BỘ CÔNG AN-BỘ
TÀI CHÍNH-BỘ TƯ PHÁP-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC-TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC |
Hà Nội , ngày 23 tháng 4 năm 2001 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM - BỘ TƯ PHÁP - BỘ CÔNG AN - BỘ TÀI CHÍNH - TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH SỐ 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC NGÀY 23 THÁNG 4 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN VIỆC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY ĐỂ THU HỒI NỢ CHO CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Căn cứ khoản 2 Điều 39 Nghị
định số 178/1999/ NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của
các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật khác có liên quan;
Để thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi nợ cho các tổ chức tin
dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính và Tổng
cục Địa chính thống nhất hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu
hồi nợ cho các tồ chức tín dụng như sau:
Trong trường hợp khách hàng vay, bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ, thì tài sản đùng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tại tổ chức tín dụng (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) được xử lý để thu hồi nợ.
Bên thứ ba được uỷ quyền bán tài sản có thể là Trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản hoặc tổ chức có chức năng được mua tài sản để bán.
Trong trường hợp được tổ chức tín dụng chuyển giao quyền thu hồi nợ, bên thứ ba có quyền thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ hoặc xử lý tài sản bảo đảm như tổ chức tín dụng. Trường hợp được tổ chức tín dụng uỷ quyền xử lý tài sản, thì bên thứ ba được xử lý tài sản bảo đảm trong phạm vi được uỷ quyền.
B. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ THỦ TỤC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM
I. XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM THEO THOẢ THUẬN
2. Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, tổ chức tín dụng thực hiện các thủ tục sau đây:
2.1. Tổ chức tín dụng phải thông báo bằng văn bản cho bên bảo đảm về việc xử lý lài sản bảo đảm và đăng ký thông báo yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu giao dịch bảo đảm đó đã được đăng ký).
a. Văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Lý do xử lý tài sản bảo đảm;
- Giá trị nghĩa vụ được bảo đảm;
- Loại tài sản xử lý: đặc điểm, chất lượng, số lượng;
- Phương thức xử lý tài sản bảo đảm;
- Thời điểm xử lý tài sản bảo đảm;
- Thời hạn và địa điểm chuyển giao tài sản bảo đảm (nếu có);
b. Tổ chức tín dụng ấn định thời điểm xử lý tài sản bảo đảm trong thông báo xử lý tài sản bảo đảm, nhưng không được sớm hơn 7 ngày đối với tài sản cầm cố, 15 ngày đối với tài sản thế chấp, kể từ ngày đăng ký thông báo yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Đối với giao dịch bảo đảm không phải đăng ký hoặc chưa đăng ký do cơ quan đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm chưa hoạt động, thì thời thời hạn 7 ngày và 15 ngày nêu trên được tính từ ngày tổ chức tín dụng gửi thông báo xử lý tài sản cho bên bảo đảm. Trong trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ dễ hư hỏng thì tổ chức tín dựng được xử lý tài sản ngay sau khi thông báo xử lý tài sản bảo đảm.
2.2. Bên bảo đảm phối hợp với tổ chức tín đụng thực hiện các biện pháp chuẩn bị cho việc xử lý tài sản bảo đảm như bàn giao tài sản bảo đảm cho tổ chức tín đụng, bàn giao giấy tờ có liên quan đến tài sản bảo đảm theo yêu cầu của tổ chức tín dụng (trong trường hợp bên bảo đảm hoặc bên thứ ba giữ giấy tờ, tài sản bảo đảm), tạo điều kiện cho bên mua xem tài sản và thực hiện các biện pháp cần thiết khác để xử lý tài sản bảo đảm.
Trong trường hợp bên bảo đảm hoặc bên thứ ba giữ giấy tờ, tài sản bảo đảm (sau đây gọi chung là bên giữ tài sản bảo đảm), tổ chức tín dụng ấn định ngày giao giấy tờ, tài sản đó để xử lý trong thông báo xử lý tài sản bảo đảm; nếu bên giữ tài sản bảo đảm không thực híện, thì tổ chức tín dựng có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp buộc bên giữ tài sản bảo đảm phải giao giấy tờ, tài sản theo qui định tại mục XI phần B.
Trường hợp tổ chức tín dụng áp dụng biện pháp buộc bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản bảo đảm cho tổ chức tín đụng để xử lý, tổ chức tín dụng lập biên bản thu giữ tài sản theo quy định tại điểm 3.3 khoản 3 mục XI phần B.
4.1. Quyền của tổ chức tín dụng
a. Yêu cầu bên bảo đảm phối hợp với tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp cần thiết chuẩn bị cho việc xử lý tại sản bảo đảm theo quy định tại điểm 2.2 khoản 2 mục I phần B;
b. Khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm hoặc cho phép bên bảo đảm hoặc uỷ quyền cho bên thứ ba khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm theo quy định tại mục VI phần B;
c. Yêu cầu bên bảo đảm hoặc bên thứ ba không được khai thác, sử dựng tài sản bảo đảm nếu việc khai thác, sử dụng đó có nguy cơ làm mất giá trị hoặc làm giảm sút giá trị tài sản;
d. Thanh toán nợ đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí cần thiết cho việc khai thác, sử dụng tài sản đó;
đ. Yêu cầu bên giữ tài sản phải giao tài sản bảo đảm nếu có một trong các hành vi sau đây:
- Không giao tài sản bảo đảm theo yêu cầu của tổ chức tín dụng;
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp bảo quản tài sản bảo đảm;
- Tự ý tiến hành hành vi bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn, góp vốn liên doanh, tẩu tán, làm hư hỏng, mất mát tài sản bảo đảm;
- Có hành vi khác gây ra nguy cơ làm hư hỏng, mất mát tài sản bảo đảm.
Trong trường hợp bên giữ tài sản không giao tài sản theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản theo quy định tại mục XI phần B.
e. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
4.2 . Nghĩa vụ của bên bảo đảm:
a. Phối hợp với tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp cần thiết chuẩn bị cho việc xử lý tài sản bảo đảm khi có yêu cầu của tổ chức tín dụng theo quy định tại điểm 2.2 khoản 2 mục I phần B;
b. Không được tự ý bán, khai thác, sử dụng, cho thuê, cho mượn tài sản bảo đảm nếu không được tổ chức tín dụng chấp thuận;
c. Không được huỷ hoại, thẩu tán, trao đổi, tặng cho tài sản bảo đảm, sử dụng tài sản bảo đảm để góp vốn liên doanh, làm hư hỏng, mất mát tài sản bảo đảm hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài sản bảo đảm;
d. Bảo quản, giữ gìn tài sản bảo đảm, giao tài sản bảo đảm và các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm khi nhận được yêu cầu của tổ chức tín dụng;
đ. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4.3. Nghĩa vụ của bên thứ ba giữ tài sản bảo đảm:
Bên thứ ba giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ bảo quản và giao tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng như quy định đối với bên bảo đảm tại các tiết b, c, d và đ điểm 4.2 khoản 4 mục I phần B.
5. Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận.
5.1. Bán tài sản bảo đảm.
a. Việc bán tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định số 178/1999/ NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng (sau đây gọi chung là Nghị định số 178). Các bên thoả thuận định giá tài sản bảo đảm để bán theo quy định tại mục VII phần B.
b. Hợp đồng mua bán tài sản được lập thành văn bản giữa bên được bán tài sản bảo đảm và bên mua tài sản bảo đảm. Trong trường hợp bên bảo đảm và tổ chức tín dụng không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được bên bán tài sản bảo đảm, thì tổ chức tín dụng quyết định bên bán theo một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định số 178.
5.2. Tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.
a. Tổ chức tín dụng và bên bảo đảm lập biên bản nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Biên bản phải ghi rõ việc bàn giao, tiếp nhận, định giá xử lý tài sản bảo đảm và thanh toán nợ từ việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Thông tư này.
b. Sau khi nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, tổ chức tín dụng được làm thủ tục nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm hoặc được bán, chuyển nhượng tài sản bảo đảm cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng tài sản theo quy định của pháp luật.
5.3. Tổ chức tín dụng nhận các khoản tiền, tài sản mà bên thứ ba phải trả hoặc phải giao cho bên bảo đảm.
a. Tổ chức tín dụng hoặc bên bảo đảm phải thông báo cho bên thứ ba biết việc tổ chức tín dụng được nhận các khoản tiền, tài sản nêu trên, đồng thời yêu cầu bên thứ ba giao các khoản tiền, tài sản dó cho tổ chức tín dụng. Việc giao các khoản tiền, tài sản cho tổ chức tín dụng phải thực hiện theo đúng thời hạn, địa điểm được ấn định trong thông báo xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp quy định tại Điều 320 Bộ Luật Dân sự.
Đối với tài sản bảo đảm quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1.1 mục II Chương II Thông tư 06/2000/TT-NHNN1 ngày 4/4/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178, tổ chức tín dụng được tiếp nhận tài sản bảo đảm và các quyền phát sinh từ tài sản đó. Bên thứ ba có nghĩa vụ giao các khoản tiền, tài sản và chuyển giao các quyền phát sinh từ tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng.
b. Tổ chức tín dụng lập biên bản nhận các khoản tiền, tài sản giữa lổ chức tín dụng, bên bảo đảm và bên thứ ba. Biên bản nhận các khoản tiền, tài sản phải ghi rõ việc bàn giao, tiếp nhận các khoản tiền, tài sản, việc định giá tài sản và thanh toán nợ từ việc xử lý tài sản.
II. XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM THEO QUI ĐỊNH TẠI KHOẢN 2 ĐIỀU 34 NGHỊ ĐỊNH SỐ 178
2.1. Tổ chức tín dụng trực tiếp bán tài sản bảo đảm (trừ tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và các tài sản khác mà pháp luật quy định phải được bán tại tổ chức bán đấu giá chuyên trách).
a. Tổ chức tín dụng phải thông báo công khai về việc bán tài sán bảo đảm và được tiến hành bán tài sản bảo đảm sau thời hạn quy định tại tiết b điểm 2.1 khoản 2 mục I phần B.
b. Hợp đồng mua bán tài sản giữa tổ chức tín dụng và bên mua tài sản được lập thành văn bản. Tổ chức tín dụng quyết định giá bán tài sản bảo đảm theo quy định tại mục VII phần B.
2.2. Tổ chức tín dụng uỷ quyền bán tài sản bảo đảm cho Trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sán (sau đây gọi chung là tổ chức bán đấu giá tài sản).
a. Các trường hợp uỷ quyền bán đấu giá:
- Tổ chức tín dụng lựa chọn bán tài sản bảo đảm theo phương thức uỷ quyền cho tổ chức bán đấu giá tài sản;
- Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất theo quy định tại mục III phần B và các tài sản khác mà pháp luật quy định phải được bán tại tổ chức bán đấu giá chuyên trách.
b. Hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá tài sản được ký kết giữa tổ chức tín dụng và tổ chức bán đấu giá tài sản. Tổ chức tín dụng và bên bảo đảm có thể thoả thuận để bên bảo đảm tự yêu cầu bán đấu giá tài sản bảo đảm.
c. Thủ tục bán đấu giá tài sản áp dụng theo các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
2.3. Tổ chức tín dụng uỷ quyền hoặc chuyển giao việc xử lý tài sản bảo đảm cho tổ chức có chức năng được mua tài sản để bán.
a. Tổ chức có chức năng được mua tài sản để bán là:
- Các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp của Ngân hàng Thương mại được thành lập theo Quyết định số 305/2000/QĐ-NHNN5 ngày 15/9/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Các công ty được thành lập nhằm quản lý và giải quyết các khoản nợ khó đòi của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
b. Tổ chức được tổ chức tín đụng uỷ quyền hoặc chuyển giao việc xử lý tài sản bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại mục III phần A và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Đối với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tổ chức được tổ chức tín dụng uỷ quyền hoặc chuyển giao việc xử lý tài sản bảo đảm khi thực hiện phương thức bán tài sán bảo đảm thì phải đưa ra bán đấu giá. Trình tự, thủ tục bán đấu giá thực hiện theo quy định tại mục III phần B.
2.4. Tổ chức tín dụng nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm (trừ tài sản bảo đảm là quyền sử dựng đất, tài sản gắn liền với đất):
Trong trường hợp này, tổ chức tín dụng không cần thoả thuận lại với bên bảo đảm. Thủ tục nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm theo quy định tại điểm 5.2 khoản 5 mục I phần B.
2.5. Tổ chức tín dụng nhận các khoản tiền, tài sản mà bên thứ ba phải trả hoặc phải giao cho bên bảo đảm.
a. Việc nhận các khoản tiền, tài sản mà bên thứ ba phải trả hoặc phải giao cho bên bảo đảm theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận của các bên tại hợp đồng bảo đảm. Trình tự, thủ tục nhận các khoản tiền, tài sản được thực hiện theo quy định tại điển 5.3 khoản 5 mục I phần B.
b. Trong trường hợp bên thứ ba không giao các khoản tiền, tài sản nói trên theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, thì tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dựng thủ tục buộc bên thứ ba phải giao tài sản theo quy định tại mục XI phần B hoặc khởi kiện ra Toà án.
III. XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
3. Việc bán đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện theo trình tự sau:
3.1. Tổ chức tín dụng gửi hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau đây cho phép bán đấu giá quyền sử dựng đất:
a. Uỷ ban nhân dân cấp huyện cho phép bán đấu giá quyền sử dụng đất đã thế chấp của hộ gia đình, cá nhân;
b. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép bán đấu giá quyền sử dụng đất đã thế chấp của các tổ chức.
3.2. Hồ sơ đề nghị cho phép bán đấu giá quyền sử dụng đất bao gồm:
a. Đơn đề nghị cho phép bán đấu giá quyền sử dụng đất;
b. Bản sao hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm (tổ chức tín dụng ký sao);
c. Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc giấy tờ khác theo quy định tại điểm 7.3 khoản 7 mục này (tổ chức tín đụng ký sao).
3.3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ nói trên, Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có trách nhiệm:
a. Ra văn bản cho phép bán đấu giá quyền sử đựng đất đối với trường hợp được chuyển nhượng quyền sử đụng đất;
b. Hướng dẫn cho tổ chức tín dụng làm các thủ tục cần thiết đối với trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, sau đó ra văn bản cho phép bán đấu giá quyền sử dụng đất;
c. Trả lời bằng văn bản cho tổ chức tín dụng về việc không được bán đấu giá quyền sử dựng đất đối với các loại đất không được phép chuyển nhượng theo quy định tại Điều 30 Luật Đất đai.
3.4. Riêng đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm được nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân thì người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất, thế chấp và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất (sau đây gọi chung là Nghị định số 17).
3.5. Sau khi được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho phép bán đấu giá quyền sử đụng đất, tổ chức tín dụng tiến hành các thủ tục quy định tại khoản 2, khoản 3 mục I phần B và uỷ quyền cho Trung tâm bán đấu giá tài sản thực hiện việc bán đấu giá quyền sử dụng đất.
5.1. Bên có trách nhiệm tiến hành thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên nhận chuyển nhượng, bên mua tài sản theo quy định tại khoản 4 trên đây gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bên nhận chuyển nhượng, bên mua tài sản.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử đụng đất ở theo quy định tại khoản 2 mục X phần B.
5.2. Trong thời hạn 15 ngày (đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc 60 ngày (đối với giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở) kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp các giấy tờ nói trên cho bên nhận chuyển nhượng, bên mua tài sản.
7.1. Quyền sử đụng đất, tài sản gắn liền với đất đã có đầy đủ giấy tờ, hồ sơ phù hợp với các quy định của pháp luật tại thời điểm thế chấp hoặc phù hợp với các quy định của pháp luật tại thời điểm Nghị định số 178 có hiệu lực;
7.2. Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã có đủ điều kiện theo quy định tại điểm 7.1 trên đây nhưng chưa xử lý được do hợp đồng thế chấp thiếu chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc thiếu chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
7.3. Quyền sử dụng đất, đất có tài sản gắn liền mà tại thời điểm thế chấp, người thế chấp có giấy chứng nhận quyền sử đụng đất, hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, hoặc một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 17 và có quyền thế chấp quyền sử dụng đất;
7.4. Tài sản gắn liền với đất mà tại thời điểm thế chấp, người thế chấp có quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đó và có các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm 7.3 trên đây nhưng không có quyền thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trong trường hợp này, tổ chức tín dụng đưa tài sản gắn liền với đất ra bán đấu giá tại Trung tâm bán đấu giá tài sản. Sau khi hoàn thành việc bán đấu giá, Trung lâm bán đấu giá tài sản gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá theo hình thức được nhà nước gian đất, cho thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
7.5. Khi xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo các trường hợp quy định tại điểm 7.1, điểm 7.2, điểm 7.3 trên đây, tổ chức tín dụng gửi hồ sơ hiện có đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 mục III phần B để xin phép bán đấu giá quyền sử dụng đất. Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bán đấu giá, tổ chức tín dụng tiến hành các thủ tục xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Thông tư này.
IV. XỬ LÝ TÀI SẢN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHI CHIA, TÁCH, HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHUYỂN ĐỔI, CỔ PHẦN HOÁ
Trong trường hợp tài sản bảo đảm tiền vay chưa xử lý được để thu hồi nợ mà doanh nghiệp đã chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá, thì các doanh nghiệp hình thành sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cồ phần hoá phải nhận nợ và thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức tín dụng. Trong trường hợp doanh nghiệp hình thành sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đồi, cổ phần hoá không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại mục II phần B.
Tổ chức tín dụng được tiến hành xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp đến hạn trả nợ hoặc phải trả nợ trước hạn mà bên bảo đảm chết hoặc cố ý vắng mặt tại nơi cư trú vào thời điểm xử lý tài sản đã được tổ chức tín dụng thông báo trước. Người giữ tài sản bảo đảm (nếu có) hoặc người thừa kế tài sản của của bên bảo đảm (trong trường hợp bên bảo đảm chết) có nghĩa vụ giao tài sản cho tổ chức tín dụng để xử lý theo thông báo của tổ chức tín dụng. Trong trường hợp người giữ tài sản bảo đảm, người thừa kế tài sản của bên bảo đảm không chịu giao tài sản cho tổ chức tín dụng để xử lý, tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp buộc bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng để xử lý theo quy định tại mục XI phần B.
VI. KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG THỜI GIAN CHƯA XỬ LÝ
VII. ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN BẢO ĐẢM KHI XỬ LÝ
2.1. Trước khi tổ chức tín dụng quyết định giá xử lý tài sản bảo đảm, tổ chức tín dụng thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định giá hoặc tham khảo giá đã được tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định, giá thực tế tại địa phương vào thời điểm xử lý, giá quy định của nhà nước (nếu có) và các yếu tố khác về giá.
2.2. Trong trường hợp bán tài sản bảo đảm mà có sự chênh lệch lớn về giá giữa những người cùng đăng ký mua tài sản hoặc khi có nhiều người cùng đăng ký mua tài sản thì tổ chức tín đụng quyết định giá xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở giá trả cao nhất hoặc đưa ra bán đấu giá để thu hồi nợ.
VIII. THANH TOÁN THU NỢ TỪ VIỆC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM
1. Việc thanh toán thu nợ được tiến hành theo thứ tự sau:
1.1. Các chi phí cần thiết để xử lý tài sản bảo đảm: chi phí bảo quản, quản lý định giá, quảng cáo bán tài sản, bán tài sản, tiền hoa hồng, chi phí, lệ phí bán đấu giá và các chi phí cần thiết, hợp lý khác liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm.
1.2. Thuế và các khoản phí nộp ngân sách nhà nước (nếu có).
1.3. Nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn tính đến ngày bên bảo đảm hoặc bên giữ tài sản giao tài sản cho tổ chức tín dụng để xử lý.
Trường hợp tồ chức tín dụng nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ hoặc nhận các khoản tiền và tài sản mà bên thứ ba phải giao cho bên bảo đảm, thì phần chênh lệch thừa giữa giá xử lý tài sản bảo đảm và các khoản thu từ việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm trong thời gian chưa xử lý (sau khi trừ đi các chi phí cần thiết cho việc khai thác, sử dụng tài sản) với số nợ phải trả được trả lại cho bên bảo đảm. Bên bảo đảm có nghĩa vụ tiếp tục trả nợ nếu các khoản thu trên nhỏ hơn số nợ gốc, lãi, lãi quá hạn và các chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm.
IX. VIỆC TÍNH THUẾ CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU, QUYỀN SỬ DỤNG TÀI SẢN BẢO ĐẢM
2. Đối với thuế chuyển quyền sử đụng đất được thực hiện theo quy định tại Nghị định 19/2000/NĐ-CP ngày 8/6/2000 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất.
X. TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP CỦA CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN
2.1. Bản sao hợp đồng tín dụng; hợp đông bảo đảm (tổ chức tín dụng ký sao);
2.2. Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản, hoặc giấy đăng ký tài sản của chủ tài sản, hoặc giấy tờ khác theo quy định tại điểm 7.3 khoản 7 mục III phần B (tuỳ từng trường hợp cụ thể);
2.3. Biên bản xử lý tài sản hoặc biên bản thu giữ tài sản;
2.4. Hợp đồng mua bán tài sản, hoặc hợp đồng chuyển nhượng tài sản, hoặc biên bản nhận tài sản, hoặc văn bản bán dấu giá tài sản (tuỳ từng trường hợp xử lý cụ thể);
2.5. Giấy tờ xác nhận đã nộp thuế chuyển nhượng tài sản theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng tài sản căn cứ vào hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
3.1. Trích lục bản án hoặc bản sao bản án hoặc bản sao quyết định của Toà án;
3.2. Quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án;
3.3. Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm (tổ chức tín dụng ký sao);
3.4. Hợp đồng mua bán tài sản, hoặc hợp đồng chuyển nhượng tài sản, hoặc hợp đồng nhận tài sản, hoặc văn bản bán đấu giá tài sản (tuỳ từng trường hợp xử lý cụ thể).
XI. THỦ TỤC BUỘC BÊN GIỮ TAI SẢN BẢO ĐẢM PHẢI GIAO TÀI SẢN BẢO ĐẢM CHO TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Theo Điều 35 Nghị định số 178, thủ tục buộc bên giữ tài sán bảo đảm phải giao tài sản bảo đảm cho tổ chức tín đụng như sau:
2. Tổ chức tín dụng được áp dụng các biện pháp sau đây:
2.1. Tổ chức tín dụng yêu cầu bên giữ tài sản bảo đảm giao tài sản bảo đảm đang quản lý cho tổ chức tín dụng.
2.2. Sau khi đã áp dụng biện pháp trên mà bên giữ tài sản bảo đảm vẫn không giao tài sản bảo đảm, tổ chức tín dụng gửi văn bản tới Uỷ ban nhân dân và cơ quan Công an nơi cư trú của bên bảo đảm hoặc nơi có tài sản bảo đảm đề nghị phối hợp, hỗ trợ tổ chức tín dụng thu hồi tài sản bảo đảm.
Trong trường hợp bên thứ ba giữ tài sản bảo đảm, tổ chức tín dụng thông báo cho bên bảo đảm phối hợp với tổ chức tín dụng buộc bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng.
2.3. Sau khi hết thời hạn ấn định trong thông báo áp dụng biện pháp buộc giao tài sản mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản cho tổ chức tín dụng để xử lý, tổ chức tín đụng tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm cùng với sự hỗ trợ của Uỷ ban nhân dân và cơ quan Công an.
3.1. Sau khi nhận được đề nghị của tổ chức tín dụng theo quy định tại điểm 2.2 khoản 2 trên đây, Uỷ ban nhân dân áp dụng biện pháp giáo dục, thuyết phục bên giữ tài sản giao tài sản bảo đảm đang quản lý cho tổ chức tín dụng. Uỷ ban nhân dân quy định thời hạn bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng để xử lý, nhưng không quá 10 ngày kể từ ngày Uỷ ban nhân dân áp dụng biện pháp giáo dục
3.2. Nếu hết thời hạn trên, bên giữ tài sản bảo đảm vẫn không giao tài sản bảo đảm theo đề nghị của tổ chức tín dụng, Uỷ ban nhân dân chỉ đạo các ban, ngành chức năng tham gia phối hợp với tổ chức tín dụng và tiến hành các thủ tục cần thiết buộc bên giữ tài sản bảo đảm giao tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dựng.
a. Đối với tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông, căn cứ vào văn bản đề nghị của tổ chức tín dụng (có ghi rõ địa chỉ liên hệ, số Fax, số điện thoại):
- Cơ quan Cảnh sát giao thông qua công tác đăng ký phương tiện, nếu phát hiện thấy các trường hợp mà tổ chức tín dụng đề nghị thì không cho sang tên, chuyển dịch sở hữu và yêu cầu chủ phương tiện hoặc người được uỷ quyền của chủ phương tiện phải xin ý kiến của tổ chức tín dụng trước khi làm các thủ tục sang tên, chuyển dịch sở hữu.
- Trường hợp thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, cơ quan Cảnh sát giao thông phát hiện thấy người điều khiển phương tiện sử dụng bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 178 đã hết thời. hạn lưu hành, thì cơ quan Cảnh sát giao thông lập biên bán tạm giữ phương tiện và có văn bán thông báo (gửi trực tiếp, fax hoặc qua các phương tiện thông tin liên lạc khác) cho tổ chức tín dụng biết để nhận bàn giao phương tiện tạm giữ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được thông báo, tổ chức tín dụng phải cử người đến nhận tài sản. Việc bàn giao tài sản giữa cơ quan Cảnh sát giao thông và tổ chức tín dụng phải lập thành biên bản giao nhận. Tổ chức tín dụng phải thông báo việc giao, nhận tài sản này cho chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện biết. Nếu quá thời hạn này mà tổ chức tín dụng không đến nhận tài sản, cơ quan Cảnh sát giao thông sẽ trả lại phương tiện cho người điều khiển phương tiện bị tạm giữ.
Tổ chức tín dụng phải thanh toán chi phí thông báo, tạm giữ phương tiện và các chi phí hợp lý khác (nếu có) khi đến nhận phương tiện bị tạm giữ. Số tiền này được tính vào chi phí xử lý tài sản theo quy định tại mục VIII phần B. Trường hợp tổ chức tín dụng không đến nhận phương tiện theo thông báo của cơ quan Cảnh sát giao thông, thì tổ chức tín dụng phải chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí nói trên từ khoản tiền của mình.
b. Đối với tài sản bảo đảm là kho tàng, nhà ở và các công trình xây dựng khác, tổ chức tín dụng cho chuyển đồ đạc, tài sản không thuộc tài sản bảo đảm đến cơ quan gửi giữ tài sản và tiếp nhận tài sản bảo đảm để xử lý. Chi phí gửi giữ tài sản đo bên có tài sản thanh toán.
c. Đối với tài sản bảo đảm là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu vật liệu hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý và tài sản bảo đảm khác, tổ chức tín dụng tiến hành thu giữ.
3.3. Việc thu giữ tài sản bảo đảm phải được lập thành biên bản thu giữ tài sản, có sự chứng kiến của đại diện Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú của bên giữ tài sản hoặc nơi có tài sản bảo đảm và các cơ quan liên quan.
3.4. Trong quá trình tổ chức tín dụng tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có hành vi chống đối, cản trở cán bộ thi hành nhiệm vụ, hoặc có các hành vi khác nhằm lấy lại tài sản, hoặc xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của cán bộ thi hành nhiệm vụ, gây rối trật tự, an ninh thì cơ quan Công an có trách nhiệm áp đụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để ngăn chặn và xử lý kịp thời; Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm tạo các điều kiện hỗ trợ tổ chức tín dụng, cử người tham gia và giải quyết theo thẩm quyền các vướng mắc phát sinh trong quá trình tồ chức tín dụng tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ HIỆU LỰC THI HÀNH
I. Thông tư này được áp dụng để xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ cho các loại hình tổ chức tín dụng quy định tại Điều 12 Luật các tổ chức tín dụng. Việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ cho cá nhân, pháp nhân trong nước; cá nhân, pháp nhân nước ngoài không phải là tổ chức tín dụng áp dụng theo các quy định của Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
KT.
THỐNG ĐỐC |
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP |
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN |
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.