BỘ CÔNG NGHIỆP-BAN
VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2001/TTLT-BCN-BVGCP |
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2001 |
HƯỚNG DẪN MUA, BÁN CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG
Căn cứ Điều 32 Nghị định số 45/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động điện lực và sử dụng điện;
Để bảo đảm việc cung cấp, sử dụng điện tin cậy, an toàn và hiệu quả, Bộ Công nghiệp-Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn việc mua, bán công suất phản kháng như sau:
1. Bên mua điện khi sử dụng điện vào mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công suất sử dụng từ 80 kW hoặc máy biến áp có dung lượng từ 100 kVA trở lên và có hệ số công suất (cosj) < 0,85 phải mua công suất phản kháng.
Bên bán điện có trách nhiệm đảm bảo chất lượng điện theo quy định tại Nghị định 45/2001/NĐ-CP. Bên mua điện có trách nhiệm đảm bảo hệ số công suất (cosj) ³ 0,85. Trường hợp bên bán điện không đảm bảo chất lượng điện theo quy định tại Nghị định số 45/2001/NĐ-CP và thỏa thuận trong hợp đồng, bên mua điện không phải mua công suất phản kháng khi hệ số công suất (cosj) < 0,85.
2. Trong Thông tư này các khái niệm dưới đây được hiểu như sau:
- Công suất phản kháng là một thành phần tham gia vào các quá trình từ hóa các thiết bị điện và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng điện năng. Bên bán điện có trách nhiệm tạo phương thức vận hành tối ưu, cân bằng công suất phản kháng trên toàn hệ thống điện để đảm bảo chất lượng điện năng theo quy định đồng thời bên mua điện cũng có trách nhiệm đảm bảo hệ số công suất (cosj) ³ 0,85.
- Tiền mua công suất phản kháng là số tiền bên mua điện phải trả cho bên bán điện để bù đắp các khoản chi phí mà bên bán điện phải đầu tư theo nguồn công suất phản kháng hoặc thay đổi phương thức vận hành lưới điện do bên mua điện sử dụng quá lượng công suất phản kháng quy định.
- Tiền bán công suất phản kháng của bên mua điện cho bên bán điện là số tiền bên bán điện phải trả cho bên mua điện khi có nhu cầu bổ sung lượng công suất phản kháng hao hụt trên lưới điện với điều kiện bên mua điện có khả năng phát công suất phản kháng vào lưới điện.
3. Việc mua công suất phản kháng của bên mua điện được xác định thông qua hệ số công suất trung bình. Hệ số công suất trung bình được tính bằng lượng điện năng ghi được tại công tơ đo đếm điện năng tác dụng và điện năng phản kháng trong một kỳ ghi chỉ số công tơ.
4. Bên mua điện phải thanh toán tiền mua công suất phản kháng cùng kỳ với tiền mua điện năng tác dụng. Hóa đơn mua công suất phản kháng thực hiện theo mẫu đã đăng ký với Bộ Tài chính. Việc xử lý nợ tiền mua công suất phản kháng được thực hiện như xử lý nợ tiền điện năng tác dụng.
II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TIỀN MUA CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG CỦA BÊN MUA ĐIỆN
1. Cách xác định hệ số công suất trung bình
a/ Hệ số công suất trung bình (cosj) được xác định như sau:
Trong đó:
Ap: Điện năng tác dụng trong một chu kỳ ghi chỉ số công tơ (kWh)
Aq: Điện năng phản kháng trong một chu kỳ ghi chỉ số công tơ tương ứng (kVArh).
b/ Trường hợp bên mua điện ký một hợp đồng kinh tế cho nhiều công tơ tại một địa điểm được cấp chung cùng một đường dây trung thế, cao thế thì hệ số công suất trung bình được xác định bằng cách cộng sản lượng điện năng tác dụng và điện năng phản kháng của các công tơ để tính cosj trung bình.
c/ Trường hợp bên mua điện có sử dụng điện ngoài mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì việc xác định hệ số công suất như sau:
- Khi có công tơ đo đếm phần điện năng sử dụng để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì chỉ áp dụng mua công suất phản kháng đối với phần điện năng sử dụng cho mục đích này.
- Khi không tách riêng được phần điện năng sử dụng để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà chỉ có công tơ đo đếm điện năng chung, nếu hệ số công suất cosj < 0,85 bên mua điện vẫn phải mua công suất phản kháng cho cả phần điện năng chung đó.
2. Phương pháp xác định tiền mua công suất phản kháng
Tiền mua công suất phản kháng (chưa có thuế GTGT) được tính theo công thức:
Tq = Ta x k %
Trong đó:
Tq: Tiền mua công suất phản kháng (chưa có thuế GTGT)
Ta: Tiền mua điện năng tác dụng (chưa có thuế GTGT)
k: Hệ số bù đắp chi phí do bên mua điện sử dụng quá lượng công suất phản kháng quy định (%)
Hệ số k được tính theo bảng sau:
TT |
Hệ số công suất (cosj) |
k (%) |
STT |
Hệ số công suất (cosj) |
k (%) |
1 |
0,85 |
0 |
15 |
0,71 |
19,72 |
2 |
0,84 |
1,19 |
16 |
0,70 |
21,43 |
3 |
0,83 |
2,41 |
17 |
0,69 |
23,19 |
4 |
0,82 |
3,66 |
18 |
0,68 |
25,00 |
5 |
0,81 |
4,94 |
19 |
0,67 |
26,87 |
6 |
0,80 |
6,25 |
20 |
0,66 |
28,79 |
7 |
0,79 |
7,59 |
21 |
0,65 |
30,77 |
8 |
0,78 |
8,97 |
22 |
0,64 |
32,81 |
9 |
0,77 |
10,39 |
23 |
0,63 |
34,92 |
10 |
0,76 |
11,84 |
24 |
0,62 |
37,10 |
11 |
0,75 |
13,33 |
25 |
0,61 |
39,34 |
12 |
0,74 |
14,86 |
26 |
0,60 |
41,67 |
13 |
0,73 |
16,44 |
27 |
Dưới 0,60 |
44,07 |
14 |
0,72 |
18,06 |
|
|
|
III. VIỆC BÁN CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG CỦA BÊN MUA ĐIỆN CHO BÊN BÁN ĐIỆN
Bên mua điện bán công suất phản kháng khi thiết bị bù của bên mua điện có khả năng phát công suất phản kháng lên lưới và bên bán điện có nhu cầu mua. Tiền bán công suất phản kháng do hai bên mua, bán điện thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì kiến nghị Bộ Công nghiệp, Ban Vật giá Chính phủ quyết định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và áp dụng thống nhất trong cả nước. Mọi quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân mua bán điện kịp thời phản ánh về Bộ Công nghiệp, Ban Vật giá Chính phủ sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
TRƯỞNG BAN BAN VẬT
GIÁ |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ
CÔNG NGHIỆP |
Nơi nhận :
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.