BỘ BƯU CHÍNH VIỄN
THÔNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2006/TTLT-BBCVT-BNG-BCA |
Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2006 |
Căn cứ Điều 17 Nghị định số
24/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn
thông về tần số vô tuyến điện;
Liên bộ Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Bưu chính, Viễn thông hướng dẫn việc cấp
phép sử dụng đài thông tin vệ tinh cho cơ quan đại diện nước ngoài như sau,
Thông tư này hướng dẫn chi tiết việc cấp phép sử dụng đài thông tin vệ tinh cho cơ quan đại diện nước ngoài, đoàn đại biểu nước ngoài, phóng viên nước ngoài đi theo phục vụ đoàn đại biểu nước ngoài. Đài thông tin vệ tinh nêu tại Thông tư này là đài sử dụng dịch vụ thông tin vệ tinh của nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế về thông tin vệ tinh.
Việc cấp phép đối với đài thông tin vệ tinh sử dụng dịch vụ thông tin vệ tinh của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định 24/2004/NĐ-CP.
Các đối tượng nêu tại Thông tư này bao gồm:
2.1. Cơ quan đại diện nước ngoài là: Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hiệp quốc, liên Chính phủ tại Việt Nam.
2.2. Đoàn đại biểu nước ngoài là: Đoàn đại biểu nước ngoài đến thăm Việt Nam theo lời mời của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ.
2.3. Phóng viên nước ngoài đi theo phục vụ đoàn đại biểu nước ngoài là: phóng viên có thành phần trong danh sách của đoàn và hoạt động dưới sự quản lý của quan chức phụ trách báo chí của đoàn.
2.4. Các trường hợp đặc biệt khác được sự chấp thuận của liên Bộ.
II. CẤP PHÉP SỬ DỤNG ĐÀI THÔNG TIN VỆ TINH
Các đối tượng nêu tại điểm 2 mục I của Thông tư này muốn thiết lập và sử dụng đài thông tin vệ tinh phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
1.1. Việc thiết lập và sử dụng đài thông tin vệ tinh chỉ để đảm bảo liên lạc công vụ, có đối tượng liên lạc rõ ràng, không vì mục đích kinh doanh và các mục đích khác.
1.2. Thiết bị phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định áp dụng.
1.3. Thiết bị phải đảm bảo các giới hạn an toàn về trường điện từ đối với con người trong môi trường xung quanh theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
1.4. Địa điểm lắp đặt anten, chiều cao anten phải phù hợp với các quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông và các quy định khác của pháp luật về đảm bảo an toàn hàng không.
1.5. Đối với các đối tượng nêu tại điểm 2.1; 2.2; 2.3 mục I của Thông tư này, việc cấp phép sử dụng đài thông tin vệ tinh được áp dụng theo nguyên tắc có đi có lại. Phía nước ngoài cũng phải tạo điều kiện cho các cơ quan đại diện và đoàn đại biểu của Việt Nam được lắp đặt sử dụng đài thông tin vệ tinh khi có nhu cầu.
Hồ sơ xin cấp phép (làm thành 3 bộ) gồm:
2.1 . Đơn xin cấp phép sử dụng đài thông tin vệ tinh (theo mẫu quy định) có con dấu của cơ quan và chữ ký, họ tên của người có thẩm quyền.
2.2. Bản khai xin cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện đối với đài thông tin vệ tinh (theo mẫu quy định) kèm theo hồ sơ kỹ thuật của thiết bị thông tin vệ tinh.
2.3. Giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Ngoại giao cấp (đối với phóng viên nước ngoài đi theo phục vụ đoàn đại biểu nước ngoài).
3.1. Vụ Lễ tân (Bộ Ngoại giao) là đầu mối tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép sử dụng đài thông tin vệ tinh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hiệp quốc, liên Chính phủ tại Việt Nam.
Riêng đối với các cơ quan lãnh sự nước ngoài, hồ sơ xin cấp phép do Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận. Sở Ngoại vụ xác nhận và gửi kèm theo hồ sơ cho Vụ Lễ tân trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ để làm các thủ tục theo quy định tại điểm 4 mục II của Thông tư này.
3.2. Cơ quan chủ quản đón đoàn là đầu mối tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép sử dụng đài thông tin vệ tinh của đoàn đại biểu nước ngoài đến thăm Việt Nam theo lời mời của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ.
3.3. Cơ quan chủ quản đón đoàn hoặc Vụ Thông tin - Báo chí (Bộ Ngoại giao) là đầu mối tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép của Phóng viên nước ngoài đi theo phục vụ đoàn đại biểu nước ngoài.
4. Thủ tục giải quyết cấp giấy phép
Thủ tục giải quyết cấp phép sử dụng đài thông tin vệ tinh cho các đối tượng nêu tại điểm 2 mục I của Thông tư này do các cơ quan hữu quan của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Bộ Bưu chính, Viễn thông cùng phối hợp thực hiện theo quy trình sau đây:
4.1. Đối với Cơ quan đại diện nước ngoài:
4.1.1. Vụ Lễ tân (Bộ Ngoại giao) có ý kiến bằng văn bản gửi Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I (Bộ Công an) và Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Bưu chính, Viễn thông) trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4.1.2. Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Lễ tân và Cục Tần số vô tuyến điện trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trong trường hợp cần phải có thêm thời gian xem xét, khi hết thời hạn nêu trên, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I có văn bản thông báo về thời hạn xem xét thêm (nhưng không quá 10 ngày làm việc) cho Vụ Lễ tân và Cục Tần số vô tuyến điện.
4.1.3. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, chính xác, trong thời hạn 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I, Cục Tần số vô tuyến điện tính toán ấn định tần số, cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện (đối với đài thông tin vệ tinh), gửi giấy phép cho cơ quan đại diện nước ngoài, đồng thời thông báo kết quả cho Vụ Lễ tân và Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I.
Riêng đối với đài thông tin vệ tinh cần phải phối hợp tần số quốc tế, Cục Tần số vô tuyến điện chỉ cấp giấy phép tạm thời trong thời gian thực hiện phối hợp (theo thủ tục quy định tại Điều 9, Thể lệ vô tuyến điện của Liên minh viễn thông quốc tế). Việc cấp phép chính thức được xem xét sau khi hoàn thành phối hợp tần số quốc tế.
4.2. Đối với Đoàn đại biểu nước ngoài:
4.2.1. Cơ quan chủ quản đón đoàn có ý kiến bằng văn bản gửi Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I và Cục Tần số vô tuyến điện trong thời hạn 1 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4.2.2. Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I có ý kiến bằng văn bản gửi Cơ quan chủ quản đón đoàn và Cục Tần số vô tuyến điện trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
4.2.3. Sau thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, chính xác từ Cơ quan chủ quản đón đoàn, nếu không có ý kiến của Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I, Cục Tần số vô tuyến điện tính toán ấn định tần số, cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện (đối với đài thông tin vệ tinh) và gửi giấy phép cho đoàn đại biểu nước ngoài, đồng thời thông báo kết quả cho Cơ quan chủ quản đón đoàn và Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I.
4.3. Đối với Phóng viên nước ngoài đi theo phục vụ đoàn đại biểu nước ngoài:
4.3.1. Cơ quan chủ quản đón đoàn hoặc Vụ Thông tin - Báo chí có ý kiến bằng văn bản gửi Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I và Cục Tần số vô tuyến điện trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4.3.2. Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I có ý kiến bằng văn bản gửi Cơ quan chủ quản đón đoàn hoặc Vụ Thông tin - Báo chí và Cục Tần số vô tuyến điện trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trong trường hợp cần phải có thêm thời gian xem xét, khi hết thời hạn nêu trên, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I có văn bản thông báo về thời hạn xem xét thêm (nhưng không quá 10 ngày làm việc) cho Cơ quan chủ quản đón đoàn hoặc Vụ Thông tin - Báo chí và Cục Tần số vô tuyến điện.
4.3.3. Sau khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, chính xác, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I, Cục Tần số vô tuyến điện tính toán ấn định tần số, cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện (đối với đài thông tin vệ tinh) và gửi giấy phép cho phóng viên nước ngoài đi theo phục vụ đoàn đại biểu nước ngoài, đồng thời thông báo kết quả cho Cơ quan chủ quản đón đoàn hoặc Vụ Thông tin - Báo chí và Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I.
4.3.4. Trong trường hợp gấp, hồ sơ xin cấp phép sử dụng đài thông tin vệ tinh có thể được xem xét cùng hồ sơ của đoàn đại biểu mà phóng viên đi cùng.
5.1. Thời hạn của Giấy phép cấp cho cơ quan đại diện nước ngoài tối đa là 5 năm đối với các đài thông tin vệ tinh đã hoàn thành phối hợp tần số quốc tế.
5.2. Thời hạn của Giấy phép cấp cho đoàn đại biểu nước ngoài và phóng viên đi theo đoàn tính theo thời gian làm việc của đoàn tại Việt Nam.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không chính xác hoặc cần làm rõ nội dung:
Kể từ ngày nhận được hồ sơ, trong thời hạn 3 ngày làm việc (đối với các đối tượng nêu tại điểm 2.1; 2.3 mục I), và 1 ngày làm việc (đối với các đối tượng nêu tại điểm 2.2 mục I của Thông tư này), Cục Tần số vô tuyến điện gửi văn bản yêu cầu và hướng dẫn các đối tượng nêu trên hoàn chỉnh hồ sơ.
Việc xem xét ấn định tần số chỉ được tiến hành sau khi có đủ hồ sơ hợp lệ, chính xác gửi Cục Tần số vô tuyến điện.
Thủ tục gia hạn giấy phép chỉ áp dụng đối với đối tượng là cơ quan đại diện nước ngoài.
Trước khi giấy phép hết hạn 30 ngày, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng (không sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép), cơ quan đại diện nước ngoài phải có Đơn đề nghị gia hạn giấy phép (theo mẫu quy định) có con dấu của cơ quan và chữ ký, họ tên của người có thẩm quyền.
7.1. Vụ Lễ tân có ý kiến bằng văn bản gửi Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I và Cục Tần số vô tuyến điện trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
7.2. Cục Tần số vô tuyến điện xem xét gia hạn và gửi giấy phép cho Cơ quan đại diện nước ngoài trong thời hạn 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, đồng thời thông báo kết quả cho Vụ Lễ tân và Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I.
Trong thời gian hiệu lực của giấy phép, nếu các đối tượng nêu tại điểm 2 mục I của Thông tư này có nhu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép, phải làm hồ sơ để được cấp lại giấy phép. Hồ sơ gồm:
8.1. Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép (theo mẫu quy định) có con dấu của cơ quan và chữ ký, họ tên của người có thẩm quyền.
8.2. Bản khai ghi rõ các nội dung sửa đổi, bổ sung.
8.3. Các tài liệu khác liên quan đến nội dung sửa đổi, bổ sung.
Quy trình, thời hạn giải quyết việc sửa đổi, bổ sung giấy phép thực hiện theo điểm 4 mục II của Thông tư này .
9. Từ chối cấp mới, gia hạn, sửa đổi bổ sung giấy phép
Trường hợp từ chối cấp mới, gia hạn, sửa đổi bổ sung giấy phép, Cục Tần số vô tuyến điện gửi thông báo nêu rõ lý do từ chối cho Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I, Vụ Lễ tân, Cơ quan chủ quản đón đoàn hoặc Vụ Thông tin - Báo chí trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản của Vụ Lễ tân, Cơ quan chủ quản đón đoàn hoặc Vụ Thông tin - Báo chí.
Vụ Lễ tân, Cơ quan chủ quản đón đoàn hoặc Vụ Thông tin - Báo chí trả lời về việc từ chối cho các đối tượng liên quan nêu tại điểm 2.1; 2.3 mục I của Thông tư này trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của Cục Tần số vô tuyến điện.
10. Phí, lệ phí cấp giấy phép và phí sử dụng tần số vô tuyến điện
Các đối tượng nêu tại điểm 2 mục I của Thông tư này khi được cấp phép sử dụng đài thông tin vệ tinh phải nộp lệ phí cấp giấy phép và phí sử dụng tần số vô tuyến điện theo mức thu quy định của Bộ Tài chính (hiện tại thực hiện theo Quyết định số 22/2005/QĐ-BTC ngày 11/4/2005).
Trong thời hạn còn hiệu lực, giấy phép sử dụng tần số và thiết bị thông tin vô tuyến điện (đối với đài thông tin vệ tinh) sẽ bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:
11.1. Sau thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép mà cơ quan đại diện nước ngoài không triển khai trên thực tế các nội dung quy định trong giấy phép.
11.2. Các đối tượng nêu tại điểm 2.1; 2.3 và 2.4 mục I của Thông tư này có thông báo bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao về việc không tiếp tục sử dụng đài thông tin vệ tinh.
11.3. Các đối tượng nêu tại điểm 2.1; 2.3 và 2.4 mục I của Thông tư này sử dụng đài thông tin vệ tinh vi phạm các điều kiện cấp phép quy định tại điểm 1 mục II của Thông tư này, sử dụng sai mục đích, vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam.
11.4. Khi đóng cửa trụ sở cơ quan đại diện tại Việt Nam (theo thông báo của Bộ Ngoại giao).
Bộ Bưu chính, Viễn thông ra quyết định thu hồi giấy phép, nêu rõ lý do thu hồi, gửi quyết định cho Bộ Ngoại giao hoặc Cơ quan chủ quản đón đoàn và Bộ Công an.
Bộ Ngoại giao hoặc Cơ quan chủ quản đón đoàn thông báo việc thu hồi giấy phép cho các đối tượng nêu tại điểm 2.1; 2.3 và 2.4 mục I của Thông tư này.
12. Trách nhiệm của các đối tượng được cấp phép sử dụng đài thông tin vệ tinh
Các đối tượng nêu tại điểm 2 mục I của Thông tư này khi được cấp phép sử dụng đài thông tin vệ tinh có trách nhiệm:
12.1. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về việc lắp đặt, sử dụng tần số và thiết bị thông tin vệ tinh.
12.2. Sử dụng đúng mục đích liên lạc công vụ, không kinh doanh và dùng cho mục đích khác.
12.3. Kê khai đúng, chính xác và đầy đủ các thông số kỹ thuật và khai thác trong bản khai (theo mẫu quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông).
12.4. Chỉ được lắp đặt và khai thác đài thông tin vệ tinh sau khi được cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện (đối với đài thông tin vệ tinh).
12.5. Khai thác đúng các điều kiện quy định trong giấy phép, đặc biệt về tần số, độ chiếm dụng băng tần, công suất, địa điểm lắp đặt và các điều kiện khác.
12.6. Không gây nhiễu có hại cho các đài vô tuyến điện khác.
12.7. Phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước về Viễn thông và tần số vô tuyến điện.
12.8. Tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát về tần số và xử lý nhiễu có hại.
III. KIỂM TRA, KIỂM SOÁT VÀ GIẢI QUYẾT NHIỄU CÓ HẠI
1. Kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện
1.1. Các đối tượng nêu tại điểm 2 mục I của Thông tư này khi sử dụng tần số, đài thông tin vệ tinh trên lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện của Cục Tần số vô tuyến điện.
1.2. Việc đo kiểm tra các tham số kỹ thuật tại khu vực lắp đặt đài thông tin vệ tinh được thực hiện trong trường hợp giải quyết nhiễu có hại hoặc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện.
Cục Tần số vô tuyến điện thông báo về thời gian, địa điểm đo kiểm tra tại khu vực lắp đặt đài thông tin vệ tinh của các Cơ quan đại diện nước ngoài để Vụ Lễ tân làm các thủ tục ngoại giao, tạo điều kiện cho các cơ quan hữu quan hoàn thành công tác kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện.
2.1. Trong quá trình khai thác sử dụng đài thông tin vệ tinh, các đối tượng nêu tại điểm 2 mục I của Thông tư này có quyền và trách nhiệm như sau:
2.1.1. Khi bị gây nhiễu có hại, cần gửi “Báo cáo nhiễu có hại” theo mẫu quy định cho Cục Tần số vô tuyến điện và thực hiện theo hướng dẫn để tổ chức việc xác định nguồn gây nhiễu, biện pháp giải quyết nhiễu có hại.
2.1.2. Nếu gây nhiễu có hại phải ngừng hoạt động và áp dụng các biện pháp cần thiết để loại trừ can nhiễu trước khi hoạt động trở lại.
2.1.3. Phối hợp với Cục Tần số vô tuyến điện và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện nguồn nhiễu nhanh chóng, chính xác và xử lý nhiễu có hiệu quả trong khu vực nhiễu có hại.
2.2. Việc xử lý nhiễu có hại được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại khoản 2, Điều 30, Nghị định số 24/2004/NĐ-CP.
2.3. Trong trường hợp cần thiết, Cục Tần số vô tuyến điện chủ trì và phối hợp với các cơ quan hữu quan thành lập đoàn kiểm tra liên ngành giải quyết nhiễu có hại.
Vụ Lễ tân làm các thủ tục về ngoại giao khi cần phải đo đạc giải quyết can nhiễu tại khu vực lắp đặt đài thông tin vệ tinh của các Cơ quan đại diện nước ngoài.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các cơ quan hữu quan thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm phối hợp, triển khai thực hiện và hướng dẫn các đối tượng nêu tại điểm 2 mục I thực hiện Thông tư này.
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.