BỘ CÔNG AN-BỘ KẾ
HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ-BỘ NGOẠI GIAO-BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2000/TTLT/BKH-BTP-BNG-BCA |
Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2000 |
CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ - BỘ TƯ PHÁP - BỘ NGOẠI GIAO - BỘ CÔNG AN SỐ 10/2000/TTLT/BKH-BTP-BNG-BCA NGÀY 15 THÁNG 8 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN VIỆC NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI, NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THƯỜNG TRÚ TẠI VIỆT NAM ĐẦU TƯ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 51/1999/NĐ-CP NGÀY 8 THÁNG 7 NĂM 1999 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC (SỬA ĐỔI) SỐ 03/1998/QH10
Căn cứ Luật Khuyến khích đầu
tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số
03/1998/QH10 (dưới đây gọi tắt là Nghị định 51);
Căn cứ Quyết định 767/TTg ngày 17 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về
một số chủ trương chính sách đối với cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước
ngoài;
Căn cứ Quyết định 210/1999/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 1999 của Thủ tưởng
Chính phủ về một số chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài;
Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Tư pháp - Ngoại giao - Công an hướng dẫn việc
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam đầu
tư theo Nghị định số 51 như sau:
1. Đối tượng áp dụng của Thông tư
1.1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bao gồm:
a- Người có quốc tịch Việt Nam cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài;
b- Người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài;
1.2. Ngươi có quan hệ huyết thống Việt Nam bao gồm: Người có cha đẻ, mẹ đẻ, hoặc ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hiện nay hoặc đã từng có quốc tịch Việt Nam.
1.3. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam, bao gồm:
a- Công dân nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp Thẻ thường trú;
b- Người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp Thẻ thường trú.
- Giấy do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận nhà dầu tư là người thuộc đối tượng quy định tại Điểm 1.2 Thông tư này.
- Giấy tờ, chứng chỉ, bằng cấp liên quan đến trình độ chuyên môn của nhà đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, chứng nhận hoặc chứng thực.
3. Thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án đầu tư
3.1. Để thực hiện dự án đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, nhà đầu tư có thể nhân danh cá nhân trực tiếp thành lập doanh nghiệp hoặc cùng với công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.
3.2. Nhà đầu tư trước đây đã chuyển giao vốn, tài sản của mình cho công dân Việt Nam hoặc cho cơ sở sản xuất, kinh doanh Việt Nam và mượn danh nghĩa của cá nhân hoặc tổ chức đó để đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, nếu có nhu cầu và đủ điều kiện thì được làm thủ tục chuyển tên chủ đầu tư theo hướng dẫn tại Phần VI Thông tư này.
3.3. Nhà đầu tư được phép thuê chuyên gia, lao động kỹ thuật là người nước ngoài theo quy định tại Điều 32 của Nghị định số 51.
4. Quyền góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư
4.1. Việc nhà đầu tư góp vốn hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 51 được thực hiện như sau:
a- Được góp vốn hoặc mua cổ phần với mức không quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực, ngành, nghề, thuộc Danh mục do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho từng thời kỳ theo đề nghị của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư.
b- Việc góp vốn hoặc mua cổ phần quy định tại Điểm 4.1.a Thông tư này vào các doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý thì do Bộ trưởng Tài chính quyết định; của doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý thì do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
4.2. Nhà đầu tư được góp vốn hoặc mua cổ phần không hạn chế về tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ cổ phần của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước. Việc nhà đầu tư góp vốn hoặc mua cổ phần được thực hiện theo hợp đồng ký giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp có liên quan. Trường hợp này, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp chậm nhất 15 ngày sau khi đã thực hiện việc góp vốn hoặc mua cổ phần.
5. Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn đầu tư và khuyến khích đầu tư
5.1. Nhà đầu tư được đầu tư, kinh doanh ở tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ nhưng ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật Doanh nghiệp và được cụ thể hoá tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 03/2000/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Doanh nghiệp.
5.2. Nhà đầu tư được khuyến khích đầu tư, kinh doanh vào ngành, nghề, lĩnh vực quy định tại Danh mục A ban hành kèm theo Nghị định 51 (dưới đây gọi tắt là Danh mục A).
5.3. Nhà đầu tư được khuyến khích đầu tư, kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Danh mục B; địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Danh mục C ban hành kèm theo Nghị định 51 (dưới đây gọi tắt là Danh mục B và Danh mục C)
6. Hỗ trợ mặt bằng sản xuất, kinh doanh
6.1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, nếu có nhu cầu thuê đất làm mặt bằng thực hiện dự án đầu tư thì được tạo điều kiện cho thuê đất.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất căn cứ vào mục đích sử dụng đất được lập trong dự án khả thi, căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương để giải quyết đối với từng dự án.
Thời hạn cho thuê đất được xác định theo dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng không quá 50 năm.
Hạn mức cho thuê đất của dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật
6.2. Nhà đầu tư được thuê đất để xây dựng nhà ở nhằm mục đích kinh doanh bán cho các đối tượng được phép mua nhà ở hoặc cho thuê tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6.3. Thời gian miễn nộp tiền thuê đất cho các dự án đầu tư thuộc ngành, nghề, lĩnh vực quy định tại Danh mục A hoặc dự án đầu tư tại địa bàn quy định tại Danh mục B hoặc Danh mục C được thực hiện như đối với doanh nghiệp trong nước cùng loại quy định tại Điều 18 Nghị định 51.
7. Quyền của nhà đầu tư đối với đất thuê.
Nhà đầu tư có dự án đầu tư được Nhà nước cho thuê đất có các quyền quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam.
8. Vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển
Nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc Danh mục A hoặc thực hiện dự án đầu tư tại địa bàn thuộc Danh mục B hoặc Danh mục C được Quỹ Hỗ trợ phát triển xem xét việc hỗ trợ đầu tư thông qua các hình thức cho vay đầu tư; hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; bảo lãnh tín dựng đầu tư theo pháp luật hiện hành về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Mức áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; mức miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập bổ sung, thuế nhập khẩu thiết bị, máy móc tạo tài sản cố định đối với các dự án đầu tư thuộc ngành, nghề, lĩnh vực quy định tại Danh mục A hoặc dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục B hoặc Danh mục C được thực hiện như đối với doanh nghiệp trong nước cùng loại quy định tương ứng tại các điều từ Điều 20 đến Điều 27 Nghị định 51.
10. Thực hiện nguyên tắc một giá cho dự án đầu tư theo luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi)
10.1. Doanh nghiệp do người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, doanh nghiệp do người nước ngoài thường trú ở Việt Nam đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, doanh nghiệp do công dân Việt Nam cùng thành lập với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam có dự án đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước được hưởng cùng mức giá đầu vào như các dự án đầu tư trong nước cùng loại đối với đất đai, hàng hóa, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư và dịch vụ khác do Chính phủ định giá, chịu cùng một mức thuế.
Các cơ quan chức năng của Nhà nước và các cơ sở sản xuất, kinh doanh cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất do Chính phủ định giá thống nhất thực hiện quy định này.
11. Thẻ chứng nhận áp đụng chế độ một giá cho nhà đầu tư và thủ tục cấp Thẻ chứng nhận áp dụng chế độ một giá
Thẻ chứng nhận áp dụng chế độ một giá do Bộ Kế hoạch và Đất tư ban hành thống nhất và có giá trị trên toàn quốc (mẫu thẻ ban hành kèm Thông tư này). Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét ký và cấp Thẻ này cho nhà đầu tư và thân nhân của nhà đầu tư trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
11.2. Hồ sơ đề nghị áp dụng chế độ một giá bao gồm:
a- Đơn đề nghị được áp dụng chế độ một giá kèm theo danh sách thân nhân của nhà đầu tư đề nghị cùng được hưởng; nhà đầu tư và thân nhân mỗi người nộp 2 ảnh chụp nửa người, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, ảnh có kích thước 3 x 4 và chụp trước khi làm đơn không quá 6 tháng (có ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh ở mặt sau);
b- Giấy tờ chứng minh về quan hệ của thân nhân với nhà đầu tư.
11.3. Nhà đầu tư nộp các giấy tờ quy định tại Điểm 11.2 Thông tư này cùng với hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư cho dự án đầu tư của mình tại Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi thực hiện dự án đầu tư.
11.4. Đối với dự án đầu tư đã triển khai trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, nhà đầu tư nộp giấy tờ quy định tại Điểm 11.2 Thông tư này cùng bản sao có công chứng Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đã cấp ưu đãi đầu tư.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị được áp dụng chế độ một giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc cấp Thẻ chứng nhận áp dụng chế độ một giá cho nhà đầu tư và thân nhân nhà đầu tư.
11.5. Quyền lợi của nhà đầt tư và thân nhân nhà đầu tư được ghi trong Thẻ bao gồm các dịch vụ được quy định tại Điểm 10.2 Thông tư này.
11.6. Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi đã cấp thẻ quyết định việc thu hồi Thẻ chứng nhận áp dụng chế độ một giá của nhà đầu tư và thân nhân của họ trong trường hợp doanh nghiệp của nhà đầu tư bị phá sản, giải thể hoặc người sử dụng thẻ có hành vi vi phạm các quy định tại khoản 3 Điều 121 Luật Doanh nghiệp.
III. THỦ TỤC XÁC NHẬN NGƯỜI GỐC VIỆT NAM, NGƯỜI CÓ QUAN HỆ HUYẾT THỐNG VIỆT NAM
12. Xác nhận có quốc tịch Việt Nam, mất quốc tịch Việt Nam
12.1. Người thuộc đối tượng quy định tại Điểm 1.1.a Thông tư này cần có hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam, trong trường họp không có hộ chiếu Việt Nam thì phải có một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam; Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; hoặc Giấy xác nhận đăng ký công dân. Những người thuộc đối tượng quy định tại Điểm này không cần phải làm thủ tục xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam.
12.2. Người thuộc đối tượng quy định tại Điểm 1.l.b Thông tư này cần có Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam, hoặc Giấy xác nhận đăng ký công dân.
12.3. Thẩm quyền, thủ tục, trình tự cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận đăng ký công dân.
Việc cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 35 và Điều 36 Luật Quốc tịch Việt Nam và các Điều 17, 18 và 19 Nghị định l04/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết và hưởng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam (sau đây gọi là Nghị định l04/1998/NĐ-CP).
Việc cấp Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 35 và Điều 36 Luật Quốc tịch Việt Nam, Điều 25 và Điều 26 Nghị định l04/1998/NĐ-CP.
Việc cấp Giấy xác nhận đăng ký công dân dược thực hiện theo quy định tại Quyết định số 713/NG-QĐ ngày 17 tháng 5 năm 1997 của Bộ Ngoại giao.
13. Thủ tục xác nhận người có quan hệ huyết thống Việt Nam
13.1. Người thuộc đối tượng quy định tại Điểm 1.2 Thông tư này cần có Giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam (Mẫu giấy được ban hành kèm theo Thông tư này) do một trong các cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp.
a- Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài,
b- Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài.
13.2. Người đề nghị cấp Giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam tại các cơ quan quy định tại Điểm 13.1 Thông tư này cần có đơn đề nghị (mẫu đơn ban hành kèm theo Thông tư này). Kèm theo đơn phải có các giấy tờ sau đây (kể cả giấy tờ do chính quyền cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975).
a- Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha đẻ, mẹ đẻ, ông nội, bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại; trong trường hợp những người này đã mất quốc tịch Việt Nam thì phải có Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam.
b- Giấy tờ chứng minh người làm đơn là con đẻ, cháu nội hoặc cháu ngoại của những người thuộc đối tượng nói tại Điểm 13.2.a Thông tư này.
c- Hộ chiếu nước ngoài hợp lệ.
13.3. Trường hợp không thể có được các giấy tờ quy định tại Điểm 13.2.a và 13.2.b Thông tư này, thì người xin xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam phải có các giấy tờ sau đây:
a- Đối với trường hợp xin giấy xác nhận tại các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại Điểm 13.1.a Thông tư này, cần phải có:
- Giấy của tập thể cộng đồng người Việt Nam ở địa phương nơi người đó sinh sống (có thể là Hội người Việt Nam có quan hệ với các tổ chức, cơ quan hợp pháp trong nước hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó) xác nhận bằng văn bản người đó có quan hệ huyết thống với người đang có quốc tịch Việt Nam hoặc với người đã từng có quốc tịch Việt Nam.
- Bản lý lịch tự thuật của người đề nghị cấp giấy xác nhận từ thời gian trước cho đến thời điểm xin xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam.
b- Đối với trường hợp xin xác nhận tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở trong nước được quy định tại Điểm 13.1.b Thông tư này, cần phải có:
- Văn bản của ít nhất hai công dân Việt Nam thường trú ở trong nước có năng lực hành vi dân sự đầy đủ xác nhận về việc người đó có quan hệ huyết thống với người có quốc tịch Việt Nam hoặc với người đã từng có quốc tịch Việt Nam, trong giấy xác nhận ghi rõ họ tên, địa chỉ của người được xác nhận và những người làm giấy xác nhận;
- Bản lý lịch tự thuật của người đề nghị cấp giấy xác nhận từ thời gian trước cho đến thời điểm xin xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam.
13.4. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xem xét, cấp Giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam, trường hợp từ chối cấp phải trả lời đương sự bằng văn bản trong đó có nêu rõ lý do.
IV. VIỆC NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, CƯ TRÚ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
14. Nhập xuất cảnh của nhà đầu tư
14.1. Nhà đầu tư có Hộ chiếu Việt Nam hợp lệ được nhập xuất cảnh Việt Nam không cần có thị thực.
14.2. Nhà đầu tư mang hộ chiếu nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi khi nhập cảnh Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).
15. Cư trú, cấp, thay đổi, thu hồi Thẻ thường trú,
15.1. Việc cư trú, đi lại của nhà đầu tư là đối tượng nêu tại Điểm 1.2 và 1.3 Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Điều 11, 12 Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ban hành ngày 28 tháng 4 năm 2000.
15.2. Việc cấp, thay đổi hoặc thu hồi Thẻ thường trú của nhà đầu tư được thực hiện tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ Công an theo quy định tại các Điều 13 và 14 Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28 tháng 4 năm 2000.
V. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ CẤP CHỨNG NHẬN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
Ngoài hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật áp dụng đối với nhà đầu tư là công dân Việt Nam, nhà đầu tư cần phải có thêm các giấy tờ sau đây:
16.1. Đối với nhà đầu tư thuộc đối tượng quy định tại Điểm 1.1 Thông tư này phải nộp:
a- Bản sao Hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam; Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; hoặc Giấy xác nhận đăng ký công dân;
b- Giấy tờ, chứng chỉ liên quan đến trình độ chuyên môn của người điều hành đối với một số ngành, nghề mà pháp luật Việt Nam quy định phải có.
16.2. Đối với nhà đầu tư thuộc đối tượng quy định tại Điểm 1.2 Thông tư này cần có Giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam và giấy tờ quy định tại Điểm l6.l.b Thông tư này.
16.3. Đối với nhà đầu tư thuộc đối tượng quy định tại Điểm 1.3 Thông tư này cần có Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và giấy tờ quy định Điểm 16.l.b Thông tư này.
17. Trình tự, thời hạn xem xét việc đăng ký kinh doanh
17.1. Nhà đầu tư đăng ký kinh doanh trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người khác đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở giao dịch để nộp hồ sơ. Khi nộp hồ sơ, nhà đầu tư (hoặc người được uỷ quyền) phải xuất trình hộ chiếu và bản gốc các giấy tờ cần thiết để kiểm tra, đối chiếu. Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra Hộ chiếu và tính hợp lệ của hồ sơ, đồng thời viết phiếu hẹn trả lời cho nhà đầu tư theo quy định hiện hành của pháp luật việt Nam.
17.2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm xem xét thực hiện việc đăng ký kinh doanh cho nhà đầu tư.
18. Thủ tục đề nghị hưởng ưu đãi đầu tư và nghĩa vụ báo cáo thực hiện ưu đãi đầu tư
18.1. Để được hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc ngành, nghề, lĩnh vực ưu đãi đầu tư quy định tại Danh mục A hoặc thực hiện dự án đầu tư tại địa bàn quy định ở Danh mục B hoặc Danh mục C phải thực hiện các thủ tục cần thiết quy định tại Thông tư 02/1999/TT-BKH ngày 24 tháng 9 năm 1999 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
18.2. Định kỳ 6 tháng một lần (vào đầu tháng 6 và tháng 12 hàng năm) doanh nghiệp được hưởng ưu đãi đầu tư có trách nhiệm báo cáo tình hình việc thực hiện các biện pháp ưu đãi đã và đang được hưởng tại doanh nghiệp về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
18.3. Trong trường họp doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư vi phạm pháp luật Việt Nam, không thực hiện đầy đủ các điều kiện để hưởng ưu đãi đầu tư, đi định cư ở nước khác hoặc vi phạm vào các quy định được nêu tại khoản 3 Điều 121 Luật doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư thu hồi Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Thẻ chứng nhận áp dụng chế độ một giá (nếu có) của nhà đầu tư và thân nhân nhà đầu tư theo quy định tại Điều 33 Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).
19. Điều kiện để chuyển tên chủ đầu tư của doanh nghiệp đang hoạt động
19.1. Nhà đầu tư nói tại Điểm 3.2 Thông tư này khi làm thủ tục chuyển tên chủ đầu tư, cần có các giấy tờ sau đây:
a- Văn bản đồng ý trao trả lại cho nhà đầu tư tài sản và vốn của doanh nghiệp mà người (hoặc những người) đựng danh nghĩa cho nhà đầu tư đang quản lý;
b- Văn bản của người (hoặc những người) đứng danh nghĩa cho nhà đầu tư tự nguyện chuyển quyền quản lý doanh nghiệp cho nhà đầu tư;
c- Văn bản nhất trí của các sáng lập viên, thành viên góp vốn của doanh nghiệp về việc chấp nhận chuyển đổi chủ đầu tư, chuyển vốn đầu tư.
d- Xác nhận của cơ quan thuế về việc doanh nghiệp đề nghị chuyển đổi tên chủ đầu tư đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam.
e- Đơn của nhà đầu tư đề nghị được chuyển chủ đầu tư, chuyển vốn đầu tư trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó có cam kết thực hiện điều lệ doanh nghiệp và kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
19.2. Chủ đầu tư mới có trách nhiệm tiến hành làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc các quyền khác có lên quan đến tài sản nhận lại theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
20. Điều kiện để chuyển vốn đầu tư trước đây vào doanh nghiệp trong nước dưới danh nghĩa công dân Việt Nam thành phần vốn góp của nhà đầu tư
Nhà đầu tư nói tại Điểm 3.2 Thông tư này đã chuyển giao vốn, tài sản của mình cho công dân Việt Nam hoặc cho cơ sở sản xuất, kinh doanh Việt Nam và mượn danh nghĩa của cá nhân hoặc tổ chức đó để đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, khi làm thủ tục để đứng tên phần vốn góp của mình trong doanh nghiệp cần có văn bản của công dân Việt Nam hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh đồng ý trả lại cho nhà đầu tư phần tài sản, vốn mà công dân Việt Nam hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh đang quản lý và sử dụng.
21. Trình tự, thủ tục, thời hạn xem xét việc đổi tên nhà đầu tư
21.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết việc đổi tên chủ đầu tư. Sở kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, xem xét hồ sơ và hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung đầy đủ các giấy tờ cần thiết.
21.2. Để đổi tên chủ của doanh nghiệp đang hoạt động, nhà đầu tư gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đã cấp Đăng ký kinh doanh trước đây của doanh nghiệp, hồ sơ gồm các giấy tờ như quy định tại Điểm 16.1 và các giấy tờ quy định tại Điểm 19.1 Thông tư này.
21.3. Sau khi nộp đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 20 ngày chủ đầu tư phải thông báo ít nhất là 5 lần trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động về việc đổi tên chủ đầu tư. Trong thời gian này, các cá nhân, tổ chức có quyền và lợi ích trong doanh nghiệp phải đến doanh nghiệp để giải quyết quyền lợi hợp pháp của mình.
21.4. Sau thời hạn 20 ngày thông báo, nếu không có tranh chấp, khiếu nại đối với doanh nghiệp đề nghị chuyển tên chủ đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục chuyển đổi tên chủ đầu tư, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
22. Các quy định khác liên quan đến việc đổi tên chủ đầu tư
22.1. Việc đổi tên chủ đầu tư chỉ được thực hiện đối với các doanh nghiệp không có tranh chấp.
22.2. Không xử phạt vi phạm hành chính về việc đầu tư không đứng tên trước đây của nhà đầu tư.
22.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư không giải quyết việc đổi tên chủ đầu tư đối với doanh nghiệp đang có tranh chấp về dân sự hoặc liên quan đến hình sự. Các vấn đề tranh chấp, tuỳ theo tính chất, có thể được giải quyết theo quy định của pháp luật về hòa giải, tố tụng dân sự hoặc hành chính.
23. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
23.1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư 02 BKH/DN ngày 12 tháng 5 năm 1995 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thông tư liên bộ số 11-BKH/NG ngày 31 tháng 12 năm 1996 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Ngoại giao
23.2. Các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời bằng văn bản đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải quyết các vấn đề phát sinh.
Nguyễn Khánh Toàn (Đã ký) |
Vũ Huy Hoàng (Đã ký) |
Hà Hùng Cường (Đã ký) |
Nguyễn Đình Bin (Đã ký) |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(Viết tại) ngày... tháng... năm....
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN CÓ QUAN HỆ HUYẾT THỐNG VIỆT NAM
Kính gửi:
1. Tôi là:
- Họ và tên Việt nam (viết chữ in hoa đủ dấu):
- Họ và tên trong hộ chiếu (viết chữ in hoa):
2. Sinh ngày tháng năm
3. Nơi sinh:
4. Địa chỉ thường trú ở nước ngoài:
5. Địa chỉ thưởng trú hoặc tạm trú tại Việt Nam (nếu có):
6. Quốc tịch hiện nay:
7. Số hộ chiếu hiện nay:
Ngày cấp hộ chiếu:
Nơi cấp hộ chiếu:
Nước cấp hộ chiếu:
Hộ chiếu có giá trị đến ngày:.... tháng....... năm.........
8. Nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ:
Đề nghị: (ghi tên cơ quan mà nhà dầu tư đề nghị xác nhận)
Xác nhận tôi là người có quan hệ huyết thống Việt Nam với người có tên dưới đây:
- Họ và tên:
- Sinh ngày......... tháng....... năm.............
- Nơi đăng ký thường trú:
- Nơi tạm trú (nếu có):
- Quốc tịch hiện nay:
- Số hộ chiếu (nếu có): Nơi cấp:
- Hộ chiếu có giá trị đến ngày..... tháng..... năm...........
Quan hệ với người làm đơn: (ghi rõ người làm đơn là con đẻ, cháu nội, cháu ngoại....)
Tôi xin cam đoan toàn bộ những lời khai trong đơn này là đúng sự thật và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về những điều đã khai.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Giấy tờ kèm theo:
1.
2.
3.
Số:......../..... |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
(Nơi xác nhận) ngày.... tháng... năm....
XÁC NHẬN
Ông/bà:
Sinh ngày............ tháng........ năm: ; Nơi sinh:
Địa chỉ thường trú hiện nay:
Quốc tịch:
Mang hộ chiếu số: ; Cấp ngày: Có giá trị đến ngày:
Nơi cấp: ; Nước cấp:
Là người có quan hệ huyết thống Việt Nam.
Giấy xác nhận này được sử dụng để hoàn thành hồ sơ đề nghị đầu tư tại Việt Nam theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10.
Tên cơ quan xác nhận
Chức vụ người ký xác nhận
(Ký tên và đóng dấu)
Mặt trước của thẻ
tỉnh, thành phố) Số: |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Ngày.... tháng.... năm....
THẺ CHỨNG NHẬN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ MỘT GIÁ
Nơi dán ảnh Kích thước ảnh 3 x 4 Có đóng dấu giáp lai |
Họ và tên:
Sinh ngày: tháng năm
Nơi sinh
Quốc tịch hiện nay:
Số hộ chiếu hiện nay (hoặc số thẻ thường trú):
Được áp dụng giá các dịch vụ do Nhà nước định giá như công dân Việt Nam
Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố
Thẻ này có giá trị sử dụng trên toàn quốc
(Ký tên và đóng dấu)
Mặt sau của thẻ ghi:
Thẻ này được cấp theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999.
Thẻ này chỉ được cấp cho nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đầu tư tại Việt Nam theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và thân nhân của họ để sử dụng tại Việt Nam.
Người có tên trong Thẻ này được áp dụng giá và cước các dịch vụ phục vụ sinh hoạt: nhà ở, khách sạn, điện, nước, dịch vụ y tế, cước phí đi lại bằng đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không, cước phí bưu chính viễn thông và phí giáo dục và đào tạo như công dân Việt Nam. Các cơ quan chức năng của Nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm thực hiện quy định này.
Thẻ này chỉ có giá trị khi giao dịch các dịch vụ do Nhà nước CHXHCN Việt Nam cung cấp và định giá.
Cấm cho mượn thẻ hoặc sử dụng sai mục đích.
(Kích thước của thẻ: cao 7cm x dài 10,5 cm; Nền giấy trằng; chữ đen)
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.