SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 95/SL NGÀY 13 THÁNG 8 NĂM 1949 ĐẶT HAI NGẠCH THANH TRA VÀ KIỂM SOÁT LAO ĐỘNG
CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chiểu Sắc lệnh số 226 ngày 28-11-1946 tổ chức Bộ Lao động;
Chiểu điều thứ 184 Sắc lệnh số 29-SL ngày 12-3-1947 nói về sự thành lập các ngạch Thanh tra và kiểm soát lao động;
Chiểu Sắc lệnh số 169-SL ngày 14-4-1948 tổ chức lại các cơ quan lao động trong toàn cõi Việt Nam;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động;;
Theo quyết nghị của Hội đồng Chính phủ sau khi Ban thường trực Quốc hội thoả thuận;
RA SẮC LỆNH:
Điều 1- Nay đặt ra hai ngạch Thanh tra và kiểm soát Lao động.
Điều 2- Thanh tra Lao động có nhiệm vụ:
a) Nhiên cứu các điều kiện làm việc của công nhân, các điều kiện mộ và phân phối nhân công;
b) Thi hành và kiểm soát sự thi hành các luật lệ lao động;
c) Mở các cuộc điều tra có mục địch bảo vệ quyền lợi của công nhân;
d) Dàn xếp những sự xích mích xảy ra giữa chủ hay cơ quan dùng công nhân và công nhân;
e) Khi công nhân yêu cầu, thay mặt công nhân đứng kiện hay bị kiện trong mọi trường hợp có liên quan đến việc thi hành những điều khoản của luật lệ lao động;
f) Đề nghị những sự cải cách về luật lệ lao động;
g) Điều khiển các kiểm soát lao động.
Điều 3- Thanh tra Lao động được quyền:
a) Ra vào các nơi làm việc để làm phận sự kiểm soát và điều tra sau khi đã cho người chủ hay người phụ trách điều khiển những nơi đó biết trước mình sẽ đến;
b) Lập biên bản những điều trái với các luật lệ lao động hiện hành.
Điều 4- Nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm soát lao động định theo các khoản b, c, d, f nói ở điều 2 và các khoản a, b nói ở điều 3.
Điều 5- Thanh tra Lao động và Kiểm soát Lao động do nghị định của Bộ trưởng Bộ Lao động bổ nhiệm.
Điều 6- Sự thi hành và kiểm soát sự thi hành các luật lệ lao động trong các xí nghiệp công lẵn tư có tính chất quốc phòng do các Thanh tra và Kiểm soát lao động đã được Bộ quốc phòng đề cử qua Bộ Lao động bổ nhiệm.
Điều 7- Các Thanh tra, Kiểm soát lao động phải tuyên thệ không được tiết lộ những bí mật chế tạo và những phương tổ chức chuyên nghiệp mà họ được biết trong khi thừa hành chức vụ.
Viên chức nào không giữ chọn lời thề sẽ bị phạt từ một tháng đến một năm tù và từ 1.000 đến 10.000 đồng. Ngoài ra, họ còn có thể phải bồi thường tổn hại theo luật Hộ.
Nếu sự tiết lộ có phương hại đến nền độc lập của nước nhà thì viên chức sẽ bị truy tố trước toà án quân sự theo sắc lệnh số 33 ngày 13-9-1945.
Điều 8- Những điều kiện tuyển bổ, lương bổng, cải ngạch áp dụng cho các Thanh tra và Kiểm soát Lao động sẽ theo các điều khoản chung ghi trong quy chế công chức.
Điều 9- Chi tiết thi hành sắc lệnh này do nghị định Bộ trưởng Bộ Lao động ấn định.
Điều 10- Các ông Bộ trưởng Bộ nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động chiểu sắc lệnh thi hành.
| Hồ Chí Minh (Đã ký)
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.