ sơ, thủ tục thành lập Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài:
6.1. Hồ sơ:
Hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư thành lập Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài được lập theo quy định tại Điều 107 Nghị định 24/2000/NĐ -CP và Điều 6 Thông tư số 12/2000/TT-BKH ngày 15 tháng 9 năm 2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thông tư 12/2000/TT-BKH). Giải trình kinh tế- kỹ thuật của dự án thành lập Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài phải bao gồm những nội dung sau:
a. Tên Cơ sở dạy nghề;
b. Nhu cầu mở Cơ sở dạy nghề và khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Cơ sở;
c. Mục tiêu, quy mô, chương trình và thời gian đào tạo của từng nghề;
d. Tư cách pháp lý và khả năng tài chính của Nhà đầu tư;
e. Dự kiến về cơ cấu tổ chức bộ máy của Cơ sở dạy nghề; kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên;
f. Địa điểm đào tạo (có văn bản chứng minh quyền sử dụng trong thời gian thực hiện dự án);
g. Quy định về học phí và các khoản đóng góp;
h. Dự kiến văn bằng chứng chỉ do Cơ sở cấp cho người học nghề.
6.2. Thủ tục:
Thủ tục thành lập Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 107 Nghị định 24/2000/NĐ-CPvà Điều 7 Thông tư 12/2000/TT-BKH.
7. Nội dung, quy trình thẩm định và thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư:
7.1. Nội dung, quy trình thẩm định dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại các Điều108, 109 Nghị định 24/2000/NĐ-CP và các Điều9, 10, 11, 12 và 13 Thông tư 12/2000/TT-BKH.
7.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định và xem xét cấp Giấy phép đầu tư cho dự án theo thẩm quyền sau khi có ý kiến bằngvăn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, của các Bộ, ngành, Uỷ bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan.
7.3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho ý kiến về mức độ phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch; về mục tiêu, nội dung,chương trình đào tạo, về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của Cơ sở dạy nghề và các vấnđề khác quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 14 Thông tư 12/2000/TT-BKH.
III. ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ:
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề:
1.1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền cho Tổng cục Dạy nghề cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề cho Cơsở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài, trừ các Cơ sở dạy nghề quy định tại Điểm 1.2 Mục này (Mẫu số 1 kèm theo Thông tư).
1.2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền cho Giám đốc Sở Lao động Thương binh và xã hội một số tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có chứcnăng dạy nghề ngắn hạn thuộc địa bàn quản lý.
1.3. Trong thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư, Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài phải đăng ký hoạt động dạy nghề tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điểm1.1 và 1.2 Mục này.
2. Nội dung đăng ký hoạt động dạy nghề:
2.1. Tên Cơ sở dạy nghề và người đại diện hợp pháp của cơ sở;
2.2. Tên các nghề đào tạo, mục tiêu, quy mô và thời gian đào tạo;
2.3. Nội dung chương trình, giáo trình đào tạo;
2.4. Đối tượng đào tạo và quy định về tuyển sinh;
2.5. Quy định về học phí;
2.6. Văn bằng, chứng chỉ do Cơ sở dạy nghề cấp;
2.7. Danh sách cán bộ quản lý đào tạo chủ chốt và giáo viên cơ hữu.
Trường hợp Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đào tạo người nước ngoài thì chỉ cần đăng ký nội dung, ch ươngtrình đào tạo.
3. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề.
3.1. Hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề gồm:
a. Công văn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề do người đại diện theo pháp luật của Cơ sở dạy nghề ký, đóng dấu (Mẫu số 2 kèm theo Thông tư);
b. Quy chế tổ chức hoạt động của Cơ sở dạy nghề;
c. Bản sao có công chứng Giấy phép đầu tư;
d. Danh sách cán bộ quản lý đào tạo chủ chốt, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường dạy nghề (hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm dạy nghề), trưởng các Phòng, Ban, Khoa (nếu có), đội ngũ giáo viên cơ hữu kèm theo bản sao có công chứng các văn bằng chứng chỉ chuyên môn, sư phạm, hợp đồng lao động của cán bộ, giáo viên nói trên.
e. Giấy tờ chứng minh có địa điểm đào tạo ổn định;
Các hồ sơ, tài liệu nêu tại điểm này được làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng. Đối với những bản sao phải dịch ra tiếng Việt và có công chứng.
3.2. Quy chế tổ chức hoạt động của Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài là văn bản quy định cụ thể hoạt động dạy nghề đã th oả thuận tại Hợp đồng liên doanh, Điều lệ doanh nghiệp liên doanh hoặc Điều lệ doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Quy chế hoạt động của Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài gồm những nội dung sau:
- Nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của Cơ sở dạy nghề.
- Nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên, cán bộ nhân viên, học sinh trong cơ sở dạy nghề;
- Cơ cấu, tổ chức bộ máy quản lý hoạt động dạy nghề;
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ của Hiệu trưởng Trường dạy nghề, Giám đốc Trung tâm dạy nghề và Hội đồng quản trị hoặc Chủ đầu tư trong công tác quản lý đào tạo;
- Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường dạy nghề, Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm dạy nghề.
3.3. Thủ tục:
a. Hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề được lập thành 04 bộ, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc gửi cho cơ quan cấp Giấy chứng nhậnđăng ký hoạt động dạy nghề.
b. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải hoàn th ành việc cấp Giấy chứngnhận đăng ký hoạt động dạy nghề cho Cơ sở dạy nghề. Thời hạn trên đây không kể thời gian Cơ sở dạy nghề sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hoạtđộng dạy nghề. Mọi yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đối với Cơ sở dạy nghề về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề được thực hiện bằng văn bản trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề, cơ quan có thẩm quyền phải nêu rõ lý do và thông báo cho Cơ sở dạy nghề. Quáthời hạn nêu trên mà không nhận được ý kiến từ chối của cơ quan có thẩm quyền, Cơ sở dạy nghề được quyền tuyển sinh theo hồ sơ đã đăng ký.
4. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề:
4.1. Cơ sở dạy nghề có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động đào tạo nghề phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo.
4.2. Cán bộ lãnh đạo của cơ sở dạy nghề có trình độ và kinh nghiệm trong công tác quản lý đào tạo:.a. Hiệu trưởng Trường dạynghề, Giám đốc Trung tâm dạy nghề là người có năng lực tổ chức quản lý, am hiểu về công tác giáo dục và đào tạo, đã trải qua công tác quản lýđào tạo hoặc trực tiếp giảng dạy ít nhất 05 năm tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
b. Hiệu trưởng Trường dạy nghề có trình độ đại học một ngành chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ đào tạo của Trường;
c. Giám đốc Trung tâm dạy nghề có bằng tốt nghiệp cao đẳng kỹ thuật hoặc nghiệp vụ trở lên và có chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ đào tạo của Trung tâm.
4.3. Có đội ngũ giáo viên dạy nghề đảm bảo trình độ, số lượng và cơ cấu:
a. Giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 67 Luật Giáo dục và Điều 11, 20 của Nghị định 02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục (sau đây gọi tắt là Nghị định 02/2001/NĐ-CP).
b. Bảo đảm các môn học đều có giáo viên chuyên ngành tương ứng;
c. Bảo đảm lớp học lý thuyết không quá 35 học sinh/1 giáo viên và lớp học thực hành không quá 18 học sinh/1 giáo viên.
4.4. Có cơ sở vật chất, kỹ thuật và các điều kiện phục vụ cho giảng dạy, học tập và thực tập nghề (máy móc, thiết bị - kỹthuật, giảng đường, cơ sở thực hành…) bảo đảm dạy nghề đạt trình độ, kỹ năng nghề theo mục tiêu và quy mô đào tạo đã đăng ký; bảo đảm các điều kiện an toàn vệ sinh lao động cho người học, gồm:
a. Có trường sở ổn định, đảm bảo phục vụ cho việc đào tạo trong thời gian hoạt động của dự án;
b. Có đủ các phòng học, nhà xưởng phù hợp với quy mô và các nghề đào tạo đã đăng ký;
c. Có văn phòng của Ban giám hiệu, phòng giáo viên, thư viện, phòng đọc, khu văn hoá, thể thao bảo đảm yêu cầu đào tạo;
d. Công nghệ, thiết bị, máy móc, phương tiện của Cơ sở dạy nghề phải là sản phẩm mới và tiên tiến;
4.5. Có nội dung, ch ương trình và giáo trình đào tạo phù hợp với mục tiêu dạy nghề và không trái với quy định của Luật Giáo dục và các quy định khác có liên quan.
5. Điều chỉnh Giấy phép đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề:
5.1. Điều chỉnh Giấy phép đầu tư:
Trong quá trình hoạt động, Cơ sở dạy nghề có thể đề nghị điều chỉnh Giấy phép đầu tư.
Việc điều chỉnh Giấy phép đầu tư được thực hiện theo quy định tại Điều 111, Nghị định 24/2000/NĐ-CP.
5.2. Sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề:
- Nếu việc điều chỉnh Giấy phép đầu tư liên quan tới các nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề thì sau khiđược điều chỉnh Giấy phép đầu tư, Cơ sở dạy nghề phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề.
- Cơ sở dạy nghề điều chỉnh, bổ sung, thay đổi nghề đào tạo phải có đủ điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên, chương trình,giáo trình phù hợp với các nghề xin bổ sung, thay đổi và phải đăng ký bổ sung, thay đổi với cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề (Mẫu số 3 kèm theo Thông tư)..- Sau thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề của Cơ sở dạy nghề, cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký điều chỉnh hoạt động dạy nghề (Mẫu số 4 kèm theo Thông tư).
6. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề:
6.1. Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài phải xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề trong các trường hợp sau:
a. Tổ chức lại theo quy định tại Điều 31 Nghị định 24/2000/NĐ-CP và Khoản 6 Điều 1 Nghị định 27/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2000/NĐ -CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 27/2003/NĐ-CP);
b. Sau thời gian bị tạm thời đình chỉ do bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề.
6.2. Hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề gồm:
a. Công văn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề, trong đó nêu rõ lý do xin cấp lại (Mẫu số 5 kèm theo Thông tư);
b. Trường hợp xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề do bị đình chỉ hoạt động phải có báo cáo giải trình việc khắc phục nguyên nhân dẫn đến bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề.
Hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề được lập thành 04 bộ, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc, gửi Cơ quancó thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề. Thời hạn xem xét việc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề thực hiệntheo quy định tại điểm 5.2 Mục III Thông tư này.
Cơ sở dạy nghề phải ký và thực hiện hợp đồng học nghề theo quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31 và 32 Nghị định 02/2001/NĐ-CP(Mẫu số 6 kèm theo Thông tư).
V. Đăng ký văn bằng, chứng chỉ nghề:
2. Ngôn ngữ ghi tại Bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, Chứng chỉ nghề được quy định như sau:
a. Trường hợp Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng nguyên mẫu bằng nghề, chứng chỉ nghề đã sử dụng ở nước ngoài thì mẫu đăng ký phải dịch ra tiếng Việt kèm theo bản sao có công chứng.
b. Trường hợp mẫu bằng nghề, chứng chỉ nghề chỉ đăng ký sử dụng tại Việt Nam thì bằng nghề, chứng chỉ nghề phải ghi bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng.
4. Hiệu trưởng Trường dạy nghề cấp Bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, Chứng chỉ nghề.
Giám đốc Trung tâm dạy nghề cấp Chứng chỉ nghề. Bằng nghề, Chứng chỉ nghề phải đóng dấu của Cơ sở dạy nghề.
5. Học sinh được cấp Bằng nghề, Chứng chỉ nghề chậm nhất 20 ngày sau khi tốt nghiệp khoá học.
VI. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm:
1.1. Kiểm tra toàn diện định kỳ hoặc đột xuất thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 3 và 4 Điều 60 Thông tư 12/2000/TT -BKH.
1.2. Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành - định kỳ:
- Tổng cục Dạy nghề, Sở Lao động Thương binh và xã hội địa ph ương thực hiện việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về dạy nghề nhằmđánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền.
- Kế hoạch và nội dung thanh tra, kiểm tra chuyên ngành docơ quan quản lý chuyên ngành lập và thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư(đối với các đợt thanh tra, kiểm tra do Tổng cục Dạy nghề tổ chức) hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các đợt thanh tra, kiểm tra do các Sở Lao động Thương binh và xã hội địa ph ương tổ chức) ít nhất 15 ngày trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra.
- Cơ quan chủ trì thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thông báo kế hoạch cho Cơ sở dạy nghề ít nhất 07 ngày làm việc trước khi tiếnhành thanh tra, kiểm tra.
- Trong quá trình thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, Đoàn Thanh tra hoặc Đoàn kiểm tra có quyền yêu cầu Cơ sở dạy nghề cung cấp tài liệu cần thiết cho việc thanh tra, kiểm tra; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi kết thúc thanh tra, kiểm tra, cơ quan chủ trì thanh tra, kiểm tra thông báo kết luận đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan để phối hợp quản lý.
1.3. Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành - đột xuất:
Khi Cơ sở dạy nghề có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc khi có vụ việc phát sinh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạynghề, Sở Lao động Thương binh và xã hội phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất và thống nhất biện pháp xử lý. Việc thanh tra, kiểm tra đột xuất thực hiện theo các thủ tục do pháp luật quy định.
2. Phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh:
2.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối giải quyếtcác vấn đề vướng mắc phát sinh tron g quá trình triển khai dự án của cácCơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
2.2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động tổchức làm việc với các cơ quan liên quan để phối hợp giải quyết các vấn đềphát sinh về dạy nghề và thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3.1. Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài, cácBên hợp doanh vi phạm các quy định của Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhậnđăng ký hoạt động dạy nghề, các quy định của pháp luật về giáo dục, LuậtĐầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định có liên quan của pháp luậtViệt Nam hoặc không đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại điểm 4,Mục III, Thông tư này thì tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử lý theo các hìnhthức sau đây:
a. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định của phápluật Việt Nam;
b. Tạm thời đình chỉ một số hoạt động liên quan;
c. Tạm thời đình chỉ hoạt động và thu hồi Giấy chứngnhận đăng ký hoạt động dạy nghề;
d. Thu hồi Giấy phép đầu tư.
3.2. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về dạynghề của Cơ sở dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề chủ trì phối hợp với các cơquan liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra, kết luận. Căn cứ vào kiến nghị của Đoàn thanh tra hoặc Đoàn kiểm tra và ý kiến các cơ quan, đơn vị liênquan, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
3.3. Một số quy định về xử lý việc đình chỉ hoạt động:
a. Trong Quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động của Cơ sở dạy nghề phải nêu rõ nguyên nhân đình chỉ, thời gian đình chỉ;những vấn đề phải khắc phục; biện pháp bảo vệ quyền lợi của giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh học nghề, cách thức cho phép hoạt động lại.
b. Sau khi hết thời hạn đình chỉ hoạt động, khắc phục các sai phạm, cơ sở dạy nghề gửi hồ sơ báo cáo cơ quan ra quyết định đìnhchỉ đề nghị xem xét cho phép hoạt động lại.
c. Quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động, quyết định cho phép hoạt động lại được thông báo cho Cơ sở dạy nghề, Bộ Kếhoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan để phối hợp quản lý.
d. Việc chấm dứt hoạt động của Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện sau khi bảo đảm giải quyết chế độ,chính sách đối với cán bộ, nhân viên, trách nhiệm vật chất hoặc quyền lợi tiếp tục học nghề của học viên. Trình tự chấm dứt hoạt động, than h lý,giải thể thực hiện theo quy định tại điều 37 Nghị định 24/2000/NĐ-CP.
e. Đối với khoá học cuối cùng trước khi Giấy phép đầutư hết hạn, Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài phải bố trí chươngtrình học nghề kết thúc trước khi Giấy phép đầu tư hết hiệu lực để bảođảm quyền lợi của học sinh.
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Tên cơ quan cấp giấy chứng |
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
Nhận đăng ký hoạt động |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Dạy nghề |
------- |
Số ……/GCN-… |
……, ngày… tháng… năm 200 … |
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
- Căn cứ Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 6 tháng 3 năm2000 của Chính phủ về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vựckhám, chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học; Nghị định02/2001/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhBộ luật Lao động và Luật Giáo dục;
- Căn cứ Thông tư Liên tịch số ……/2004/TTLT-LĐTBXH-BKHcủa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướngdẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề;
- Xét đề nghị của …… (tên Cơ sở dạynghề có vốn đầu tư nước ngoài) về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạtđộng dạy nghề tại công văn số …… ngày … tháng…năm…… và hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề gửi kèm,
Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (hoặc Sở LĐ-TB-XH) cấp Giấy chứng nhận hoạt động dạynghề cho:
Cơ sở dạy nghề:…… (ghi tên đầy đủ vàtên giao dịch của Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài theo quy địnhtại Thông tư Liên tịch số……/2004/TTLT-LĐTBXH-BKH).
Giấy ph ép đầu tư số……/GP do ………cấp ngày …/…/200…
Các nội dung đã đăng ký:
1. Người đại diện của Cơ sở dạy nghề (Hiệutrưởng/Giám đốc trung tâm)
- Họ và tên: - Chức danh đăng ký:
- Ngày tháng năm sinh: - Quốc tịch:
- Số CMT (số hộ chiếu):
2. Địa điểm trụ sở chính đặt tại:………,Chi nhánh đặt tại……… (nếu có)
3. Các nghề đào tạo:
4. Mục tiêu, chương trình đào tạo:
5. Quy mô đào tạo:
- Dài hạn:
- Ngắn hạn:
6. Đối tượng và địa bàn tuyển sinh:
7. Mẫu văn bằng, chứng chỉ (mô tả những đặc điểmchính của văn bằng chứng chỉ đã đăng ký).
8. Các quy định khác (nếu có):
|
Tổng cục trưởng |
|
tổng cục dạy nghề |
|
(hoặc Giám đốc Sở Lao động - |
|
Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố |
|
trực thuộc Trung ương ) |
|
(ký tên, đóng dấu) |
Tên cơ sở dạy nghề |
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
Có vốn đầu tư nước ngoài |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số ……/… |
……, ngày… tháng… năm 200 … |
Kính gửi: |
- Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) |
- Căn cứ Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 6 tháng 3 năm2000 của Chính phủ về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vựckhám, chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học; Nghị định02/2001/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhBộ luật Lao động và Luật Giáo dục;
- Căn cứ Thông tư Liên tịch số ……/2004/TTLT-LĐTBXH-BKHcủa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướngdẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề;
Cơ sở dạy nghề …… (ghi đầy đủ tên Cơsở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài) đăng ký hoạt động dạy nghề vớicác nội dung sau:
1. Tên cơ sở dạy nghề:……
Giấy ph ép đầu tư số…… do ………cấp ngày … tháng … năm 200…
2. Người đại diện của Cơ sở dạy nghề:
- Họ và tên: - Chức danh:
- Ngày, tháng , năm sinh:
- Quốc tịch:
- Số CMT (số hộ chiếu):
3. Địa điểm trụ sở chính đặt tại:………,
Chi nhánh đặt tại………
4. Các nghề đào tạo:
5. Mục tiêu, chương trình đào tạo:
6. Quy mô đào tạo:
- Dài hạn:
- Ngắn hạn:
7. Đối tượng và địa bàn tuyển sinh:
8. Mẫu văn bằng, chứng chỉ (mô tả những đặc điểmchính của văn bằng chứng chỉ và gửi kèm theo 1 bản mẫu ).
9. Danh mục hồ sơ gửi kèm:
Đề nghị Quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạtđộng dạy nghề cho Cơ sở dạy nghề… (ghi rõ tên Cơ sở).
|
Đại diện Cơ sở dạy nghề |
|
(ký tên, đóng dấu) |
Tên Cơ sở dạy nghề |
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
|
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số ……/CV… |
……, ngày… tháng… năm 200 … |
ĐĂNG KÝ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
Kính gửi: |
- Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (hoặc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) |
1. Tên cơ sở dạy nghề:……
Giấy phép đầu tư số…… do ………cấp ngày … tháng … năm 200…
2. Người đại diện của Cơ sở dạy nghề (Hiệutrưởng/Giám đốc):
(Thiết kế tương tự như Mẫu 02)
- Họ và tên: - Chức danh:
- Ngày tháng năm sinh: - Quốc tịch:
- Số CMT (số hộ chiếu):
3. Địa điểm trụ sở chính đặt tại:………,Chi nhánh đặt tại………
4. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số……do…… (ghi tên cơ quan) cấp ngày… tháng… năm200…
5. Các n ghề đào tạo đã đăng ký:
6. Các nghề đào tạo đăng ký bổ sung, thay đổi:
7. Lý do bổ sung, thay đổi;
8. Mục tiêu, chương trình đào tạo các nghề mới bổsung:
9. Quy mô đào tạo:
- Dài hạn:
- Ngắn hạn:
10. Đối tượng và địa bàn tuyển sinh:
11. Nội dung điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung khác (nếucó):
12. Danh mục hồ sơ gửi kèm:
Đề nghị Quý cơ quan xem xét điều chỉnh hoạt động dạynghề cho Cơ sở.
|
Đại diện Cơ sở dạy nghề |
|
(ký tên, đóng dấu) |
Tên cơ quan cấp giấy |
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
chứng nhận đăng điều chỉnh |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Hoạt động Dạy nghề |
--------- |
Số ……/GCNĐC… |
……, ngày… tháng… năm 200 … |
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
- Căn cứ Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 6 tháng 3 năm2000 của Chính phủ về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vựckhám, chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học; Nghị định 02/2001/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhBộ luật Lao động và Luật Giáo dục;
- Căn cứ Thông tư Liên tịch số ……/2004/TTLT-LĐTBXH-BKH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướngdẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề;
- Xét đề nghị của …… (tên Cơ sở dạynghề có vốn đầu tư nước ngoài) về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạtđộng dạy nghề tại công văn số …… ngày … tháng…năm…… và hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề gửi kèm,
(Tên Cơ quan cấp Giấy chứng nhận điều chỉnh hoạt động dạy nghề) cấp Giấy chứng nhận điều chỉnh hoạt động dạy nghề cho:
Cơ sở dạy nghề:…… (ghi tên đầy đủ vàtên giao dịch của Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài theo quy địnhtại Thông tư Liên tịch số……/2004/TTLT-LĐTBXH-BKH).
Thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư số……/GPdo ……… cấp ngày …/…/200… và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số…… do…… cấpngày …/…/200…
Các nội dung đã đăng ký điều chỉnh như sau:
1. Người đại diện của Cơ sở dạy nghề (Hiệu trưởng/Giám đốc trung tâm)
(Thiết kế tương tự Mẫu 02)
- Họ và tên: - Chức danh đăng ký:
- Ngày tháng năm sinh: - Quốc tịch:
- Số CMT (số hộ chiếu):
2. Địa điểm trụ sở chính đặt tại:………,
Chi nhánh đặt tại……… (nếu có)
3. Các nghề đào tạo đã điều chỉnh :
4. Mục tiêu, chương trình đào tạo:
5. Quy mô đào tạo:
- Dài hạn:
- Ngắn hạn:
6. Đối tượng và địa bàn tuyển sinh:
7. Một số quy định khác (nếu có):
|
Tổng cục trưởng |
|
tổng cục dạy nghề |
|
(hoặc Giám đốc Sở Lao động - |
|
Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố |
|
trực thuộc Trung ương ) |
|
(ký tên, đóng dấu) |
Tên Cơ sở dạy nghề |
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
|
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số ……/CV |
------------ |
|
……, ngày… tháng… năm 200 … |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
Kính gửi: |
- Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (hoặc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) |
1. Tên cơ sở dạy nghề:……
Giấy phép đầu tư số…… do ………cấp ngày … tháng … năm 200…
2. Người đại diện của Cơ sở dạy nghề (Hiệu trưởng/Giám đốc):
(Thiết kế tương tự Mẫu 02)
- Họ và tên: - Chức danh:
- Ngày tháng năm sinh:
- Quốc tịch:
- Số CMT (số hộ chiếu):
3. Địa điểm trụ sở chính đặt tại:………
4. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số……do…… (ghi tên cơ quan) cấp ngày… tháng… năm200… với các nội dung sau:
- Các nghề đào tạo:
- Mục tiêu, chương trình đào tạo:
- Quy mô đào tạo:
+ Dài hạn:
+ Ngắn hạn:
- Đối tượng và địa bàn tuyển sinh:
5. Lý do xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề:
6. Danh mục các tài liệu kèm theo:
Đề nghị Quý cơ quan xét cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề cho Cơ sở.
|
Đại diện Cơ sở dạy nghề |
|
(ký tên, đóng dấu) |
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………, ngày… tháng…năm 200 …
Căn cứ Thông tư Liên tịch số ……/2004/TTLT-BLĐTBXH-BKH ngày… tháng … năm 2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hoạt động đào tạo nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề;
- Căn cứ nhu cầu học nghề và khả năng dạy nghề,
Chúng tôi gồm:
Bên A: Cơ sở dạy nghề…… (tên trường, trung tâm)………
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số……do…… cấp ngày… tháng … năm 200…
Do ông (bà):................................................................ .........................................................
Chức
Địa chỉ, điện thoại:..............................................................................................................
làm đại diện
Bên B: người học nghề(**):................................................................................................
Họ và tên:...........................................................................................................................
- Ngày, tháng, năm sinh:................................................................ ................................ .....
Quê quán:............................................................................................................................
Hộ khẩu thường trú tại:........................................................................................................
Số CM
Thoả thuận cam kết hợp đồng với các điều khoản sau:
Điều 1.
1. Bên A nhận dạy (bổ túc, bồi dưỡng nghề) cho bên B các nghề sau:
2. Thời gian đào tạo (có thể tính theo số giờ, ngày, tuần hay tháng do 2 bên thoả thuận):
- Lý thuyết:
- Thực hành:
3. Trình độ người học nghề đạt được sau khi tốt nghiệp (nêu tóm tắt mục tiêu đào tạo):
4. Học sinh được thực tập trên máy (thiết bị):
5. Địa điểm học và thực hành:
6. Khả năng sắp xếp việc làm sau khi tốt nghiệp (nếu có)
Điều 2:
1. Bên B có trách nhiệm học tập, rèn luyện và thực hiện đầy đủ các quy định đối với một học sinh học nghề theo quy định của phápluật Việt Nam về dạy nghề.
2. Học phí và các khoản đóng góp:
Điều 3.
Việc xử lý các thay đổi (nếu có) và trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất (do hai bên thoả thuận nhưng không trái với cácquy định tại Điều 32 Nghị định 02/2001/NĐ-CP):
Điều 4.
Hợp đồng này làm thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản và có hiệu lực đến ngày … tháng… năm200 …
Đại diện Cơ sở dạy nghề |
|
Người học nghề ( 1 ) |
(Ký tên, đóng dấu) |
|
(Ký tên) |
---
(**) Trường hợp Bên B là người sử dụng lao động hoặcđại diện cho nhiều người học nghề thì ghi tên người đại diện hợp pháp.
1 Trường hợp Bên B là người sử dụng lao động hoặc đại diện cho nhiều người họcnghề thì người đại diện hợp pháp ký tên, đóng dấu và kèm theo danh sách người học nghề
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.