BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 997/QĐ-BNN-KHCN | Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ KH&CN ĐƯA VÀO TUYỂN CHỌN VÀ XÉT CHỌN THỰC HIỆN TỪ NĂM 2013 THUỘC "ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG LĨNH VỰC THUỶ SẢN ĐẾN NĂM 2020"
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 09 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP ;
Căn cứ Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 29/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt "Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020";
Căn cứ Quyết định số 36/2006/QĐ-BNN ngày 15/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn v/v ban hành Quy chế quản lý đề tài, dự án khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp nhà nước.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Danh mục các nhiệm vụ KHCN đưa vào tuyển chọn, xét chọn thực hiện từ năm 2013 thuộc "Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020" (Danh mục tại Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Việc tuyển chọn, xét chọn được thực hiện theo Quy chế quản lý đề tài, dự án nghiên cứu KHCN của Bộ Nông nghiệp và PTNT được ban hành theo Quyết định số 36/2006/QĐ-BNN ngày 15/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ DỰ KIẾN TUYỂN CHỌN KẾ HOẠCH KHCN NĂM 2013
(Kèm theo Quyết định số 997 /QĐ-BNN-KHCN ngày 03/05/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT | Tên nhiệm vụ KHCN | Mục tiêu | Dự kiến kết quả | Phương thức tổ chức thực hiện |
1. | Nghiên cứu phát triển và ứng dụng mã vạch di truyền (DNA barcoding) trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) | Tạo bộ mã vạch di truyền phân tử (DNA barcoding) nhằm kiểm định và truy xuất nguồn gốc giống cá tra | Bộ mã vạch di truyền (tối thiểu 3 chỉ thị phân tử) - Kết quả thử nghiệm trên 300 mẫu cá tra trong đó trên 150 mẫu từ các mẫu cá tra thu thập từ các vùng địa lý khác nhau của Việt Nam và 150 mẫu hạ lưu Sông Mê Kông (Lào, Campuchia, Thái Lan). - Kết quả thử nghiệm trên 100 mẫu cá da trơn khác. - Quy trình kiểm định dùng mã vạch di truyền (DNA barcoding) trên cá tra. | Tuyển chọn |
2. | Nghiên cứu nhân giống rong sụn (Kappaphycus alvarezii) bằng phương pháp nuôi cấy mô | Nhân giống được rong sụn Kappaphycus alvarezii bằng phương pháp nuôi cấy mô
| 1. Quy trình nhân giống rong sụn bằng phương pháp nuôi cấy mô. 2. Bộ giống thuần rong sụn có hàm lượng carrageenan và sức đông cao. 3. Mô hình nuôi/trồng rong sụn Kappaphycus alvarezii từ nguồn giống nuôi cấy mô. | Tuyển chọn |
3. | Phát triển chỉ thị phân tử phục vụ chọn giống nâng cao khả năng kháng bệnh VNN trên cá song chấm nâu (Epinephelus coioides) | Xác định được chỉ thị phân tử liên quan đến tính trạng kháng bệnh VNN trên cá song chấm nâu.
| 1. Bộ chỉ thị phân tử liên quan đến khả năng kháng bệnh VNN: 2-3 chỉ thị. 2. Đàn cá song chấm nâu được lựa chọn bằng chỉ thị phân tử trên: 200 cặp (>1kg/con). | Tuyển chọn |
4. | Đánh giá đa dạng di truyền ốc hương (Babylonia areolata), tu hài (Lutraria rhynchaena, Jonas 1844) và hàu cửa sông (Crassostrea rivularis). | - Đánh giá được đa dạng di truyền của ốc hương, tu hài và hàu cửa sông phục vụ bảo tồn, phát triển nguồn gen và lựa chọn vật liệu ban đầu phục vụ chọn giống
| 1. Bộ chỉ thị đánh giá di truyền: ít nhất 5 chỉ thị/ đối tượng. 2. Cơ sở dữ liệu về đa dạng di truyền của các quần thể ốc hương, tu hài và hàu cửa sông . 3. Lưu giữ được quần đàn ốc hương, tu hài và hàu cửa sông có tính biến dị cao: 500 cá thể/loài | Tuyển chọn |
5. | Nghiên cứu phát triển bộ KIT phát hiện nhanh một số độc tố vi tảo trong sản phẩm thủy sản | Phát triển được bộ KIT phát hiện nhanh độc tố vi tảo gây ngộ độc mất trí nhớ ASP (Amnesic Shellfish Poisoning) và ngộ độc gây liệt cơ PSP (Paralytic Shellfish Poisoning) trong sản phẩm hải sản | 1. Quy trình gây phản ứng miễn dịch và tạo kháng thể đặc hiệu kháng lại độc tố PSP và ASP của sinh vật thử nghiệm. 2. Quy trình thực hiện phản ứng ELISA cho từng loại độc tố (ASP và PSP) 3. Bộ kít phát hiện nhanh độc tố trong đối tượng thủy sản: - Ngưỡng phát hiện phát hiện: 5 µg (được kiểm chứng tại phòng thí nghiệm chuẩn nước ngoài). | Tuyển chọn |
6. | Nghiên cứu phát triển thức ăn nuôi vỗ thành thục tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) | - Phát triển công thức thức ăn nuôi vỗ tôm càng xanh bố/mẹ để nâng cao các chỉ tiêu sinh sản và chất lượng tôm bột.
| 1. Công thức thức ăn nuôi vỗ thành thục tôm càng xanh phù hợp cho từng giai đoạn nuôi vỗ. - Tỉ lệ thành thục tôm cái ≥80%; tỉ lệ đẻ ≥80%; tỉ lệ nở ≥80%; sức sinh sản 800-1.000 trứng/g tôm cái; chất lượng tôm bột cải thiện như tỉ lệ sống giai đoạn PL15 ≥50%; kích cỡ tôm PL1 ≥7 mm và PL15 ≥12 mm%. 2. Sản phẩm thức ăn mẫu cho mỗi giai đoạn nuôi vỗ thành thục: 50 kg | Tuyển chọn |
7. | Nghiên cứu tạo dòng tế bào để phân lập virus gây bệnh nguy hiểm ở một số loài cá nuôi kinh tế của Việt Nam | Tạo được dòng tế bào (continous cell line) chưa được thương mại từ một số loài cá nuôi kinh tế của Việt Nam
| 1. Hai dòng tế bào (continous cell line) chưa được thương mại từ một số loài cá nuôi kinh tế. - Hai dòng tế bào đã qua 7 lần cấy chuyển - Phân lập được virút gây bệnh trên cá nuôi 2. Quy trình nuôi cấy và lưu giữ các dòng tế bào phân lập được. 3. Đào tạo: 2 thạc sĩ 4. Bài báo công bố: 2 bài báo | Tuyển chọn |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.