VIỆN KIỂM
SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO – BỘ CÔNG AN - BỘ TƯ PHÁP - BỘ
QUỐC PHÒNG - BỘ TÀI CHÍNH - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT |
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2016 |
Căn cứ Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị quyết số 96/2015/QH13 ngày 26/6/2015 của Quốc hội khóa XIII về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự;
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 02 tháng 11 năm 2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 05).
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư liên tịch số 05
1. Sửa đổi Khoản 3 Điều 2 như sau:
“3. Người bị tạm giam thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật TNBTCNN được bồi thường thiệt hại khi có quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự hủy bỏ quyết định tạm giam, đình chỉ Điều tra, đình chỉ vụ án hoặc Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội vì một trong những lý do sau đây:
a) Người bị tạm giam không thực hiện hành vi phạm tội;
b) Đã hết thời hạn Điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 2 Điều 14 như sau:
“2. Người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường phải có đủ các Điều kiện sau đây:
a) Là người có chức danh tư pháp (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán), giữ chức vụ:
- Ở cấp huyện và cấp tỉnh: là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan Điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án;
- Ở cấp cao: là Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao;
- Ở Trung ương: là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra; cấp trưởng, cấp phó cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra; Lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công; Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Quân sự trung ương được Viện trưởng Viện kiểm sát Quân sự trung ương phân công; Lãnh đạo cấp Vụ của Tòa án nhân dân tối cao được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân công; Phó Chánh án Tòa án Quân sự trung ương được Chánh án Tòa án quân sự trung ương phân công”.
3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 như sau:
“2. Người đại diện của cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải trực tiếp thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai người bị thiệt hại.
Khi tổ chức xin lỗi, cải chính công khai phải có sự tham gia đầy đủ của người đại diện các cơ quan tư pháp đã tham gia giải quyết vụ việc quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 14 Thông tư liên tịch này.
Việc trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai phải thực hiện nghiêm túc, trang trọng; sau khi người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường trình bày lời xin lỗi, cải chính công khai đối với người bị thiệt hại, người bị thiệt hại hoặc người đại diện của họ phát biểu tiếp nhận lời xin lỗi và cải chính công khai. Người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường phải đảm bảo thời gian cho người bị thiệt hại hoặc người đại diện của họ phát biểu.
3. Địa Điểm tiến hành việc trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai là địa phương nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại (kể cả khi người bị thiệt hại đã chết). Cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải mời và thông báo thời gian, địa Điểm tiến hành việc xin lỗi, cải chính công khai cho cơ quan nơi người bị thiệt hại làm việc, chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú và tổ chức chính trị - xã hội mà người bị thiệt hại là thành viên để các cơ quan, tổ chức này cử người đại diện tham dự”.
Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 8 năm 2016.
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh với Viện kiểm sát nhân dân tối cao để phối hợp Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hướng dẫn kịp thời./.
KT. CHÁNH
ÁN |
KT. VIỆN
TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
|
Nơi nhận: |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.