BAN TỔ CHỨC-CÁN
BỘ CHÍNH PHỦ-BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02-TT/LB |
Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 1992 |
Thi hành Quyết định số 76-HĐBT ngày 9-3-1992 của Hội đồng Bộ trưởng về chủ trương biện pháp đẩy mạnh sắp xếp tổ chức, biên chế hành chính sự nghiệp; tiếp theo Thông tư 01-TTLB ngày 24 tháng 5 năm 1991 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 11-HĐBT ngày 12 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách trong việc sắp xếp biên chế hành chính - sự nghiệp; Liên Bộ Ban Tổ chức - cán bộ của Chính phủ - Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số chính sách trong việc sắp xếp biên chế hành chính - sự nghiệp được bổ sung tại Quyết định số 76-HĐBT ngày 9-3-1992 như sau:
I. CÁCH TÍNH TOÁN CÁC CHÍNH SÁCH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI THÔI VIỆC
1. Ngoài trợ cấp 1 lần theo hướng dẫn tại tiết b điểm 3 mục II Thông tư số 04-TT/LB ngày 24-5-1991, người thôi việc được hưởng thêm khoản trợ cấp khuyến khích thôi việc. Căn cứ vào số năm công tác thực tế và thang lương dùng tính trợ cấp thôi việc gồm: Lương cơ bản (cấp bậc hoặc chức vụ), trợ cấp lương, phụ cấp thâm niên, (phụ cấp thâm niên đặc biệt quy định cụ thể cho một số ngành gồm: Quốc phòng, Nội vụ, Hải quan, Giáo dục và hướng dẫn tại Thông tư số 19-LĐ-TT ngày 14-11-1985 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực (nếu có), tiền bù điện mà người lao động đang hưởng tại thời điểm có quyết định cho thôi việc để xác định mức trợ cấp khuyến khích thôi việc cụ thể như sau:
- Thêm 3 tháng đối với người có thời gian công tác từ 5 năm đến dưới 10 năm.
- Thêm 4 tháng đối với người có thời gian công tác từ 10 năm đến dưới 15 năm.
- Thêm 5 tháng đối với người có thời gian công tác từ 15 năm đến dưới 20 năm.
- Thêm 7 tháng đối với người có thời gian công tác từ 20 năm trở lên.
2. Nếu người thôi việc có thời gian công tác và chiến đấu ở các chiến trường B, C, K có đủ thủ tục hợp lệ xác minh thời gian này trong hồ sơ công nhân viên chức thì được hưởng thêm từ 2 đến 4 tháng lương dùng tính trợ cấp thôi việc (nói tại điểm 1 trên) cụ thể như sau:
- Thêm 2 tháng đối với những người có thời gian dưới 5 năm.
- Thêm 4 tháng đối với những người có thời gian từ 5 năm trở lên.
3. Người thôi việc được cấp thêm một khoản kinh phí học nghề theo hướng dẫn tại tiết b điểm 3 mục II Thông tư Liên Bộ số 04-TT/LB ngày 24-5-1991 không giới hạn về tuổi đời.
4. Người thôi việc có nhu cầu thực sự chuyển vùng cư trú, có xác nhận di chuyển của chính quyền địa phương sở tại, được cấp tiền tàu xe và cước vận chuyển đồ dùng theo quy định hiện hành cho bản thân và gia đình (nếu cùng đi).
5. Ngoài chính sách đã hướng dẫn tại tiết b điểm 3 mục II Thông tư Liên Bộ số 04-TTLB ngày 24-5-1991, người lao động thôi việc đi xây dựng vùng kinh tế mới theo dự án được duyệt, nay được hưởng thêm các chính sách theo chế độ hiện hành của Nhà nước quy định đối với người đi xây dựng vùng kinh tế mới (kể cả chồng hoặc vợ cùng đi theo).
6. Người thôi việc là thương binh khi làm việc chỉ được hưởng 30% trợ cấp thương tật nay nghỉ thôi việc được hưởng 100% trợ cấp thương tật kể từ khi có quyết định thôi việc. Thủ tục cấp phát, chi trả trợ cấp này theo quy định hiện hành.
Ngoài ra người thôi việc ở khu vực Nhà nước chuyển sang hoạt động kinh doanh sẽ được vay vốn với lãi suất ưu đãi (từ quỹ việc làm quốc gia) theo hướng dẫn của Nhà nước để tiến hành sản xuất kinh doanh, dịch vụ; được giảm hoặc miễn thuế theo luật định; được ưu tiên đào tạo nghề theo các chương trình dự án việc làm và tại các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm của Nhà nước.
Kinh phí để giải quyết chế độ cho người lao động khi sắp xếp biên chế hành chính - sự nghiệp theo chính sách bổ sung trên không kể điểm 5 và điểm 6 lấy từ nguồn kinh phí sắp xếp lại lao động. Việc cấp phát và quản lý nguồn kinh phí này thực hiện theo hướng dẫn tại mục IV Thông tư số 04-TTLB ngày 24 tháng 5 năm 1991 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính và Công văn số 1599 (TCCĐTC ngày 2-11-1991 của Bộ Tài chính).
II. HƯỚNG DẪN VỀ BIỂU MẪU DỰ TOÁN QUYẾT TOÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THÔI VIỆC
1. Căn cứ vào những thay đổi bổ sung chính sách cho người thôi việc nói trên, nay hướng dẫn bổ sung nội dung một số biểu mẫu dự toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 01-TT/LB ngày 24 tháng 5 năm 1991 như sau:
a) Đối với mẫu số 3:
Bổ sung thêm 2 cột sau:
+ Thêm cột số tháng tính trợ cấp (gồm 4 cột nhỏ: Tổng số và chia ra: theo năm công tác thực tế, số tháng khuyến khích theo thâm niên và số tháng khuyến khích những năm công tác ở chiến trường B, C, K).
+ Thêm cột tiền tàu xe, tiền cước chuyển vùng cư trú (nếu có) theo mẫu đính kèm (phụ lục 1).
b) Đối với mẫu số 5:
Bổ sung thêm cột tổng số tiền tàu xe, tiền cước chuyển vùng cư trú (nếu có). Theo mẫu đính kèm (phụ lục 2).
2. Bổ sung mẫu biểu quyết toán quy định tại Công văn số 1599 TCCĐTC ngày 2-11-1991 của Bộ Tài chính như sau:
a) Đối với mẫu số 2:
Bổ sung thêm 2 cột sau:
+ Thêm cột số tháng tính trợ cấp (gồm 4 cột nhỏ: Tổng số và chia ra: Theo năm công tác thực tế, số tháng khuyến khích theo thâm niên và số tháng khuyến khích những năm công tác ở chiến trường B, C, K).
+ Thêm cột tiền tàu xe, tiền cước chuyển vùng cư trú (nếu có) theo mẫu đính kèm (phụ lục 3).
b) Đối với mẫu số 3:
Bổ sung thêm cột tổng số tiền tàu xe, tiền cước chuyển vùng cư trú (nếu có) theo mẫu đính kèm (phụ lục 4).
3. Để đảm bảo tính toán chính xác số tiền mà người lao động được hưởng khi thôi việc theo quyết định số 111-HĐBT, thuận tiện cho việc kiểm tra - đối chiếu quyết toán; Liên Bộ hướng dẫn phụ lục tính toán để áp dụng thống nhất (phụ lục 5 đính kèm). Phụ lục này được giao kèm theo Quyết định cho người lao động thôi việc và lưu hồ sơ của cấp có thẩm quyền ra quyết định cho thôi việc.
Căn cứ vào nội dung và các bước tiến hành đã hướng dẫn tại mục III Thông tư Liên Bộ số 04-TT/LB ngày 24-5-1991; kể từ ngày 15-3-1992 các Bộ ngành, địa phương trực thuộc Trung ương phải tính toán thêm các chính sách bổ sung theo hướng dẫn tại Thông tư này cùng với các chế độ khác đã hướng dẫn tại Thông tư số 04-TT/LB ngày 24 tháng 5 năm 1991 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính; Thông tư số 04-TT/LB ngày 28 tháng 2 năm 1992 của Liên Bộ Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội; Thông tư số 03-TTLB ngày 7-3-1992 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính khi xây dựng phương án sắp xếp tổ chức, biên chế hành chính - sự nghiệp báo cáo Tiểu ban sắp xếp tổ chức biên chế hành chính - sự nghiệp xét duyệt, cấp phát kinh phí.
Đối với người lao động ở các đơn vị hành chính - sự nghiệp thuộc Bộ ngành, địa phương đã được Tiểu ban sắp xếp tổ chức, biên chế hành chính - sự nghiệp xét duyệt và cấp phát kinh phí nhưng chưa có quyết định thôi việc, chưa nhận được trợ cấp theo chế độ chính sách trước ngày 15-3-1992 thì cũng được tính thêm các khoản trợ cấp theo chính sách bổ sung được hướng dẫn tại Thông tư này. Để có kinh phí chi trả theo chính sách bổ sung cho người lao động thực hiện sau 15-3-1992, đề nghị các Bộ ngành, và địa phương tiến hành kiểm tra quyết toán số thực tế đã chi trả ở các đơn vị hành chính - sự nghiệp (có xác nhận của kho bạc Nhà nước), lập dự toán bổ sung gửi về Trung ương làm cơ sở xem xét cấp thêm kinh phí. Việc quyết toán phần kinh phí bổ sung này thực hiện theo hướng dẫn chung.
Đối với người lao động ở các đơn vị hành chính - sự nghiệp đã được cấp kinh phí thực hiện Quyết định số 111-HĐBT đã có quyết định thôi việc và đã nhận tiền trợ cấp 1 lần trước ngày 15 tháng 3 năm 1992 thì không được tính thêm chế độ chính sách bổ sung theo các hướng dẫn thêm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15-3-1992.
Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị các Bộ ngành, địa phương phản ảnh về Liên Bộ để nghiên cứu bổ sung hướng dẫn phù hợp.
Bùi Ngọc Thanh (Đã ký) |
Lý Tài Luận (Đã ký) |
Tô Tử Hạ (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.