BAN TỔ CHỨC-CÁN
BỘ CHÍNH PHỦ-BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4-LBTT |
Hà Nội , ngày 27 tháng 1 năm 1997 |
Thực hiện Nghị định số 06/CP ngày 21 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết tiền lương và trợ cấp năm 1997 đối với công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp, người nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động; lực lượng vũ trang; cán bộ xã, phường và một số đối tượng hưởng chính sách xã hội, Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Tài chính và Ban tổ chức Trung ương hướng dẫn thực hiện như sau:
A- ĐIỀU CHỈNH MỨC LƯƠNG VÀ TRỢ CẤP
I- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Cán bộ, công chức khu vực hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, bao gồm những người được tuyển dụng, hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế hưởng lương từ ngân sách Nhà nước đang làm việc, đi học, thực tập, công tác, điều trị, điều dưỡng trong và ngoài nước, cụ thể:
- Cán bộ, công chức hành chính, sự nghiệp đang làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện, các tổ chức sự nghiệp của Nhà nước;
- Cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện;
- Cán bộ, công chức được điều động đang làm việc ở các xã, phường, thị trấn;
- Cán bộ, công chức trong biên chế Nhà nước được biệt phái hoặc điều động làm việc ở các Hội, các dự án và tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà tiền lương do ngân sách Nhà nước chi trả;
2. Những người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp công nhân cao su, trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ tử tuất.
3- Thân nhân có hai liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng; thương binh mất sức lao động từ 81% trở lên; bệnh binh mất sức lao động từ 61% trở lên; người phục vụ thương binh và bệnh binh mất sức lao động từ 81% trở lên.
4. Cán bộ xã, phường, thị trấn đang công tác hoặc đã nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ;
5. Cán bộ y tế xã, phường, thị trấn hưởng lương theo Quyết định số 58/TTg ngày 3/2/1994 và Quyết định số 131/TTg ngày 4/3/1995 của Thủ tướng Chính phủ.
II. CÁCH TÍNH LẠI MỨC LƯƠNG VÀ TRỢ CẤP
Các đối tượng nêu tại mục I nói trên được tính lại mức lương, phụ cấp và trợ cấp cụ thể như sau:
1- Đối với cán bộ, công chức khu vực hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể.
Căn cứ vào hệ số mức lương, mức phụ cấp lương hiện hưởng quy định tại Nghị định số 35 NQ/UBTVQHK9 ngày 17/5/1993 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quyết định số 69/QĐ-TW ngày 17/5/1993 của Ban Bí thư, Nghị định số 25/CP và số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ và mức lương tối thiểu được điều chỉnh lại theo quy định tại Điều 1, Nghị định số 06/CP ngày 21/01/1997 của Chính phủ để tính lại mức lương, mức phụ cấp.
a) Công thức tính lại mức lương:
Mức lương Mức lương tối Hệ số
thực hiện = thiểu (144.000 x mức lương
từ 1/1/1997 đồng/tháng) hiện hưởng
b) Công thức tính lại mức phụ cấp:
+ Đối với các khoản phụ cấp tính trên tiền lương tối thiểu:
Mức phụ cấp Mức lương tối Hệ số phụ cấp
thực hiện = thiểu (144.000 x được hưởng
từ 1/1/1997 đồng/tháng) theo quy định
+ Đối với các khoản phụ cấp tính trên tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ dân cử, bầu cử:
Mức phụ cấp Mức lương Tỷ lệ phụ cấp
thực hiện = thực hiện x được hưởng theo
từ 1/1/1997 từ 1/1/1997 quy định
Riêng khoản phụ cấp của các chức danh bầu cử chuyên trách Hội Cựu chiến binh Việt Nam được tính trên mức lương chức vụ tương đương của đoàn thể chính trị.
c) Công thức tính lại mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu:
Mức tiền của hệ số chênh Mức lương tối Hệ số chênh
lệnh bảo lưu (nếu có) = thiểu (144.000 x lệch bảo lưu
thực hiện từ 1/1/1997 đồng/tháng) hiện hưởng
d) Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền tuyệt đối thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.
2- Đối với các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội
a) Những người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao dộng, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, trợ cấp công nhân cao su và tiền tuất hàng tháng từ 31 tháng 12 năm 1996 trở về trước được tính lại mức lương hưu hoặc mức trợ cấp theo công thức sau:
Mức lương hưu Mức lương hưu
hoặc trợ cấp = hoặc trợ cấp x 1,2
thực hiện từ 1/1/1997 tháng 12/1996
b) Những người bắt đầu từ 1/1/1997 trở đi mới hưởng lương hưu, trợ cấp hưu một lần, trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất thì được tính theo mức tiền lương tối thiểu 144.000 đ/tháng.
Khi tính mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cần chú ý các trường hợp sau:
- Đối với người nghỉ hưu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo các mức lương của hệ thống thang bảng lương Nhà nước quy định thì khi tính mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu hàng tháng hoặc trợ cấp 1 lần, thì được tính theo mức lương tối thiểu 144.000 đ/tháng;
Ví dụ: Một cán bộ nghỉ hưu tháng 2/1997, có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu là:
Từ tháng 2/1992 đến tháng 3/1993 là 425 đồng;
Từ tháng 4/1993 đến tháng 1/1995 chuyển đổi hệ số tiền lương là 3,35;
Từ tháng 2/1995 đến tháng 1/1997 hưởng lương theo hệ số 3,63.
Cách tính mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu như sau:
Từ tháng 2/1992 đến tháng 3/1993: mức tiền lương 425 đồng chuyển đổi theo hệ số bằng 3,35 x 144.000 đồng x 14 tháng = 6.753.600 đồng;
Từ tháng 4/1993 đến tháng 1/1995: mức tiền lương hệ số 3,35 x 144.000 đồng x 22 tháng = 10.612.800 đồng;
Từ tháng 2/1995 đến tháng 1/1997: mức tiền lương hệ số 3,36 x 144.000 đồng x 24 tháng = 12.545.280 đồng.
Tổng cộng mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối cùng:
6.753.600 đ + 10.612.800 đ + 12.545.280 đ = 29.911.680 đồng.
Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu là: 29.911.680: 60 tháng = 498.528 đồng.
- Đối với người bị chết (kể cả chết do tai nạn lao động) từ 31/12/1996 trở về trước thì tiền mai táng và tiền tuất 1 lần (nếu có) giải quyết theo mức trợ cấp năm 1996.
- Đối với người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp đã điều trị và ra viện từ 31/12/1996 trở về trước nếu hưởng trợ cấp một lần thì giải quyết theo mức trợ cấp năm 1996.
- Đối với người nghỉ việc đã có quyết định của cơ quan Bảo hiểm xã hội cho hưởng trợ cấp 1 lần từ 31/12/1996 trở về trước thì giải quyết theo mức trợ cấp năm 1996.
- Những người nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản từ 31/12/1996 trở về trước, nếu còn thời hạn nghỉ ốm, nghỉ đẻ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thì thời gian nghỉ từ 1/1/1997 trở đi mức trợ cấp được tính theo mức tiền lương tối thiểu 144.000 đồng/tháng.
c) Đối với người hưởng lương hưu sống cô đơn không còn thân nhân trực tiếp chăm sóc, không có nguồn thu nhập nào khác đã thực hiện điều chỉnh bằng 180.000 đ/tháng theo quy định tại Quyết định số 812/TTg ngày 12/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ thì từ 1/1/1997 được điều chỉnh bằng 216.000 đồng/tháng.
d) Đối với những người nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động là quân nhân chuyển ngành, đã có đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội và công an Nhân dân được hưởng thêm trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 812/TTg thì mức trợ cấp thêm hàng tháng từ ngày 1/1/1997 được tính trên mức lương tối thiểu 144.000 đồng/tháng.
e) Khoản phụ cấp khu vực (nếu có) của người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng được tính lại như quy định tại tiết b, điểm 1, nêu trên.
3- Đối với các đối tượng quy định tại điểm 3, mục I nêu trên mức trợ cấp hàng tháng điều chỉnh như sau:
- Thân nhân có hai liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng: nâng mức trợ cấp từ 144.000 đồng/tháng lên 200.000 đồng/tháng;
- Bệnh binh mất sức lao động từ 61% trở lên hưởng trợ cấp hàng tháng theo khoản 1, Điều 46, Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ mức trợ cấp được điều chỉnh theo bảng dưới đây:
Mức độ mất sức lao động |
Mức trợ cấp hàng tháng |
- Từ 61% đến 70% sức lao động |
65% mức lương quy định = 163.800 đồng |
- Từ 71% đến 80% sức lao động |
75% mức lương quy định = 189.000 đồng |
- Từ 81% đến 90% sức lao động |
90% mức lương quy định = 226.800 đồng |
- Từ 91% đến 100% sức lao động |
100% mức lương quy định = 252.000 đồng |
- Thương binh mất sức lao động từ 81% trở lên và bệnh binh mất sức lao động từ 81% trở lên trợ cấp thêm 20.000 đ/tháng, riêng trường hợp có vết thương, bệnh tật đặc biệt nặng được nâng mức trợ cấp thêm theo khoản c, Điều 1, Quyết định số 201/TTg ngày 9/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ từ 20.000 đồng/tháng lên 40.000 đồng/tháng.
- Người phục vụ thương binh mất sức lao động từ 81% trở lên (kể cả người hưởng chính sách như thương binh) và người phục vụ bệnh binh mất sức lao động từ 81% trở lên, điều dưỡng ở gia đình:
+ Nếu đang hưởng mức phụ cấp hàng tháng 96.000 đồng thì điều chỉnh lên 115.200 đồng;
+ Nếu đang hưởng mức phụ cấp hàng tháng 120.000 đồng thì điều chỉnh lên 144.000 đồng.
- Chi phí lễ tang, chôn cất mức 960.000 đồng theo quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 được điều chỉnh lên 1.152.000 đồng.
- Khoản phụ cấp khu vực (nếu có) của người có công với cách mạng cũng được tính lại như quy định tại tiết b, điểm 1 nêu trên.
4- Mức sinh hoạt phí hàng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đang công tác và đã nghỉ hưu được tính cụ thể như sau:
a) Mức sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đang công tác:
- Mức sinh hoạt phí của Bí thư Đảng uỷ (Bí thư chi bộ xã nơi chưa có Đảng uỷ xã), Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã, từ 200.000 đồng/tháng lên 240.000 đồng/tháng;
- Mức sinh hoạt phí của Phó Bí thư Đảng uỷ (hoặc thường trực Đảng uỷ xã), Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch uỷ ban nhân dân, xã đội trưởng, trưởng công an xã; trưởng các đoàn thể nhân dân xã (Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh), từ 180.000 đồng/tháng lên 216.000 đồng/tháng;
- Các chức danh còn lại từ 160.000 đồng/tháng lên 192.000 đồng/tháng.
b) Mức trợ cấp đối với cán bộ xã nghỉ hưu theo Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ):
- Mức trợ cấp của nguyên Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, từ 100.000 đồng/tháng lên 120.000 đồng/tháng.
- Mức trợ cấp của Phó bí thư, Phó Chủ tịch uỷ ban Nhân dân xã, xã đội trưởng, trưởng công an xã, từ 90.000 đồng/tháng lên 108.000 đồng/tháng.
- Mức trợ cấp của các chức danh còn lại, từ 80.000 đồng/tháng lên 96.000 đồng/tháng.
5- Đối với cán bộ y tế xã, phường, thị trấn hưởng quyền lợi theo Quyết định số 58/TTg ngày 03/02/1994 và Quyết định số 131/TTg ngày 04/03/1995 của Thủ tướng Chính phủ thì điều chỉnh tiền lương thực hiện như đối với công chức hành chính, sự nghiệp theo cách tính quy định tại điểm 1, mục II nói trên.
Khi tính lại các mức lương, phụ cấp và trợ cấp theo quy định tại các điểm 1, 2, 3, 4 và 5 nói trên nếu có số lẻ dưới 50 đồng thì bỏ đi, không tính; nếu có lẻ từ 50 đồng trở lên thì làm tròn thành 100 đồng.
B) TRÌNH TỰ LẬP BÁO CÁO, XÉT DUYỆT VÀ CẤP PHÁT QUỸ TIỀN LƯƠNG, QUY TRỢ CẤP TĂNG THÊM NĂM 1997
I) TRÌNH TỰ LẬP BÁO CÁO, XÉT DUYỆT QUỸ TIỀN LƯƠNG VÀ TRỢ CẤP TĂNG THÊM NĂM 1997:
Để có cơ sở xét duyệt quỹ tiền lương và trợ cấp tăng thêm, căn cứ vào hướng dẫn đối tượng và cách điều chỉnh mức lương, mức trợ cấp nêu tại phần A nói trên, các Bộ, Ban, ngành, cơ quan đoàn thể ở Trung ương, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập báo cáo đề nghị cấp phát quỹ tiền lương, quỹ trợ cấp tăng thêm theo quy định sau:
1) Đối với các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể.
Các Bộ, Ban, ngành, Đảng đoàn thể ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập báo cáo theo trình tự sau:
a) Lập danh sách cán bộ, công chức (kể cả số lao động hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế) hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và nhu cầu quỹ tiền lương tăng thêm theo mẫu số 1 kèm theo Thông tư này đối với từng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý có mặt đến ngày 31/12/1996.
b) Sau khi lập báo cáo theo mẫu số 1, các Bộ, Ban, ngành, cơ quan Đảng, đoàn thể ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp lại theo mẫu số 2 và có công văn (kèm theo mẫu số 1, 2) gửi Liên Bộ đề nghị quỹ tiền lương tăng thêm năm 1997.
Riêng đối với Ngân hàng Nhà nước và hệ thống công đoàn việc lập báo cáo vẫn thực hiện theo quy định trên, nhưng không đưa phần quỹ tăng thêm vào tổng quỹ tăng thêm của địa phương (đối với tổ chức công đoàn) vì ngân sách Nhà nước không phải cấp phát quỹ cho hai hệ thống này.
2) Đối với cán bộ xã, phường, thị trấn (kể cả cán bộ y tế xã, phường, thị trấn)
Việc lập báo cáo được thực hiện theo trình tự sau:
a) Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập 3 bản báo cáo theo mẫu số 3a, 3b gửi về Uỷ ban nhân dân cấp huyện (thông qua phòng Tổ chức Chính quyền Huyện, Quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh);
b) Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổng hợp 2 bản theo mẫu số 4a, 4b gửi về Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông qua Ban Tổ chức chính quyền (gửi kèm theo mẫu số 3a, 3b; mỗi loại 2 bản);
c) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp 1 bản theo mẫu số 5a, 5b và có công văn (kèm theo mẫu số 3a, 3b, 4a, 4b) gửi Liên Bộ đề nghị duyệt quỹ tăng thêm.
3. Đối với các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội do ngân sách Nhà nước chi trả tính đến ngày 31/12/1994.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo các đơn vị lập báo cáo theo quy định sau:
a) Cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập 2 bản báo cáo theo mẫu số 6 gửi về cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam;
b) Cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp 1 bản theo mẫu số 7 và có công văn (kèm theo mẫu số 6 của địa phương) gửi về Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính đề nghị xét duyệt quỹ tăng thêm.
4. Đối với một số đối tượng theo Nghị định số 28/CP được điều chỉnh mức trợ cấp.
Việc lập báo cáo được thực hiện theo trình tự sau:
a) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện lập 3 bản báo cáo theo mẫu số 8 gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh; b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh tổng hợp 2 bản báo cáo theo mẫu số 9 (kèm 2 bản danh sách theo mẫu số 8 sau khi đã kiểm tra) gửi về Vụ Chính sách thương binh liệt sĩ - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp 1 bản báo cáo theo mẫu số 9 và có công văn (kèm theo mẫu số 8 và số 9 của cấp huyện và cấp Tỉnh) gửi Liên Bộ đề nghị xét duyệt quỹ tăng thêm.
4- Đối với một số đối tượng theo Nghị định số 28/CP được điều chỉnh mức trợ cấp:
Việc lập báo cáo được thực hiện theo trình tự sau:
a) Phòng Lao động - Thương binh và xã hội cấp huyện lập 3 bản báo cáo theo mẫu số 8 gửi về Sở Lao động - Thương binh và xã hội cấp tỉnh;
b) Sở Lao động - Thương binh và xã hội cấp tỉnh tổng hợp 2 bản báo cáo theo mẫu số 9 (kèm 2 bản danh sách theo mẫu số 8 sau khi đã kiểm tra) gửi về Vụ Chính sách thương binh liệt sĩ - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội;
c) Bộ Lao động - Thương binh và xã hội tổng hợp 1 bản báo cáo theo mẫu số 9 và có công văn (kèm theo mẫu số 8 và số 9 của cấp huyên và cấp Tỉnh) gửi Liên bộ đề nghị xét duyệt quỹ tăng thêm.
II. CÁCH CẤP PHÁT QUỸ TIỀN LƯƠNG VÀ TRỢ CẤP TĂNG THÊM NĂM 1997
Việc cấp phát thực hiện theo nguyên tắc: quỹ tiền lương và trợ cấp tăng thêm đã được Nhà nước giao trong dự toán Ngân sách của các cấp ngân sách, do vậy quỹ tiền lương và trợ cấp tăng thêm của các đối tượng thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm và thực hiện theo quy định sau:
1- Bộ Tài chính cấp phát cho các đơn vị sử dụng ngân sách hoặc cấp qua cơ quan chủ quản (kể cả Đảng, đoàn thể) hưởng lương từ ngân sách Trung ương.
Cơ quan tài chính địa phương cấp phát cho các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc ngân sách địa phương theo quy định hiện hành.
2- Bộ Tài chính cấp quỹ lương hưu và trợ cấp tăng thêm của các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội do ngân sách Nhà nước chi trả cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp phát quỹ tiền lương và trợ cấp tăng thêm đối với các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/1995 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả cho các cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3- Bộ Tài chính căn cứ vào bảng phân bổ chi tiết của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cấp kinh phí uỷ quyền quỹ trợ cấp tăng thêm của các đối tượng thuộc chính sách người có công qua Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trước mắt, để các đối tượng kịp thời hưởng mức lương và trợ cấp được điều chỉnh theo hướng dẫn tại Thông tư này cơ quan tài chính các cấp (Bộ Tài chính đối với các Bộ, Ban, ngành, Đảng đoàn thể ở Trung ương; Sở Tài chính - Vật giá đối với các cơ quan thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) tạm cấp quỹ tiền lương và trợ cấp tăng thêm của quý I và II/1997 trong phạm vi số đã được thông báo trong dự toán ngân sách năm 1997.
Từ quý III/1997 trở đi, việc cấp phát quỹ tiền lương và trợ cấp tăng thêm của các Bộ, Ban, ngành, Đảng, đoàn thể ở Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ được cơ quan tài chính các cấp thực hiện trên cơ sở số liệu được Liên Bộ duyệt theo quy định của Chính phủ.
Để thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định số 06/CP ngày 21/1/1997 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này, Liên Bộ yêu cầu Thủ tướng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc khẩn trương thực hiện các yêu cầu sau đây:
1- Theo chức năng và nhiệm vụ quy định, ở cấp Bộ, Ban, ngành, Đảng, đoàn thể ở Trung ương: Vụ hoặc Ban Tổ chức cán bộ phối hợp với Đảng uỷ, công đoàn; ở cấp tỉnh: Ban Tổ chức chính quyền phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ; Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Sở Tài chính - Vật giá, Liên đoàn lao động tiến hành kiểm tra, rà soát lại số đối tượng hưởng lương và trợ cấp từ ngân sách Nhà nước, loại bỏ những trường hợp hưởng lương và trợ cấp không đúng quy định, trên cơ sở đó lập danh sách đối tượng được điều chỉnh tiền lương hoặc trợ cấp, tính quỹ tiền lương, trợ cấp tăng thêm và lập báo cáo theo đúng quy định, trình lãnh đạo Bộ, ban, ngành hoặc UBND tỉnh, thành phố có công văn gửi về Liên bộ xét duyệt.
2- Khẩn trương lập báo cáo đề nghị cấp phát quỹ tiền lương, trợ cấp tăng thêm theo đúng quy định để gửi Liên Bộ chậm nhất vào tháng 4/1997. Các Bộ, Ban, ngành, địa phương chưa gửi báo cáo sẽ chưa được cấp quỹ tiền lương và trợ cấp tăng thêm của quý III, quý IV và duyệt quyết toán cả năm 1997.
Công văn đề nghị và báo cáo của các Bộ, Ban, ngành, Đảng, đoàn thể ở Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gửi cho Liên Bộ thông qua các Tổ công tác được thành lập theo Quyết định của Ban chỉ đạo Tiền lương Nhà nước ở một số khu vực để tránh thất lạc tài liệu và bảo đảm thời gian duyệt được kịp thời.
3- Trên cơ sở mức lương và mức trợ cấp tính lại, yêu cầu các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ ngày 01/01/1997 theo mức lương tối thiểu 144.000 đồng/tháng. Riêng đối tượng là người có công theo Nghị định số 28/CP hưởng trợ cấp hàng tháng bảo hiểm y tế vẫn giữ như năm 1996.
4- Đối với các doanh nghiệp nhà nước trong khi chưa có hướng dẫn mới thì việc giao đơn giá tiền lương vẫn theo quy định hiện hành nhưng riêng việc đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được tính lại trên cơ sở mức lương tối thiểu 144.000 đ/tháng từ 1/1/1997.
5- Tổ công tác Liên Bộ có trách nhiệm giúp Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Tài chính - Ban Tổ chức Trung ương và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiểm tra tình hình thu nhập ngoài lương và xét duyệt quỹ tiền lương và trợ cấp tăng thêm năm 1997 của các Bộ, Ban, ngành, Đảng, đoàn thể ở Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Liên Bộ sẽ thông báo các Tổ công tác để các Bộ, Ban, ngành, Đảng, Đoàn thể ở Trung ương và các tỉnh, thành phố tiện liên hệ gửi tài liệu và duyệt quỹ tiền lương và trợ cấp tăng thêm năm 1997 theo quy định của Chính phủ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 1/1/1997. Bãi bỏ chế độ trợ cấp khó khăn năm 1996 hướng dẫn tại Thông tư số 13/LĐTBXH-TT ngày 08/06/1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh Liên bộ nghiên cứu giải quyết.
Đỗ Quang Trung (Đã ký) |
Nguyễn Sinh Hùng (Đã ký) |
Trần Đình Hoan (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.