BỘ
NỘI VỤ-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ TƯ PHÁP-HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO-VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03-TT/LB |
Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 1984 |
Thu giữ, bảo quản, xử lý vật chứng và tài sản tạm giữ là vấn đề quan trọng trong tố tụng hình sự. Làm tốt công tác này là vấn đề nguyên tắc để bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được đúng pháp luật, chính xác, đấu tranh chống tội phạm có kết quả. Đồng thời đây cũng là một việc cần thiết để bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể, của công dân và liên quan trực tiếp đến việc giữ gìn phẩm chất của cán bộ.
Tuy nhiên, thời gian qua, trong khi chưa có Bộ luật tố tụng hình sự , các ngành hưũ trách chưa có quy định chặt chẽ và thống nhất về vấn đề này, đó cũng là một trong các nguyên nhân mà do đó nhiều nơi việc thu giữ, bảo quản, xử lý vật chứng và tài sản tạm giữ có những hiện tượng vi phạm pháp luật, không những gây trở ngại cho hoạt động tố tụng, xâm phạm trái phép tài sản của công dân, mà còn phát sinh hiện tượng tiêu cực trong một số cán bộ các cơ quan công an, Viện kiểm sát, và toà án.
Vì vậy, trong khi chờ đợi xây dựng Bộ luật tố tụng hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ tư pháp và Bộ tài chính ra thông tư quy định chế độ thu giữ, bảo quản xử lý vật chứng và tài sản tạm giữ trong các vụ án hình sự như sau:
I. THU GIỮ VẬT CHỨNG VÀ TÀI SẢN KÊ BIÊN, TẠM GIỮ:
A. THU GIỮ VẬT CHỨNG
1. Vật chứng là những vật dùng vào việc phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật có liên quan đén hành vi phạm tội, cũng như tiền bạc hay tài sản khác có được bằng con đường phạm tội. Những vật đó dùng để phát hiện tội phạm, chứng minh những tình tiết thực tế của tội phạm.
2. Vật chứng phải được cơ quan điều tra thu giữ đầy đủ và kịp thời. Khi khám xét thu giữ vật chứng phải theo đúng thẩm quyền và thủ tục pháp luật quy định.
Cãc vật chứng phát hiện được, thứ gì cần chụp ảnh thì phải chụp ảnh. Biên bản khám xét thu giữ vật chứng phải ghi rõ từng thứ vật chứng phát hiện được về: vị trí, số lượng, trọng lượng, phẩm chất, kích thước, mẫu sắc và cao đặc điểm khác. Vật chứng là tiền mặt thì phải ghi rõ số lượng các loại tiền, nếu là ngoại tệ thì phải ghi thêm là tiền nước nào và trong trường hợp cần thiết còn phải ghi cả số in trên đồng tiền.
Vật chứng là kim khí quý, đá quý, thuốc phiện ... thì phải niêm phong trước mặt bị can, bị cáo, hoặc thân nhân của họ. Niêm phong phải làm cẩn thận và dễ dàng phát hiện dấu vết nếu phẩm chất niêm phong đã bị mở. Trên niêm phong phải ghi rõ số lượng, phẩm chất và các đặc điểm khác của các vật có trong niêm phong, có chữ ký của cán bộ thu giữ, của bị can hoặc thân nhân của họ và của đại diện Uỷ ban nhân dân xã, phường, niêm phong thứ gì và niêm phong như thế nào phải ghi vào biên bản thu giữ vật chứng.
Khi khám xét, nếu phát hiện những thứ Nhà nước cấm lưu hành, tàng trữ thì cũng thu giữ để xét.
3. Thứ gì đem về cơ quan điều tra, phải ghi rõ trong biên bản. Những thứ không thể đem về cơ quan điều tra được (cồng kềnh hoặc không thể di chuyển) thì phải mô tả cụ thể trong biên bản và chụp ảnh rồi giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường hoặc chủ nhà bảo quản vật chứng đó cho đến khi xét xử và bản án đã có hiệu lực pháp luật. Biên bản khám xét thu giữ vật chứng làm thành 3 bản: để giao cho người bị khám xét, cơ quan khám xét và đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp có giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường bảo quản vật chứng, thì phải lập biên bản giao cho uỷ ban nhân dân xã, phường.
4. Đối với những vật chứng cần phải có sự xem xét của Nhà chuyên môn để phân biệt thật giả (khi khí quý, đá quý, thuốc phiện, thuốc chữa bệnh, ngoại tệ ...) hoặc để xác định tính năng, tác dụng của thứ vật chứng đó (hoá chất, vũ khí ...) thì phải trưng cầu giám định ngay. Chi phí cho giám định lấy kinh phí nghiệp vụ, không được trích vào vật chứng hoặc tài sản tạm giữ.
B. KÊ BIÊN, TẠM GIỮ TÀI SẢN
1. Tài sản kê biên, tạm giữ là tiền bạc, đồ vật của bị can bị cáo và những người liên quan trực tiếp đến tội phạm, mà các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử kê biên, tạm giữ để bảo đảm việc bồi thường, tiền nộp phạt khi xử lý, xét xử vụ án.
2. Việc kê biên, tạm giữ tài sản chỉ được tiến hành trong các trường hợp phạm tội, mà pháp luật quy định bị can, bị cáo phải bồi thường thiệt hại vật chất quan trọng, phạt một số tiền lớn, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tài sản kê biên tạm giữ bao gồm: Tài sản của bị can, bị cáo hiện có trong nhà, trong người, tài sản cho vay mượn, cho thuê tài sản đưa đi sửa chữa, tài sản gửi hoặc thuê giữ, tiền gửi tiết kiệm và nhà cửa.
Chỉ kê biên tạm giữ những thứ có giá trị và trị giá tương ứng với số tiền có thể phải bồi thường hoặc tiền phạt. Không kê biên, tạm giữ những thứ tối thiểu cần thiết cho cuộc sống và sản xuất hàng ngày của gia đình bị can, bị cáo, nhất là việc niêm phong nhà phải xem xét hết sức thận trọng. Vật kỷ niệm, đồ thờ cúng, nói chung không kê biên, tạm giữ, trừ những thứ có giá trị tương đối lớn.
3. Thứ gì thật cần thiết (vàng thỏi, vàng lá, tiền mặt ...) mới tạm giữ, những thứ khác sau khi kê biên thì giao cho người đang quản lý tài sản bảo quản cho đến khi xét xử và bản án đã có hiệu lực pháp luật. Tài sản tạm giữ là kim khí quý đá quý, thì phải niêm phong trước mặt người có của hoặc người giao các vật đó. Thể thức niêm phong cũng như đối với vật chứng.
Khi khám xét kê biên, tạm giữ tài sản phải làm đúng thủ tục. Biên bản phải ghi rõ ràng, đầy đủ (như với vật chứng), thứ gì tạm giữ, thứ gì giao cho người đang quản lý tài sản bảo quản cũng phải ghi vào biên bản. Biên bản phải làm 3 bản giao cho người đang quản lý tài sản 1 bản, cơ quan kê biên, tạm giữ một bản và 1 bản đưa vào hồ sơ vụ án. Những tài sản tạm giữ thuộc loại phải giám định thì trưng cầu giám định ngay. Kết luận giám định về tài sản tạm giữ phải sao gửi cho người quản lý tài sản trước đó biết.
4. Trong giai đoạn điều tra, truy tố, các cán bộ cơ quan điều tra và các kiểm sát viên có quyền ra lệnh bắt người phạm tội thì có quyền ra lệnh khám nhà để kê biên tạm giữ tài sản. Trong các trường hợp cơ quan điều tra ra lệnh phải được Viện kiểm sát nhân dân phê chuẩn mới có hiệu lực thi hành. Trừ việc khám nhà để kê biên, tạm giữ tài sản trong các trường hợp phạm tội quả tang, khẩn cấp.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì quyền này thuộc về Toà án nhân dân.
II. BẢO QUẢN VÀ GIAO NHẬN VẬT CHỨNG VÀ TÀI SẢN TẠM GIỮ
1. Vật chứng đã thu đã và tài sản tạm giữ phải bảo quản chu đáo, có sổ sách ghi chép rõ ràng, đầy đủ, có phương tiện bảo quản chắc chắn, có chế độ và cán bộ quản lý chặt chẽ, không để hư hỏng, mất mát. Nghiêm cấm các hành vi lấy cắp, đổi chác, sử dụng, mua bán và phân phối nội bộ.
Việc thưởng cho những người có thành tích phát hiện, truy bắt bọn tội phạm, chỉ được giải quyết sau khi vụ án đã qua xét xử và bản án đã có hiệu lực pháp luật hoặc đã có quyết định miễn tố của Viện kiểm sát nhân dân.
2. Nếu vật chứng hoặc tài sản tạm giữ là hàng tiêu dùng mau hỏng (lương thực, thực phẩm tươi sống, dược phẩm, dược liệu ...) thì sau khi thu giữ cơ quan điều tra giao ngay cho cửa hàng quốc doanh chuyên doanh mặt hàng đó. Đơn vị nhận hàng thanh toán tiền cho cơ quan điều tra theo giá thu mua khuyến khích hiện hành. Cơ quan điều tra gửi tiền vào Ngân hàng. Chứng từ về việc gửi tiền phải đưa vào hồ sơ vụ án.
Vật chứng thuộc các loại sau đây thì giao cho các cơ quan có chức năng tạm thời quản lý chờ xử lý.
Kim khí quý, đá quý, tiền mặt (kể cả ngoại tệ), phải giao ngay cho ngân hàng.
- Thuốc phiện, ma tuý, giao cho cơ quan chuyên doanh dược liệu đặc sản của tỉnh, thành hoặc trung ương.
- Chất độc, chất có vi trùng, giao cơ quan y tế
- Vũ khí, chất nổ giao cho cơ quan công an hoặc cơ quan quân sự
- Việc gửi tiền vào Ngân hàng và giao vật chứng cho các cơ quan nói trên, cơ quan điều tra thông báo cho Viện kiểm sát nhân dan và cơ quan tài chính biết.
Khi chuyển giao vật chứng đến các cơ quan để tạm thời quản lý, nếu xét thấy cần thiết, cơ quan điều tra giữ lại một phần để làm xét nghiệm, giám định hoặc để chứng minh tội phạm trước phiên toà. Giữ lại thứ gì, số lượng bao nhiêu, cơ quan điều tra phải ra quyết định và đưa vào hồ sơ vụ án.
3. Tài sản tạm giữ cũng phải gửi ngân hàng ngay đối với kim khí quý, đá quý, tiền mặt.
4. Khi cơ quan điều tra gửi tiền bán vật chứng thuộc loại mau hỏng, vật chứng là tiền mặt, cũng như tiền mặt thuộc tài sản tạm giữ vào ngần hàng, phải ghi rõ tiền của vụ án nào tạm giữ chờ xử lý để khi rút ra được nhanh chóng.
5. Việc giao nhận vật chứng và tài sản tạm giữ phải kịp thời, đầy đủ và đúng thủ tục như: lập biên bản, có chữ ký và đóng dấu cơ quan của bên giao nhận, và làm thành nhiều bản để mỗi bên giao nhận giữ một bản và đưa vào hồ sơ vụ án một bản.
- Trong từng trường hợp cụ thể còn phải:
- Những vật chứng và tài sản tạm giữ do cơ quan điều tra trực tiếp thu giữ rồi chuyển giao cho các cơ quan tạm thời quản lý chờ xử trí (như nói ở điểm - chương II) phải lập biên bản giao vào từng cơ quan. Biên bản phải ghi rõ từng thứ như biên bản thu giữ và trao gửi cho cơ quan tài chính biết.
- Trường hợp vụ án đầu cơ, buôn lậu ... từ các cơ quan h ành chính chuyển sang để truy cứu trách nhiệm hình sự thì các cơ quan này phải chuyển theo hồ sơ vụ án: biên bản thu giữ vật chứng và biên bản chuyển giao vật chứng cho các cơ quan tạm thời quản lý chờ xử lý, để khi xét xử toà án quyết định việc xử lý cả người phạm tội và vật chứng.
Nếu cơ quan hành chính có tạm giữ tài sản của đương sự, thì phải chuyển theo hồ sơ cả bằng chứng từ và hiện vật.
- Khi giao vật chứng hoặc tài sản tạm giữ là kim khí quý, đá quý, tiền, ngoại tệ, thuốc phiện ... cho cơ quan giám định, thì phải lập biên bản mở niêm phong, xác định thì phải lập biên bản mở niêm phong, xác định niêm phong còn nguyên vẹn hay đã bị mất dấu, thay đổi và kiểm kê các vật trong niêm phong. Khi mở niêm phong phải có mặt đại diện các cơ quan giao niêm phong, cơ quan giám định và bị can, bị cáo hoặc người thay mặt họ và đều ký vào biên bản. Biên bản này sao gửi cho bị can, bị cáo 1 bản.
- Khi cơ quan điều tra chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát để xử lý, Viện kiểm sát chuyển hồ sơ sang toà án để xét xử, trong hồ sơ phải có đầy đủ biên bản thu giữ và các giấy tờ khác có liên quan đến vật chứng và tài sản kê biên, tạm giữ. Tiền gửi ngân hàng vẫn cứ để ở tài khoản của cơ quan điều tra.
Đối với vụ án đưa truy tố, xét xử, thứ gì không thuộc loại phải gửi ngân hàng hoặc giao cho các cơ quan tạm thời quản lý chờ xử lý, thì phải chuyển giao hiện vật sang toà án. Đối với những vụ án có nhiều vật chứng và tài sản tạm giữ hoặc các thứ đồ cồng kềnh, phức tạp thì giao tay ba giữa công an, Viện kiểm sát và Toà án do Viện kiểm sát tổ chức việc giao nhận sau khi quyết định chuyển hồ sơ sang toà án để xét xử. Chi phí vận chuyển lấy kinh phí nghiệp vụ, không được trích vào vật chứng hoặc tài sản tạm giữ. Vật chứng thuộc loại bí mật quốc gia, thì tuỳ trường hợp cụ thể mà niêm phong, giao trực tiếp cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án toà án nhân dân và phải được bảo quản thật chặt chẽ.
Đối với vụ án Viện kiểm sát miễn tố hoặc định chỉ điều tra, thì vật chứng và tài sản tạm giữ cứ để tại cơ quan điều tra để giải quyết theo quyết định xử lý của Viện kiểm sát.
- Khi di lý vụ án trong nội bộ từng ngành công an, Kiểm sát, toà án, di lý từ Viện kiểm sát nhân dân, toà án nhân dân sang Viện kiểm sát quân sự, toà án quân sự và ngược lại, trong hồ sơ vụ án phải có đầy đủ biên bản thu giữ và các giấy tờ khác có liên quan đến vật chứng và tài sản kê biên, tạm giữ. Còn hiện vật thì trừ những thứ đã gửi ngân hàng hoặc giao cho các cơ quan tạm thời quản lý chờ xử lý, số còn lại phải chuyển theo hồ sơ vụ án. Trường hợp khó khăn không chuyển được thì khi bàn giao hồ sơ phải nêu rõ lý do và phải bảo quản chu đáo những thứ còn để lại, chờ xử lý của nơi tiếp nhận vụ án.
- Đối với vụ án xét xử phúc thẩm thì phải chuyển theo hồ sơ vụ án những vật chứng cần thiết cho việc xét xử phúc thẩm. Những vật còn lại và tài sản tạm giữ không phải chuyển theo hồ sơ nhưng phải bảo quản chu đáo chò bản án phúc thẩm quyết định.
- Khi giao trả vật chứng cho người bị chiếm đoạt, cũng như giao trả tài sản cho đương sự, biên bản phải ghi rõ trả những thứ gì, tình trạng ra sao và đủ hay thiếu, lý do?
- Khi thay đổi cán bộ trực tiếp quản lý vật chứng và tài sản tạm giữ trong cùng một đơn vị cũng phải lập biên bản giao nhận, có cán bộ có thẩm quyền chứng kiến.
III. XỬ LÝ VẬT CHỨNG VÀ TÀI SẢN KÊ BIÊN, TẠM GIỮ
1. Việc xử lý vật chứng trong các vụ án hình sự phải được ghi trong bản án hình sự và và giải quyết cụ thể như sau:
- Tịch thu nộp vào ngân sách Nhà nước, cơ quan xử lý phải trích sao quyết định tịch thu vật chứng gửi cho cơ quan tài chính cùng cấp biết để tiếp nhận những thứ đó nộp ngân sách nhà nước.
- Huỷ bỏ những thứ không có giá trị hoặc hoàn toàn không còn sử dụng được. Khi huỷ, cơ quan quyết định việc xử lý vụ án phải lập biên bản có đại diện các cơ quan đang quản lý vật chứng, Viện kiểm sát, tài chính chứng kiến.
- Vật chứng là tài sản bị chiếm đoạt, nếu không cần thiết giữ lại để phục vụ việc xét xử, thì trả cho chủ sở hữu từ giai đoạn điều tra (cả đối với chủ sở hữu là Nhà nước, công dân ...)
Nếu vật chứng là thứ mau hỏng đã bán, thì trả lại cho chủ sở hữu số tiền đã bán được. Nếu chủ sở hữu là cơ quan, xí nghiệp Nhà nước hoặc tổ chức xã hội đã được mua vật tư theo giá cung cấp, thì chi trả theo giá đó. Số chênh lệch thừa do bán giá cao hơn thì nộp vào ngân sách nhà nước. nếu tài sản bị chiếm đoạt đã được thanh lý quyết toán rồi thì toàn bộ số tiền bán được hoặc vật chứng chưa bán, đều nộp vào ngân sách nhà nước.
- Những vật chứng chưa xác định được chủ sở hữu, thì cơ quan xử lý phải niêm yết công khai. Quá 6 tháng kể từ ngày niêm yết mà không có người nhận thì nộp vào ngân sách Nhà nước.
Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết bằng tố tụng dân sự.
Khi bản án đã có hiệu lực pháp luật thì chấp hành viên quan hệ với cơ quan đã thu giữ vật chứng, cơ quan đang quản lý vật chứng và cơ quan tài chính để giải quyết vật chứng theo đúng bản án.
2. Đối với các vụ án miễn tố, Viện kiểm sát quyết định việc xử lý vật chứng. Viện kiểm sát trao đổi để cơ quan điều tra b iết và thực hiện theo quyết định ấy. Riêng đối với những vụ đầu cơ, buôn lậu làm hàng giả, kinh doanh trái phép mà Viện kiểm sát miễn tố, thì Viện kiểm sát có văn bản trao đổi với cơ quan xử lý về hành chính, để cơ quan này xử lý theo thẩm quyền những vật chứng đã thu giữ.
3. Trường hợp quyết định tịch thu vật chứng đã được thi hành nhưng sau phát hiện có sai lầm và đã có quyết định huỷ, thì cơ quan đã xử lý phải quan hệ với cơ quan tài chính để trích quỹ Nhà nước bồi thường cho đương sự số tài sản đã bị tịch thu theo giá bán lẻ hiện hành của Nhà nước.
4. Đối với tài sản đã bị tạm giữ, nếu bị can, bị cáo đã bồi thường đủ hoặc nộp đủ tiền phạt thì trả lại cho họ. Riêng đói với kim khí súng, đá quý, ngoại tệ, trước khi quyết định phải thông báo với ngân hàng xem xét việc thực hiện chế độ quản lý vàng, bạc, ngoại tệ ... của Nhà nước. Nếu họ không nộp được hoặc nộp chưa đủ, thì cơ quan có nhiệm vụ thi hành quyết định xử lý quan hệ với cơ quan tạm giữ tài sản đó, tổ chức bán lấy tiền bồi thường hoặc nộp phạt, còn thừa thì trả lại cho họ. Riêng tài sản có kê biên nhưng không tạm giữ, thì giao cho bị cáo hoặc gia đình họ bán trong thời hạn nhất định, nếu quá hạn họ không bán được thì cơ quan thi hành quyết định xử lý cùng cơ quan đã kê biên tài sản tổ chức bán lấy tiền bồi thường hoặc nộp phạt.
5. Việc bán vật chứng tịch thu hoặc tài sản tạm giữ phải có Hội đồng định giá và bán công khai (Bộ tư pháp, Toà án nhân dân tối cao và Bộ tài chính sẽ có hướng dẫn về vấn đề này).
6. Khi có khiếu nại về việc mất mát, hư hỏng, đổi chác vật chứng hoặc tài sản tạm giữ, thì trong thời hạn 2 tháng. Thủ trưởng cơ quan tạm giữ những thứ đó phải giải quyết và trả lời cho đương sự, đồng thời gửi cho cơ quan xử lý và Viện kiểm sát nhân dân biết. Nếu có sự khiếu nại của người bị tịch thu oan về bồi thường chưa thoả đáng, thì trong thời hạn 2 tháng, cơ quan đã có quyết định tịch thu sai phải cùng với cơ quan tài chính giải quyết và trả lời cho đương sự, đồng gửi cho Viện kiểm sát nhân dân biết.
7. Việc xử lý vật chứng trong các vụ án trốn đi nước ngoài, thì theo hướng dẫn trong thông tư liên ngành số 03 ngày 25/12/1982.
Thủ trưởng các cơ quan có nhiệm vụ thu giữ, bảo quản xử lý vật chứng và tài sản tạm giữ phải thường xuyên kiểm tra công tác này. Viện kiểm sát nhân dân phải kiểm sát việc này một cách chặt chẽ. Nếu để xảy ra mất mát, đổi chác, thì cơ quan quản lý những thứ đó phải bồi thường, rồi sau đó bắt cán bộ có trách nhiệm trực tiếp phải bồi thường lại cho cơ quan theo trách nhiệm vật chất hoặc trách nhiệm dân sự. Đối với vật chứng hoặc tài sản tạm giữ bị hư hỏng do thiếu trách nhiệm trong việc bảo quản hoặc do tự tiện sử dụng làm hỏng cũng phải bồi thường.
Cán bộ nào vi phạm những quy định trong thông tư này thì ngoài việc bồi thường còn tuỳ theo lỗi nhẹ, nặng mà phải chịu kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các ngành công an, kiểm sát, toà án, tư pháp, tài chính tuỳ theo chức năng của từng ngành mà có hướng dẫn thêm và tổ chức cho cán bộ trong ngành từ trung ương đến cơ sở nghiên cứu nắm vững và thi hành đúng.
Trong khi thực hiện có gì vướng mắc thì kịp thời báo cáo cho cấp trên trong ngành rõ.
Lê Bá Thuỷ (Đã ký) |
Nguyễn Quốc Hồng (Đã ký) |
Nguyễn Thị Ngọc Khanh (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.