BỘ TÀI CHÍNH - BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2010/TTLT-BTC-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2010 |
Căn cứ Hiệp định Tài trợ số 4608-VN được ký
kết ngày 21 tháng 8 năm 2009 giữa Việt Nam và Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA)
thuộc Ngân hàng Thế giới (WB);
Căn cứ Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành
quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào
tạo;
Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học giai đoạn 2010-2015 như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học giai đoạn 2010-2015 (sau đây gọi là Chương trình SEQAP) bao gồm: quản lý và sử dụng vốn; lập, phân bổ dự toán, thanh toán và quyết toán; chế độ báo cáo, kiểm tra và giám sát.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí của Chương trình SEQAP theo Hiệp định Tài trợ số 4608-VN và Quyết định số 12/QĐ-BGDĐT ngày 04/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt nội dung văn kiện và quyết định đầu tư Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP).
3. Chương trình SEQAP có mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học ở Việt Nam bằng việc hỗ trợ của Chính phủ cho quá trình chuyển đổi sang mô hình dạy và học cả ngày ở các trường tiểu học thuộc 36 tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn được tham gia chương trình, trong đó ưu tiên cho nhóm học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ( Danh sách các tỉnh tham gia chương trình tại Phụ lục 1 đính kèm thông tư).
Điều 2. Nguồn vốn của Chương trình SEQAP
1. Tổng vốn của Chương trình SEQAP khoảng 186 triệu USD, trong đó:
a) Vốn vay của IDA (WB) là 85,4 triệu SDR( tương đương 127 triệu USD vào thời điểm đàm phán);
b) Vốn viện trợ không hoàn lại của DFID là 17 triệu bảng Anh;
c) Vốn viện trợ không hoàn lại của Bỉ là 6 triệu EUR
d) Vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước là 27, 9 triệu USD bao gồm:
- Vốn ngân sách trung ương: 12,1 triệu USD( để thực hiện các hoạt động quản lý Chương trình, chi phí mua sắm trang thiết bị);
- Vốn ngân sách của các tỉnh tham gia chương trình: 15,8 triệu USD (chi lương tăng thêm của giáo viên do dạy học cả ngày, chi tư vấn thiết kế giám sát xây dựng, chi hoạt động của Ban quản lý chương trình cấp huyện).
2. Nguồn vốn của Chương trình SEQAP được quản lý theo 2 hình thức:
a) Chuyển vào ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình tại các tỉnh tham gia (quản lý theo hình thức chương trình). Nguồn vốn dành cho chương trình khoảng 163 triệu USD, bao gồm:
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 51,4 triệu USD, trong đó:
+ Xây dựng cơ bản: 46,9 triệu USD
+ Dịch vụ tư vấn thiết kế, giám sát xây dựng: 4,5 triệu USD
- Vốn hành chính sự nghiệp: 111,6 triệu USD
b) Thực hiện quản lý theo hình thức dự án ODA nguồn vốn hành chính sự nghiệp khoảng 23 triệu USD.
Điều 3. Nguyên tắc sử dụng vốn của Chương trình SEQAP
1. Đối với phần vốn quản lý theo hình thức chương trình: ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện chương trình.
2. Đối với phần vốn quản lý theo hình thức dự án: ngân sách nhà nước cấp phát cho Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện dự án và được quản lý theo các quy định hiện hành áp dụng cho các dự án ODA.
4. Việc sử dụng các nguồn vốn củaChương trình SEQAP phải tuân theo pháp luật hiện hành của Việt Nam và quy định của các nhà tài trợ cho chương trình.
Điều 4. Tổ chức thực hiện và trách nhiệm của các bên
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ quản Chương trình SEQAP. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để đảm bảo thực hiện Chương trình theo đúng quy định của Chính phủ và các nhà tài trợ.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Ban Quản lý Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (sau đây gọi chung là Ban quản lý Chương trình) là đơn vị thường trực có trách nhiệm điều phối và tổ chức thực hiện Chương trình SEQAP, bao gồm:
a) Xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết hàng năm;
b) Hướng dẫn, giám sát, đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của các tỉnh tham gia chương trình;
c) Tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình SEQAP, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan liên quan và các nhà tài trợ;
d) Trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện quản lý chi tiêu, các thủ tục rút vốn, thanh toán, giải ngân đối với các nội dung chi thuộc phần dự án ODA theo các quy định hiện hành.
3. Uỷ ban Nhân dân tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, thực hiện các hoạt động của Chương trình SEQAP ở địa phương theo nội dung cam kết tại Biên bản ghi nhớ ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Uỷ ban Nhân dân tỉnh giao Sở giáo dục và đào tạo là cơ quan đầu mối thực hiện các hoạt động.
4. Sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng kế hoạch hoạt động, dự toán ngân sách của chương trình tại tỉnh; hướng dẫn, giám sát việc thực hiện kế hoạch, nội dung hoạt động của các huyện; tổng hợp báo cáo từ các huyện và báo cáo tình hình thực hiện chương trình cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo ( thông qua Ban quản lý Chương trình).
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước và các đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở giáo dục và đào tạo trong quá trình triển khai thực hiện chương trình tại tỉnh.
6. Uỷ ban Nhân dân huyện có trách nhiệm thành lập Ban quản lý Chương trình cấp huyện do Lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân huyện làm Trưởng ban, Trưởng phòng giáo dục và đào tạo làm Phó trưởng ban và các thành viên là đại diện các phòng, ban liên quan. Ban quản lý Chương trình cấp huyện có trách nhiệm điều phối và tổ chức thực hiện chương trình tại huyện, bao gồm:
a) Xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết hàng năm;
b) Hướng dẫn, giám sát, đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của các đơn vị tham gia chương trình;
c) Trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động của chương trình tại huyện;
d) Tổng hợp tình hình thực hiện chương trình, báo cáo Ủy ban Nhân dân huyện và Sở giáo dục và đào tạo theo quy định.
Điều 5. Hạng mục chi theo hình thức chương trình
2. Hạng mục 2: Mua sắm hàng hóa;
3. Hạng mục 3: Đào tạo và hội thảo;
4. Hạng mục 4: Chi Quỹ giáo dục nhà trường;
5. Hạng mục 5: Chi Quỹ phúc lợi cho học sinh;
6. Hạng mục 6: Xây dựng năng lực cho dạy - học cả ngày;
7. Hạng mục 7: Lương tăng thêm cho giáo viên.
Điều 6. Nội dung chi của Ban Quản lý Chương trình
Ban quản lý Chương trình thực hiện những nội dung chi sau đây:
2. Chuyên gia tư vấn quốc tế.
3. Chuyên gia tư vấn trong nước.
4. Đào tạo và bồi dưỡng ở nước ngoài.
5. Đào tạo trong nước và hội thảo.
6. Chi phí hoạt động cho văn phòng Ban Quản lý Chương trình: lương và phụ cấp lương cho cán bộ kiêm nhiệm, lái xe, nhân viên phục vụ; thuê trụ sở làm việc, văn phòng phẩm, điện nước, hợp đồng thuê mướn, kinh phí đi địa phương kiểm tra và giám sát, chi nộp thuế và các khoản chi khác theo quy định. Kinh phí hoạt động cho văn phòng Ban quản lý Chương trình thực hiện theo quy định của nhà tài trợ và các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 7. Cải thiện cơ sở hạ tầng trường học
1. Việc quản lý sử dụng vốn cải thiện cơ sở hạ tầng trường học thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và quy định tại Thông tư này.
2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư các công trình cải thiện cơ sở hạ tầng trường học thuộc Chương trình SEQAP thực hiện theo quy định của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
4. Hình thức đấu thầu các gói thầu xây dựng cơ bản theo các quy định của Ngân hàng Thế giới:
a) Đối với gói thầu có giá trị quy đổi tương đương dưới mức 100.000 USD: thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh. Chủ đầu tư lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình và hợp đồng thầu phải được hoàn thành trong thời gian 12 tháng.
b) Đối với gói thầu có giá trị trên hoặc bằng mức 100.000 USD: sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước. Chủ đầu tư phải lập dự án đầu tư, quảng cáo mời thầu phải được đăng trên ít nhất một tờ báo lưu hành rộng rãi trong cả nước.
c) Đối với gói thầu có giá trị trên 3.000.000 USD: sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế.
d) Các gói thầu xây dựng cơ bản không được phép chỉ định thầu. Hình thức chỉ định thầu chỉ được phép áp dụng trong trường hợp cấp bách để khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ tại địa phương với sự chấp thuận của Ngân hàng Thế giới.
1. Ban quản lý Chương trình cấp huyện thực hiện việc mua sắm theo quy định về mua sắm, đấu thầu hiện hành của Việt Nam.
2. Mua sắm hàng hóa bao gồm: Máy tính và trang thiết bị chuyên dụng cho trung tâm nguồn thông tin của Phòng giáo dục và đào tạo; đồ đạc, thiết bị bổ sung cho các công trình mới xây dựng; bổ sung sách giáo khoa và tài liệu học tập cho học sinh nghèo, bổ sung tài liệu giảng dạy cho giáo viên.
1. Chi đào tạo và hội thảo ở cấp tỉnh và cấp huyện được thực hiện theo các quy định hiện hành và các quy định tại Thông tư này.
2. Đào tạo và hội thảo bao gồm:
a) Biên soạn tài liệu các khoá tập huấn, bồi dưỡng, văn hoá địa phương;
b) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng;
c) Tổ chức các khoá học ngắn ngày;
d) Điều tra, khảo sát, kiểm tra và giám sát trong khuôn khổ của Chương trình SEQAP.
3. Đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng và tham gia hội thảo là giáo viên tiểu học, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường tiểu học của huyện có trường được lựa chọn tham gia chương trình và cán bộ quản lý giáo dục các cấp ( Sở, Phòng giáo dục và đào tạo).
4. Định mức chi tiêu đối với các nội dung chi nêu trên áp dụng quy định về mức chi theo các văn bản hiện hành:
a) Chi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16/06/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước và các văn bản bổ sung, sửa đổi (nếu có).
b) Chi hội nghị, hội thảo tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác phí đối với các đợt kiểm tra, giám sát thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31/10/2007 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007, Thông tư 142/2009/TT-BTC ngày 14/7/2009 sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và sửa đổi bổ sung Thông tư 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí và Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 6/1/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước và các văn bản bổ sung, sửa đổi (nếu có)
c) Chi điều tra khảo sát thực hiện theo quy định tại Thông tư số 120/2007/TT-BTC ngày 15/10/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách nhà nước và các văn bản bổ sung, sửa đổi (nếu có).
d) Chi xây dựng tài liệu các khoá bồi dưỡng đội ngũ về văn hoá địa phương thực hiện theo quy định tại Thông tư số 125/2008/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 22/12/2008 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2010 và các văn bản bổ sung, sửa đổi (nếu có)
Điều 10. Quỹ giáo dục nhà trường
1. Nội dung chi Quỹ giáo dục nhà trường
a) Chi duy tu cải tạo và sửa chữa nhỏ cơ sở vật chất nhà trường;
b) Chi mua bổ sung đồ dùng học tập phục vụ dạy - học cả ngày;
c) Chi mua bổ sung sách giáo khoa và các loại tài liệu học tập để cải thiện điều kiện dạy - học cả ngày, mức chi theo Thông tư số 125/2008/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 22/12/2008 của liên Bộ Tài chính - Giáo dục và Đào tạo và các văn bản bổ sung, sửa đổi (nếu có);
d) Chi hỗ trợ phí điện thoại, điện thắp sáng, nước uống học sinh;
đ) Chi thuê người nấu ăn và quản lí học sinh buổi trưa ở những nơi tổ chức ăn trưa tập trung;
e) Chi tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ cho học sinh;
g) Các hoạt động truyền thông tới cộng đồng về dạy - học cả ngày;
Ngoài các mục chi trên, các khoản chi khác từ nguồn quỹ này đều coi là không hợp lệ.
2. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm quản lý và chi tiêu Quỹ này theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Sổ tay hướng dẫn sử dụng Quỹ giáo dục nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường giao nhiệm vụ cho kế toán, thủ quỹ của trường thực hiện chế độ kế toán/ giải ngân theo các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật kế toán. Mức hỗ trợ cho các nội dung hoạt động của Quỹ được quy định trong Sổ tay hoạt động của Quỹ giáo dục nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành sau khi có tham khảo ý kiến với Bộ Tài chính.
Điều 11. Quỹ phúc lợi học sinh
1. Nội dung chi Quỹ phúc lợi học sinh gồm:
a) Chi cung cấp bữa ăn trưa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo và học sinh các dân tộc thiểu số khi trường tổ chức dạy học cả ngày;
b) Chi thuê người trợ giảng tiếng dân tộc giúp học sinh lớp 1 và 2 tăng cường tiếng Việt;
c) Chi phần thưởng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo và học sinh các dân tộc thiểu số đi học đều hoặc có kết quả học tập tốt;
d) Chi thức ăn và quần áo cho học sinh nghèo trong trường hợp thiên tai, bão lũ hoặc có khó khăn đột xuất đặc biệt.
Ngoài các mục chi trên, các khoản chi khác từ nguồn quỹ này đều coi là không hợp lệ.
2. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm quản lý và chi tiêu Quỹ này, có sự tham gia của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Sổ tay hướng dẫn sử dụng Quỹ phúc lợi học sinh. Hiệu trưởng nhà trường giao nhiệm vụ cho kế toán, thủ quỹ của trường thực hiện chế độ kế toán/ giải ngân theo các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật kế toán. Mức hỗ trợ cho các nội dung hoạt động của Quỹ được quy định trong Sổ tay hoạt động của Quỹ phúc lợi học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành sau khi có tham khảo ý kiến với Bộ Tài chính
Điều 12. Chi lương tăng thêm cho giáo viên
1. Chi lương tăng thêm cho giáo viên bao gồm:
a) Chi lương cho giáo viên được tuyển thêm;
b) Chi lương cho giáo viên dạy thêm giờ( trong trường hợp không tuyển được giáo viên) được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 09/9/2008 về việc Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lượng dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
2. Nguồn kinh phí chi lương tăng thêm cho giáo viên do tổ chức dạy học cả ngày từ nguồn vốn ODA ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương (50%) và ngân sách tỉnh tham gia chương trình (50%).
Điều 13. Chi xây dựng năng lực cho dạy - học cả ngày
1. Chi xây dựng năng lực cho dạy và học cả ngày là chi tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý tại địa phương. Các cán bộ này làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Đối tượng được hưởng hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn trên cơ sở thoả thuận với nhà tài trợ.
Điều 14. Chi kinh phí phần Dự án do Ban Quản lý chương trình thực hiện
1. Mua sắm hàng hoá bao gồm:
a) Mua sắm trang thiết bị, phương tiện đi lại của Ban Quản lý Chương trình được thực hiện theo các quy định mua sắm đấu thầu của Ngân hàng Thế giới.
b) Tài liệu: in các loại sổ tay hướng dẫn và tài liệu hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên; in vở bài tập Toán và Tiếng Việt bổ sung cho học sinh. Đối với tài liệu hướng dẫn giáo viên, tài liệu hỗ trợ học tập cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, không có sẵn thì tổ chức biên soạn và in ấn cấp phát.
2. Chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước: Chi thuê chuyên gia tư vấn hoặc công ty tư vấn quốc tế được thực hiện theo hình thức đấu thầu quốc tế rộng rãi của Ngân hàng Thế giới. Chi thuê tư vấn trong nước thực hiện theo quy định tai Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
3. Chi đào tạo, bồi dưỡng ngoài nước thực hiện theo quy định tại Thông tư liên Bộ số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 5 tháng 12 năm 2007 giữa Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/ 2008 của Bộ tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước và Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức của Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí và các văn bản sửa đổi, bổ sung( nếu có).
4. Chi đào tạo trong nước: theo quy định hiện hành.
5. Chi tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
6. Chi hoạt động cho Ban Quản lý Chương trình thực hiện theo Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
LẬP, PHÂN BỔ DỰ TOÁN, THANH TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN
1. Hàng năm, Ban Quản lý Chương trình hướng dẫn các địa phương thụ hưởng xây dựng dự toán cho Chương trình.
2. Các trường thụ hưởng lập dự toán cho chi tiêu từ Quỹ giáo dục nhà trường và Quỹ phúc lợi học sinh và báo cáo lên Ban quản lý Chương trình cấp huyện trước ngày 15/6 hàng năm để tổng hợp.
3. Ban Quản lý Chương trình cấp huyện có trách nhiệm:
a) Lập dự toán kinh phí thực hiện các hoạt động của Chương trình SEQAP tại huyện, bao gồm: lương tăng thêm cho giáo viên, kinh phí đào tạo bồi dưỡng, mua sắm trang thiết bị và tài liệu học tập, chi xây dựng năng lực cho dạy – học cả ngày, chi quản lý chương trình.
b) Tổng hợp dự toán của các đơn vị thụ hưởng Chương trình SEQAP ở cấp huyện bao gồm: dự toán của các trường tiểu học chi chi tiêu từ 2 Quỹ, dự toán cho xây dựng cơ bản và tư vấn thiết kế giám sát của các chủ đầu tư.
c) Ban Quản lý Chương trình cấp huyện tổng hợp dự toán Chương trình SEQAP theo quy định điểm a và điểm b khoản 3 Điều này, báo cáo Uỷ ban Nhân dân huyện để tổng hợp vào ngân sách cấp huyện đồng gửi Sở giáo dục và đào tạo để tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của ngành.
4. Sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm:
a) Lập dự toán kinh phí của các hoạt động đào tạo, hội thảo, tăng cường năng lực cho hoạt động dạy - học cả ngày do Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện .
b) Tổng hợp cùng dự toán của các Ban quản lý chương trình cấp huyện gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và dự toán ngân sách của tỉnh, gửi Ban quản lý chương trình tổng hợp chung..
5. Căn cứ vào cam kết giải ngân của nhà tài trợ và tình hình thực hiện của các tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp và xây dựng phương án phân bổ dự toán của Chương trình SEQAP gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp trình Chính phủ, Quốc hội phê duyệt theo lịch biểu và quy định hiện hành.
7. Đối với phần kinh phí được quản lý theo hình thức dự án do Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện, việc lập dự toán hàng năm thực hiện theo quy định hiện hành đối với các dự án ODA.
Điều 16. Phân bổ và giao dự toán
Phân bổ, giao dự toán kinh phí thực hiện Chương trình SEQAP theo quy định hiện hành của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật chi tiết chi đầu tư, chi sự nghiệp theo từng mã số của Chương trình.
1. Kho bạc Nhà nước các cấp là cơ quan kiểm soát chi đối với các khoản chi tiêu cho các hoạt động của Chương trình SEQAP.
2. Việc kiểm soát chi đảm bảo chi tiêu của Chương trình SEQAP phù hợp với Hiệp định Tài trợ và phù hợp với các quy định trong nước hiện hành.
3. Hồ sơ và thủ tục kiểm soát chi:
a) Đối với các khoản chi xây dựng cơ bản: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, Thông tư số 88/2009/TT-BTC ngày 29/4/2009 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 và Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, Thông tư số 209/2009/TT-BTC ngày 05/11/2009 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và các quy định tại Thông tư liên tịch này.
b) Đối với các khoản chi sự nghiệp: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước và các quy định tại Thông tư liên tịch này.
c) Đối với các khoản chi thuộc phần dự án: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
Điều 18. Hạch toán và quyết toán
1. Nguồn vốn theo hình thức chương trình được các nhà tài trợ chuyển vào tài khoản ngoại tệ của Bộ Tài chính mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được chuyển đổi thành tiền Đồng Việt Nam và chuyển vào ngân sách nhà nước để chi cho Chương trình và cấp phát đến các đơn vị chi tiêu theo hệ thống Kho bạc Nhà nước. Các đơn vị chi tiêu của Chương trình SEQAP thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước các cấp để triển khai các hoạt động.
2. Các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí Chương trình phải thực hiện chế độ kế toán, hạch toán và quyết toán theo đúng quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và hạch toán theo chương, loại, khoản tương ứng của mục lục ngân sách Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 2/6/2008 và Thông tư số 223/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy đinh bổ sung Mục lục ngân sách nhà nước và Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản, việc quyết toán năm và quyết toán dự án hoàn thành thực hiện theo Thông tư 53/2005/TT-BTC ngày 23/6/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, thẩm định báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm, Thông tư 33/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, Thông tư 98/2007/TT-BTC ngày 9/8/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư 33/2007/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
3. Ban Quản lý Chương trình chịu trách nhiệm quyết toán kinh phí trực tiếp chi tiêu phần thực hiện theo hình thức dự án nguồn vốn ODA.
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT
1. Các đơn vị trực tiếp sử dụng và thụ hưởng kinh phí của Chương trình có trách nhiệm đối chiếu số liệu chi tiêu với Kho bạc nhà nước nơi giao dịch và lập báo cáo định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này trước ngày 31/7 (đối với báo cáo 6 tháng) và ngày 28/2 (đối với báo cáo hàng năm) cho Ban quản lý chương trình cấp huyện để tổng hợp báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổng hợp báo cáo của Ban quản lý chương trình cấp huyện theo mẫu quy định, trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh ký và gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 31/8 (đối với báo cáo 6 tháng) và ngày 31/3 (đối với báo cáo hàng năm).
3. Kho bạc nhà nước huyện có trách nhiệm lập báo cáo về số dự toán được giao và số đã sử dụng của các đơn vị thu hưởng kinh phí Chương trình để nôp lên Kho bạc nhà nước tỉnh. Kho bạc nhà nước tỉnh có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kinh phí chương trình của các huyện gửi Kho bạc nhà nước để tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính. Kho bạc nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn nội dung, quy trình báo cáo trong hệ thống kho bạc đối với chi tiêu của chương trình.
4. Định kỳ 6 tháng, hàng năm, Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp số liệu giải ngân của Kho bạc Nhà nước, báo cáo về nguồn vốn nước ngoài của Chương trình SEQAP vào ngân sách nhà nước, gửi các nhà tài trợ thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo theo mẫu và thời hạn nêu trong Hiệp định Tài trợ ký giữa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới.
5. Định kỳ 6 tháng, hàng năm, Ban quản lý Chương trình có trách nhiệm lập, tổng hợp báo cáo giải ngân và kết quả thực hiện Chương trình SEQAP gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ.
6. Căn cứ vào các cam kết trong Hiệp định Tài trợ số 4608-VN ký giữa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn quy trình chi tiết về báo cáo và cơ chế trao đổi thông tin tại Sổ tay Hướng dẫn hoạt động của Chương trình SEQAP .
Điều 20. Kiểm tra, giám sát và kiểm toán
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các nhà tài trợ tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện, nội dung, sử dụng kinh phí Chương trình tại các địa phương, nhằm giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình đúng mục tiêu, đúng chế độ, tiết kiệm và hiệu quả.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra định kỳ, đột xuất, giám sát đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, quản lý và sử dụng kinh phí của chương trình nhằm đạt các chỉ tiêu được giao đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm và hiệu quả.
3. Kiểm toán độc lập hàng năm sẽ được thực hiện đối với phần kinh phí chương trình và phần dự án nguồn vốn ODA. Cơ quan kiểm toán độc lập được lựa chọn bằng hình thức đấu thầu theo quy định của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới.
4. Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán đối với các hoạt động của Chương trình SEQAP theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi báo cáo kiểm toán độc lập đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các nhà tài trợ.
Điều 21. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký .
Điều 22. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời để Liên Bộ nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp.
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
DANH SÁCH 36 TỈNH THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC
Vùng |
Số tỉnh |
Tên tỉnh |
Đông Bắc |
7 |
Cao Bằng Bắc Kạn Hà Giang Lạng Sơn Tuyên Quang Yên Bái Bắc Giang |
Tây Bắc |
5 |
Lai Châu Lào Cai Sơn La Hòa Bình Điện Biên |
Bắc Trung Bộ |
3 |
Thanh Hóa Nghệ An Quảng Trị |
Duyên hải Nam Trung bộ |
4 |
Ninh Thuận Bình Thuận Quảng Nam Quảng Ngãi |
Tây Nguyên |
5 |
Kon Tum Đắk Lắk Đắk Nông Lâm Đồng Gia Lai |
Đông Nam bộ |
2 |
Bình Phước Long An |
Đồng Bằng sông Cửu Long |
10 |
An Giang Đồng Tháp Vĩnh Long Bến Tre Kiên Giang Trà Vinh Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Hậu Giang |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.