BỘ
CÔNG AN - BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2016/TTLT-BCA-BQP-BGTVT |
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2016 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG KHỦNG BỐ
Căn cứ Luật phòng, chống khủng bố năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thống nhất ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về đào tạo, bồi dưỡng học viên, sinh viên, cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng học viên, sinh viên, cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố.
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ về phòng, chống khủng bố.
2. Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ về phòng, chống khủng bố.
Điều 3. Mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng
1. Trang bị, cung cấp kiến thức về pháp luật liên quan đến phòng, chống khủng bố; kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết cho học viên, sinh viên, cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố.
2. Học viên, sinh viên, cán bộ tham gia đào tạo, bồi dưỡng cần nắm vững kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ sau đây:
a) Kiến thức pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và pháp luật của các nước về phòng, chống khủng bố; hợp tác quốc tế trong phòng, chống khủng bố;
b) Kiến thức về hệ thống cơ quan thực hiện và tham gia phòng, chống khủng bố của Việt Nam và các nước trên thế giới;
c) Kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện phòng, chống khủng bố;
d) Biện pháp, phương pháp tổ chức thực hiện phòng, chống khủng bố;
đ) Quyền, nghĩa vụ của cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện, tham gia phòng, chống khủng bố.
Điều 4. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng
1. Đối tượng đào tạo là học viên, sinh viên các trường Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
2. Đối tượng bồi dưỡng là cán bộ làm công tác tham mưu, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống khủng bố thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải.
Điều 5. Nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng
1. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải biên soạn nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng học viên, sinh viên, cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng gồm:
a) Quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và pháp luật của các nước về phòng, chống khủng bố;
b) Biện pháp, phương pháp tổ chức thực hiện phòng, chống khủng bố;
c) Kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ phòng, chống khủng bố;
d) Kiến thức về hệ thống cơ quan thực hiện và tham gia phòng, chống khủng bố của Việt Nam và các nước trên thế giới;
đ) Quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện, tham gia phòng, chống khủng bố.
2. Công tác bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố được thực hiện hàng năm.
3. Phòng, chống khủng bố là nội dung, học phần đào tạo chính thức của các trường, các trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho học viên, sinh viên, cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
4. Tùy từng đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng xây dựng nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 6. Yêu cầu đối với việc biên soạn nội dung, chương trình, tài liệu
1. Nội dung, chương trình, tài liệu biên soạn phải phù hợp với từng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng; phải thường xuyên được bổ sung, cập nhật, nâng cao đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và thực hiện công tác phòng, chống khủng bố.
2. Nội dung chương trình, tài liệu phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận, thực tiễn và kỹ năng thực hành.
Điều 7. Cấp văn bằng đào tạo, chứng chỉ bồi dưỡng
1. Việc cấp văn bằng đào tạo được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Sau khi cán bộ hoàn thành chương trình bồi dưỡng về công tác phòng, chống khủng bố thì được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng công tác phòng, chống khủng bố; thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng ký và cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng công tác phòng, chống khủng bố.
Điều 8. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
1. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được bố trí trong ngân sách hàng năm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải.
2. Trường hợp Bộ, ngành gửi học viên, sinh viên, cán bộ của mình sang cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, ngành khác để tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng công tác phòng, chống khủng bố thì Bộ, ngành gửi cán bộ phải chi trả kinh phí đào tạo, bồi dưỡng.
Điều 9. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
1. Cơ sở đào tạo là các trường Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
2. Cơ sở bồi dưỡng là các trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống khủng bố thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Điều 10. Trách nhiệm của các Bộ
1. Bộ Công an
a) Thực hiện việc đào tạo phòng, chống khủng bố trong các trường Công an nhân dân;
b) Hàng năm, tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng về phòng, chống khủng bố cho học viên, cán bộ, chiến sĩ tham gia công tác phòng, chống khủng bố;
c) Định kỳ hàng năm, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải tổ chức sơ kết, tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố.
2. Bộ Quốc phòng
a) Phối hợp với Bộ Công an xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng học viên, sinh viên, cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố thuộc Bộ Quốc phòng;
b) Thực hiện đào tạo phòng, chống khủng bố trong các trường trong Quân đội nhân dân;
c) Hàng năm, tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng về phòng, chống khủng bố cho học viên, sinh viên, cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố.
3. Bộ Giao thông vận tải
a) Phối hợp với Bộ Công an xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố thuộc Bộ Giao thông vận tải;
b) Hàng năm, căn cứ vào yêu cầu bồi dưỡng về công tác phòng, chống khủng bố của Bộ Giao thông vận tải, cử cán bộ tham gia các khóa bồi dưỡng do Bộ Công an tổ chức hoặc phối hợp với Bộ Công an tổ chức các khóa bồi dưỡng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 03 tháng 8 năm 2016.
1. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc hoặc cần được hướng dẫn, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải để nghiên cứu, hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung kịp thời./.
BỘ
TRƯỞNG |
BỘ
TRƯỞNG |
BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.