BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI;BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03--BTC-BGTV/TT |
Hà Nội, ngày 08 tháng 1 năm 1993 |
Vốn quản lý và sửa chữa cầu đường bộ quy định tại Nghị định số 10-HĐBT ngày 20-1-1982 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư hướng dẫn số 236 TT/LB ngay 7-12-1983 của Liên Bộ Giao thông vận tải - Tài chính quy định chế độ quản lý, cấp phát vốn quản lý và sửa chữa cầu đường bộ áp dụng chung cho cả 2 loại công việc sửa chữa lớn (đại tu, trung tu) và sửa chữa thường xuyên.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế và đổi mới tổ chức quản lý ngành đường bộ, ngày 26-12-1991 Liên Bộ Tài chính - Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 78-TT/LB quy định và hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát vốn sửa chữa thường xuyên đường bộ.
Nay Liên Bộ Tài chính - Giao thông vận tải quy định và hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát thanh quyết toán vốn sửa chữa lớn cầu được bộ như sau:
1. Công tác sửa chữa lớn (đại tu) cầu đường bộ tương tự như công tác xây dựng cơ bản, nên nội dung quản lý, cấp phát, thanh quyết toán vận dụng chế độ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Công tác sửa chữa vừa (trung tu) đường bộ là những công việc gắn liền với công tác sửa chữa thường xuyên nhưng có khối lượng công việc tương đối rõ ràng, do các đơn vị là đoạn, phân khu đường bộ thực hiện nên chế độ quản lý, cấp phát vốn được áp dụng theo các quy định tại Thông tư số 78-TT/LB ngày 26-12-1991 của Liên Bộ, Bộ Giao thông vận tải sẽ hướng dẫn cụ thể về thể thức thanh toán cho công tác này, sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Tài chính. Những nội dung quản lý trong Thông tư này chỉ quy định cho công tác sửa chữa lớn đường bộ.
2. Vốn sửa chữa lớn cầu đường bộ do ngân sách Nhà nước cấp phát:
- Hệ thống được quốc lộ do ngân sách trung ương đài thọ.
- Hệ thống đường thuộc tỉnh, thành phố do ngân sách địa phương đài thọ.
3. Vốn sửa chữa lớn cầu đường bộ cơ quan tài chính cấp phát qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
II- LẬP KẾ HOẠCH VỐN SỬA CHỮA LỚN ĐƯỜNG BỘ
Hàng năm, theo quy định về tiến độ lập kế hoạch các khu quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (gọi chung là chủ đầu tư); căn cứ vào tình trạng của cầu đường và yêu cầu sửa chữa lớn; căn cứ các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành để lập kế hoạch chi sửa chữa lớn cầu đường bộ, gửi cho Bộ Giao thông vận tải (đường quốc lộ), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (đường tỉnh lộ và nội thị) xem xét.
Bộ Giao thông vận tải tổng hợp kế hoạch trình Nhà nước phê duyệt, đồng thời gửi cho Bộ Tài chính. Sau khi được Nhà nước duyệt và thông báo vốn của ngân sách, Bộ Giao thông vận tải sẽ duyệt và thông báo chỉ tiêu kế hoạch cho các chủ đầu tư để làm căn cứ thực hiện, đồng thời gửi cho Bộ Tài chính để Bộ Tài chính gửi cho các Chi cục kho bạc có chủ đầu tư làm căn cứ cấp phát, thanh toán vốn sửa chữa cầu đường bộ.
Những điều kiện về công tác lập và xét duyệt kế hoạch đối với các chủ đầu tư và cơ quan chủ quản đầu tư như sau:
- Các chủ đầu tư phải báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch về khối lượng, chất lượng và hiệu quả vốn đầu tư trong năm để làm cơ sở cho công tác kế hoạch năm sau.
- Mỗi một công trình được ghi kế hoạch chi sửa chữa lớn phải có: phương án kinh tế - kỹ thuật, khái toán hoặc dự toán, chỉ tiêu hiện vật và giá trị phải phù hợp với chỉ tiêu giá trị của thời điểm xây dựng kế hoạch được cấp thẩm quyền duyệt.
- Đối với chủ quản đầu tư khi xét duyệt và giao kế hoạch cho các chủ đầu tư kế hoạch khối lượng và giá trị phải tương ứng với tiền vốn đã được Nhà nước bố trí ghi trong kế hoạch năm của ngân sách.
III- CẤP PHÁT, THANH QUYẾT TOÁN VỐN SỬA CHỮA LỚN ĐƯỜNG BỘ
1. Vốn sửa chữa lớn đường bộ cấp phát qua hệ thống Kho bạc Nhà nước bằng hình thức lệnh chi tiền.
2. Công tác sửa chữa lớn cầu đường bộ quản lý cấp phát, thanh toán theo khối lượng hoàn thành, các đơn vị làm công tác sửa chữa lớn là các doanh nghiệp nhận thầu thi công (bên B), đơn vị giao thầu là các chủ đầu tư (bên A). Do vậy, thể thức cấp phát thanh toán theo hợp đồng, phiếu giá và biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành. Các Chi cục Kho bạc Nhà nước sẽ cấp phát cho các chủ đầu tư để thanh toán các khối lượng hoàn thành đã thực hiện theo nhiệm vụ được giao trong và ngoài tỉnh, thành phố.
3. Tổ chức cấp phát.
Bộ Tài chính sẽ thực hiện cấp phát bằng lệnh chi cho Cục Kho bạc Nhà nước (cấp cho đường trung ương), Sở Tài chính cấp lệnh chi cho Cục Kho bạc Nhà nước (cấp cho đường địa phương) theo kế hoạch mỗi tháng một lần.
Khi nhận dược thông báo của cơ quan tài chính đã cấp phát, Bộ Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải lập bảng phân khai xin cấp phát cho các chủ đầu tư để thanh toán các công trình đã có kế hoạch và thủ tục thanh toán; số tiền xin cấp phát phải phù hợp với số tiền của lệnh chi. Chủ quản đầu tư gửi bảng phân khai vốn trên cho bộ phận tài vụ quản lý cấp phát của cơ quan tài chính xem xét và có ý kiến gửi Kho bạc Nhà nước làm thủ tục chuyển tiền cho các chủ đầu tư.
Các chủ đầu tư có quyền đề nghị cơ quan Kho bạc Nhà nước thanh toán cho các đơn vị thi công các công trình sửa chữa lớn đường bộ khi có đủ các căn cứ như: Hợp đồng kinh tế, kế hoạch và dự toán được duyệt, biên bản nghiệm thu, phiếu giá thanh toán. Mức độ được giải quyết thanh toán trong phạm vi số tiền mà chủ đầu tư đã được thông báo của lệnh chi tiền.
IV- BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN SỬA CHỮA LỚN CẦU ĐƯỜNG BỘ
1. Đối với cơ quan quản lý vốn:
Các chi cục Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm quản lý cấp phát thanh toán vốn sửa chữa lớn đường bộ theo đúng các quy định trên đây, hàng quý và năm, chi cục Kho bạc Nhà nước tổng hợp quyết toán tình hình sử dụng vốn, báo cáo gửi về cục Kho bạc Nhà nước (vốn của Trung ương cấp) để cục làm cơ sở tổng hợp quyết toán báo cáo Bộ Tài chính.
2. Đối với cơ quan sử dụng vốn:
Các khu quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo quyết toán theo điều lệ về tổ chức kế toán, thống kê của Nhà nước.
Chế độ báo cáo quyết toán được thực hiện theo chế độ báo cáo quyết toán về sửa chữa lớn đường bộ hiện hành (quyết toán bên A).
- Thời gian gửi quyết toán:
+ Quyết toán quý gửi sau 15 ngày hết quý.
+ Quyết toán năm gửi sau 45 ngày hết năm.
- Nơi gửi quyết toán:
Các khu quản lý đường bộ và Sở Giao thông vận tải phải gửi cho Bộ Giao thông vận tải và Chi cục Kho bạc Nhà nước (đối với vốn ngân sách trung ương), Sở Giao thông vận tải gửi cho chi cục kho bạc và Sở Tài chính (đối với vốn ngân sách địa phương).
Bộ Giao thông vận tải hoặc Sở Giao thông vận tải tổng hợp quyết toán về vốn sửa chữa lớn đường bộ gửi Bộ Tài chính, cục Kho bạc Nhà nước và Sở Tài chính (vốn địa phương).
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-1993, những quy định trước đây về công tác quản lý, cấp phát thanh quyết toán vốn sửa chữa lớn cầu đường bộ trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện các ngành, các đơn vị có gì vướng mắc phản ảnh về hai Bộ để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Lê Khả (Đã ký) |
Phạm Văn Trọng (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.