THÀNH
ỦY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH |
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 16-TT/TU |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 5 năm 2017 |
Sau 05 năm thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân thành phố về an toàn thực phẩm đã chuyển biến mạnh, công tác tuyên truyền, giáo dục, công tác thanh tra, kiểm tra được chú trọng, bộ máy, nhân sự, năng lực cán bộ ngày càng được nâng cao. Đã hình thành một số mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn như: “Chuỗi thực phẩm an toàn”, “Đề án Mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm”, “Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo” và “Mô hình thí điểm Đề án truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau bằng mã QR code”; một số doanh nghiệp lớn đầu tư sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Nhiều hàng hóa thực phẩm sản xuất trong nước đạt chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của thành phố vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cả về thể chế và thực thi pháp luật. Một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin không chính xác, thiếu căn cứ khoa học, tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh và niềm tin của nhân dân về thực phẩm an toàn. Thành phố gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với nông sản thực phẩm, thủy hải sản từ các tỉnh vào thành phố (khoảng 70% lượng nông sản thực phẩm tiêu thụ trên địa bàn có nguồn gốc từ các tỉnh). Những hạn chế, bất cập, yếu kém nói trên có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu là: một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; thể chế, chính sách về bảo đảm an toàn thực phẩm chưa phù hợp, thiếu đồng bộ; chế tài chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa có hiệu quả vi phạm về an toàn thực phẩm; lực lượng thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm hiện còn thiếu, chủ yếu tập trung ở tuyến trung ương và thành phố, tuyến quận - huyện, phường - xã, thị trấn chủ yếu là kiêm nhiệm.
Để phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục dứt điểm những hạn chế, bất cập nói trên và thực hiện hiệu quả Kết luận số 11-KL/TW ngày 19 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục- đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW của Ban Bí thư; đồng thời quán triệt, thực hiện tốt các quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp sau:
1. An toàn thực phẩm có tâm quan trọng sống còn đối với sức khỏe, hạnh phúc của từng người dân, giống nòi dân tộc và sự phát triển của thành phố và đất nước ta; trở thành thách thức an ninh phi truyền thống.
Thành phố phấn đấu sớm đạt mục tiêu: Tất cả thực phẩm được sản xuất, kinh doanh, lưu thông và tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đều là thực phẩm an toàn.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền từ thành phố đến cơ sở phải kiên trì, kiên quyết lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Toàn hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn thành phố, nhất là đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp và từng hộ gia đình, từng người dân cần chủ động, sáng tạo, tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ này.
Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn; đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và các phương tiện truyền thông để bảo đảm an toàn thực phẩm ở tất cả các khâu từ sản xuất, kinh doanh, chế biến đến tiêu dùng.
2. Lãnh đạo và chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, của doanh nghiệp, của người dân về an toàn thực phẩm, về các chủ trương, chính sách, pháp luật và những kiến thức cần thiết về an toàn thực phẩm; khơi dậy và phát huy tính trung thực, đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm vì cộng đồng của từng doanh nghiệp, từng doanh nhân, từng hộ gia đình và từng người dân để bảo đảm an toàn thực phẩm, nhất là trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội và hội nghề nghiệp trong công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục về an toàn thực phẩm.
Các cơ quan báo chí thuộc thành phố, Đài truyền hình thành phố và Đài Tiếng nói nhân dân thành phố có kênh, chương trình truyền thông chuyên đề, chuyên mục về an toàn thực phẩm theo hướng đa dạng, hấp dẫn, có sức thuyết phục, phù hợp với trình độ, nhu cầu của người dân thành phố; biểu dương các điển hình tiên tiến trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn; đẩy mạnh quảng bá các thương hiệu mạnh của thành phố về an toàn thực phẩm; công bố tên, địa chỉ những doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản phẩm hàng hóa vi phạm an toàn thực phẩm.
Xử lý nghiêm minh theo pháp luật những tổ chức, cá nhân đưa tin sai sự thật, không chính xác về an toàn thực phẩm, tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh và niềm tin của nhân dân về thực phẩm an toàn.
3. Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế, trước hết là với các nước láng giềng để bảo đảm an toàn thực phẩm; kiểm soát chặt chế hóa chất bảo vệ thực vật, các chất cấm trong sản xuất thực phẩm và thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam, nhất là qua đường tiểu ngạch.
Thực hiện có hiệu quả các điều ước, thỏa thuận quốc tế về công nhận lẫn nhau trong lĩnh vực thực phẩm để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa thực phẩm Việt Nam vào các nước có quy định tiêu chuẩn kỹ thuật cao.
Tăng cường phối hợp với các tỉnh giám sát an toàn thực phẩm theo chuỗi từ khâu chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm các tỉnh về thành phố.
4. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Chỉ đạo nghiên cứu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; đồng thời chỉ đạo hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các sở - ngành và chính quyền địa phương các cấp để bảo đảm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Tăng cường, phân định rõ trách nhiệm của các ngành chức năng từ thành phố đến quận - huyện, phường - xã, thị trấn trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các khâu sản xuất, chế biến, nhập khẩu thực phẩm trước khi đưa vào lưu thông và tiêu dùng; đồng thời có những biện pháp phù hợp, kiên quyết để phòng, chống nạn hàng gian, hàng giả và hàng kém chất lượng đang lưu thông trên thị trường. Bổ sung các chế tài cần thiết, bảo đảm xử phạt nghiêm, minh đối với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm.
Các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm có trách nhiệm cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin về an toàn thực phẩm, về các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vi phạm an toàn thực phẩm để công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
5. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật; khuyến khích phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, xanh và sạch; khuyến khích đầu tư sản xuất, chế biến thực phẩm với quy mô lớn theo chuỗi sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm; đổi mới công nghệ sản xuất thực phẩm, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng thương hiệu, phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiêm nghiệm và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật bảo đảm an toàn, thực phẩm.
6.1. Cấp ủy; chính quyền các cấp có trách nhiệm lãnh đạo tổ chức quán triệt, xây dựng chương trình và kế hoạch cụ thể thực hiện Thông tri này.
6.2. Ban Tuyên giáo Thành ủy chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các cơ quan báo chí thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội đối với vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.
6.3. Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố triển khai và chỉ đạo Ban quản lý An toàn thực phẩm thành phố, Ủy ban nhân dân quận - huyện thực hiện tốt Kết luận số 11-KL/TW ngày 19 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư và Thông tri này, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác an toàn thực phẩm; chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức đảng, đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Thông tri, định kỳ hàng năm báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy.
Thông tri này phổ biến đến chi bộ.
|
T/M BAN THƯỜNG
VỤ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.