UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 99/2006/QĐ-UBND | TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 07 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA THÀNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 41-NQ/TW VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003 ;
Căn cứ Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước ;
Căn cứ Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước của Thành ủy tại Văn bản số 02-CTr/TU, ngày 03 tháng 01 năm 2006 ;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 4666/TNMT-QLMT, ngày 30 tháng 5 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, theo dõi, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các Sở-ngành, Đoàn thể, các cơ quan đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện nội dung về bảo vệ môi trường. Xử lý các vấn đề phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo, đề xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét giải quyết. Định kỳ hàng năm có đánh giá kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân thành phố để thông qua báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Thủ trưởng các Đoàn thể, các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA THÀNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 41-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
(Kèm theo Quyết định số : 99 /2006/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố)
I- MỤC TIÊU:
Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW; nhằm tập trung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành một thành phố sạch, xanh, phát triển hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường để phát triển thành phố toàn diện, bền vững. Trước mắt, phấn đấu đến năm 2010 thực hiện có hiệu quả việc xử lý ô nhiễm công nghiệp (di dời 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường 100% lượng nước thải các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, các khu chế xuất - khu công nghiệp); xử lý chất thải rắn (xử lý 95% chất thải rắn thông thường, 100% chất thải rắn y tế, 70% chất thải rắn công nghiệp nguy hại), cải thiện chất lượng môi trường; giải quyết cơ bản tình trạng ngập úng khu vực nội thành; phát triển diện tích cây xanh đô thị bình quân 6 - 7 m2/người.
II- NỘI DUNG:
Để triển khai thực hiện các nhiệm vụ về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước tại Văn bản số 02-CTr/TU, ngày 03 tháng 01 năm 2006, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch triển khai trong giai đoạn 2006 - 2010 bao gồm 5 chương trình sau :
Chương trình 1 : Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng về bảo vệ môi trường.
Chương trình 2 : Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Chương trình 3: Tăng cường kiểm soát các nguồn ô nhiễm, phát triển mảng xanh và chống ngập úng đô thị.
Chương trình 4 : Thực hiện các biện pháp kinh tế, kỹ thuật.
Chương trình 5 : Hợp tác vùng và quốc tế về bảo vệ môi trường.
Các chương trình này gồm 58 chương trình nhánh sau :
Chương trình 1 :
TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ TRÁCH NHIỆM CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Nhiệm vụ 1: Phối hợp nâng cao nhận thức cộng đồng
Chương trình nhánh 1.1: Triển khai các hoạt động liên tịch phối hợp hành động bảo vệ môi trường với các tổ chức Mặt trận và Đoàn thể: Hội Phụ nữ, Thành đoàn, Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp khoa học kỹ thuật, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân.
Mục tiêu : Huy động đông đảo lực lượng của các tổ chức đoàn thể tham gia tích cực trong các hoạt động bảo vệ môi trường, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong hoạt động nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường.
Cơ quan chủ trì : Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp: Hội Phụ nữ, Thành Đoàn, Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp khoa học kỹ thuật, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân.
Chương trình nhánh 1.2 : Tiếp tục triển khai và đẩy mạnh các phong trào, đợt vận động huy động mọi tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường với những chủ đề : “Nhà máy không ô nhiễm”, “Ngày Chủ nhật không xả rác”, “Công trường sạch”, “Đường phố không có rác”…, tiếp tục thực hiện các mô hình Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng.
Mục tiêu : Thực hiện các hoạt động tuyên truyền trọng điểm với từng đối tượng cụ thể nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của các đối tượng trong cộng đồng về bảo vệ môi trường
Cơ quan chủ trì : Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân các quận-huyện và các tổ chức Mặt trận Đoàn thể.
Chương trình nhánh 1.3: Xây dựng tiêu chí bảo vệ môi trường đưa vào chỉ tiêu thi đua của cuộc vận động "Tòan dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư".
Mục tiêu : Lồng ghép, đẩy mạnh hoạt động môi trường trong chương trình Toàn dân đòan kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Xây dựng thói quen sống thân thiện với môi trường.
Cơ quan chủ trì : Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp : Mặt trận Tổ quốc, Sở Văn hóa và Thông tin.
Nhiệm vụ 2: Thông tin môi trường
Chương trình nhánh 1.4: Xây dựng và hoạt động Nhà truyền thông môi trường tại Công viên văn hóa Đầm Sen, Khu du lịch suối Tiên, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng.
Mục tiêu : Tăng cường cung cấp thông tin cho cộng đồng phục vụ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về bảo vệ môi trường, đặc biệt chú trọng cho hoạt động tìm hiểu và tiếp cận thông tin môi trường cho học sinh tiểu học.
Cơ quan chủ trì : Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp : Công viên Văn hóa Đầm Sen, Khu du lịch Suối Tiên, Ban Quản lý khu Nam, Sở Văn hóa và Thông tin, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Du lịch.
Chương trình nhánh 1.5: Thực hiện các chương trình truyền hình, truyền thanh, phát sóng định kỳ nhiều lần trong ngày với các nội dung phong phú, hình thức đa dạng; nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường.
Mục tiêu: Tăng cường thông tin về môi trường đến cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp : Đài Truyền hình, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố.
Chương trình nhánh 1.6: Phát hành trang môi trường hằng tuần nhằm vừa thông tin môi trường; vừa thông tin các đơn vị gây ô nhiễm môi trường, tác hại đến môi trường; vừa nêu những hoạt động điển hình trong bảo vệ môi trường.
Mục tiêu : Tuyên truyền đến người dân những thông tin về môi trường, các chính sách mới có liên quan công tác bảo vệ môi trường.
Cơ quan chủ trì : Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp: Báo Sài Gòn giải phóng, các phương tiện truyền thông khác.
Chương trình nhánh 1.7: In bộ Luật Môi trường và các văn bản pháp luật trong lĩnh vực môi trường cung cấp cho các quận - huyện và phường - xã.
Mục tiêu : Tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật, cập nhật kịp thời các thông tin pháp luật, các quy định trong lãnh vực môi trường, phối hợp chặt chẽ và hiệu quả cũng như hỗ trợ quận - huyện, phường - xã trong công tác bảo vệ môi trường.
Cơ quan chủ trì : Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp : Sở Văn hóa và Thông tin
Chương trình nhánh 1.8: Lập thư viện điện tử phục vụ việc truy cập và giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.
Mục tiêu: Thiết lập một trang web phục vụ cho công tác quản lý môi trường và giám sát việc tuân thủ các quy định và luật lệ về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp; Tăng cường khả năng giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng
Cơ quan chủ trì : Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp : Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Chương trình 2:
TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Nhiệm vụ 1: Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
Chương trình nhánh 2.1: Xây dựng, kiện toàn tổ chức của các đơn vị quản lý và sự nghiệp về môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Mục tiêu: Kiện toàn tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường.
Cơ quan chủ trì : Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp : Sở Nội vụ.
Chương trình nhánh 2.2: Kiện toàn tổ chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận huyện và cán bộ chuyên trách về môi trường cấp phường - xã, thị trấn.
Mục tiêu: Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường ở địa phương; phát triển nguồn nhân lực ngành.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các quận - huyện.
Cơ quan phối hợp : Sở Nội vụ
Nhiệm vụ 2: Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
Chương trình nhánh 2.3 : Tổ chức thường xuyên các khóa tập huấn ngắn hạn và dài hạn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cấp thành phố, quận - huyện và phường - xã, thị trấn
Mục tiêu : Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức ngành tài nguyên và môi trường tại quận huyện và phường-xã, thị trấn; Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ
Chương trình nhánh 2.4: Tổ chức các đợt tập huấn, học tập kinh nghiệm về quản lý và bảo vệ môi trường tại nước ngoài cho các cán Sở Tài nguyên và Môi trường và Phòng Tài nguyên Môi trường quận - huyện.
Mục tiêu: Xây dựng và tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên Môi trường quận - huyện thông qua đào tạo và học tập kinh nghiệm quản lý của nước ngoài.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ.
Nhiệm vụ 3: Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật
Chương trình nhánh 2.5: Xây dựng trụ sở làm việc và cơ sở vật chất (Phòng thí nghiệm, Trạm quan trắc, Trung tâm dữ liệu môi trường Chi cục bảo vệ môi trường ...).
Mục tiêu: Xây dựng trụ sở làm việc và cơ sở vật chất của các cơ quan sự nghiệp về môi trường tại Khu đô thị Nam thành phố.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp: Sở Xây dựng, Sở Tài chính.
Chương trình nhánh 2.6: Hoàn thiện mạng quan trắc chất lượng không khí, trang bị 05 trạm quan trắc không khí tự động cố định và 01 trạm quan trắc không khí tự động di động .
Mục tiêu: Trang bị bổ sung các thiết bị cho các trạm quan trắc hiện hữu; Hoàn thiện mạng quan trắc không khí tự động bằng việc trang bị 05 trạm mới phân bố theo hướng Đông Nam - Tây Bắc; Trang bị Trạm quan trắc không khí tự động di động phục vụ công tác triển khai nhanh công tác đo đạc khi có sự cố về môi trường, giúp đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời, cho kế quả nhanh chóng, chính xác.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp: Các cơ quan khoa học.
Chương trình nhánh 2.7: Xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai - Khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu: Quan trắc và đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai - Khu vực thành phố Hồ Chí Minh ; Dự báo và cảnh báo chất lượng nước.
Cơ quan chủ trì : Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp : Các cơ quan khoa học.
Chương trình nhánh 2.8: Mở rộng mạng quan trắc nước dưới đất
Mục tiêu: Hoàn thiện mạng quan trắc chất lượng nước dưới đất hiện có; Mở rộng mạng quan trắc chất lượng nước dưới đất; Xây dựng cơ sở dữ liệu, mô hình quản lý chất lượng nước dưới đất.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp: Các cơ quan khoa học.
Chương trình nhánh 2.9: Tăng cường phương tiện đo đạc, phân tích môi trường phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra môi trường của các cơ quan quản lý cấp thành phố và quận - huyện.
Mục tiêu: Tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát, thanh tra môi trường cho cán bộ quản lý môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên Môi trường quận-huyện.
Cơ quan chủ trì : Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp : Các cơ quan khoa học.
Chương trình 3:
TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CÁC NGUỒN Ô NHIỄM, PHÁT TRIỂN MẢNG XANH VÀ CHỐNG NGẬP ÚNG ĐÔ THỊ
Nhiệm vụ 1: Kiểm soát các nguồn ô nhiễm:
a- Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
Chương trình nhánh 3.1: Kiểm tra, giám sát ô nhiễm công nghiệp
Mục tiêu : Giảm thiểu và xử lý ô nhiễm công nghiệp; xử lý xong các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn thành phố; Kiên quyết không cho phép xây dựng các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và có nguy cơ gây sự cố môi trường; buộc các cơ sở đầu tư mới phải có đăng ký môi trường và phải thực hiện đúng yêu cầu đăng ký ; Xử lý nước thải các khu công nghiệp.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan phối hợp: Ban Chỉ đạo di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường của thành phố và quận - huyện, Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân quận - huyện.
Chương trình nhánh 3.2: Điều tra dữ liệu về ô nhiễm công nghiệp.
Mục tiêu: Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về ô nhiễm công nghiệp một cách hệ thống, đầy đủ nhằm phục vụ công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác lập bản đồ ô nhiễm, quản lý ô nhiễm công nghiệp trên bản đồ thông tin địa lý.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân quận - huyện.
Chương trình nhánh 3.3: Phân hạn doanh nghiệp theo tiêu chí bảo vệ môi trường.
Mục tiêu : Thuùc ñaåy coâng taùc baûo veä moâi tröôøng cuûa caùc doanh nghieäp treân ñòa baøn thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân quận - huyện, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chương trình nhánh 3.4: Nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm sản xuất sạch hơn; Đẩy mạnh chương trình sản xuất sạch hơn của thành phố.
Mục tiêu: Đẩy mạnh vai trò Trung tâm Sản xuất sạch hơn; trang bị thiết bị kiểm toán năng lượng, hỗ trợ thực hiện sản xuất sạch hơn cho 10 cơ sở thuộc ngành ô nhiễm trọng điểm.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ
Chương trình nhánh 3.5: Nghiên cứu và triển khai thực hiện chứng từ quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại.
Mục tiêu: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với chất thải rắn công ngiệp và chất thải nguy hại.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân quận - huyện.
Chương trình nhánh 3.6: Quy hoạch, thiết kế, lập dự án đầu tư xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp.
Mục tiêu: Xác định khối lượng, thành phần, công nghệ và lập dự án đầu tư xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan phối hợp: Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư
Chương trình nhánh 3.7: Lập đề án quản lý, giám sát chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp.
Mục tiêu: Hình thành các chương trình giám sát liên tục và lâu dài về chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp; Xây dựng ngân hàng dữ liệu; tăng cường công tác tái sinh, tái chế.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân quận - huyện.
b- Kiểm soát ô nhiễm kênh rạch
Chương trình nhánh 3.8: Nạo vét rác bồi lấp gây ô nhiễm môi trường kênh rạch tại một số khu vực trên địa bàn thành phố.
Mục tiêu: cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường kênh rạch tại một số khu vực
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông công chính
Chương trình nhánh 3.9: Đầu tư 03 tàu vớt rác trên sông, kênh, rạch đoạn từ cầu Bình Phước đến cảng Tân Thuận.
Mục tiêu: đáp ứng được các yêu cầu vớt rác trên tuyến sông Sài gòn từ Cầu Bình Phước đến cảng Tân Thuận, đảm bảo thu vớt hầu hết rác trôi nổi trên sông, kênh, rạch quanh khu vực trung tâm Sài gòn hiện nay (kể cả một phần rác tụ tập ở các chân cầu, bãi nổi…) và tiến tới giảm dần đến hết hẳn việc xả rác xuống sông, kênh rạch, góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm, làm sạch kênh rạch và trả lại vẻ đẹp cảnh quan cho sông, kênh rạch.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
c- Kiểm soát nước thải y tế
Chương trình nhánh 3.10: Hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế cho tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc thành phố và quận huyện
Mục tiêu:
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan phối hợp: Sở Y tế
d- Kiểm soát nguồn nước dưới đất
Chương trình nhánh 3.11: Quy hoạch tổng thể quản lý tài nguyên nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 có định hướng đến 2020.
Mục tiêu: Quy hoạch quản lý tài nguyên nước.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp: Các cơ quan khoa học.
Chương trình nhánh 3.12: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động khai thác nước dưới đất tại thành phố Hồ Chí Minh. Mở rộng mạng quan trắc nước dưới đất.
Mục tiêu: Tăng cường công cụ kỹ thuật cho quản lý nguồn nước
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân quận - huyện.
Chương trình nhánh 3.13: Bổ sung, hoàn thiện, xây dựng các văn bản quản lý tài nguyên nước; nâng cấp cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên nước.
Mục tiêu: Hoàn thiện các văn bản quản lý và nâng cấp phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên nước
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các cơ quan khoa học
e- Kiểm soát ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông
Chương trình nhánh 3.14: Triển khai thực hiện quy hoạch; tập trung các giải pháp: giảm bớt kẹt xe, phát triển hệ thống giao thông công cộng, cải thiện chất lượng nhiên liệu, trang bị xe phun nước và quét đường.
Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông Công chính
Chương trình nhánh 3.15: Điều tra ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông trên địa bàn thành phố.
Mục tiêu: Xây dựng cơ sở dữ liệu về ô nhiễm do nguồn thải giao thông một cách có hệ thống nhằm phục vụ công tác quản lý; Lập bản đồ ô nhiễm nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm do giao thông; Dự báo sự phân bố nồng độ các chất ô nhiễm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông Công chính.
f- Kiểm sóat chất lượng vệ sinh đô thị
Chương trình nhánh 3.16: Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giám sát dịch vụ vệ sinh môi trường đô thị
Mục tiêu: xây dựng ngân hàng dữ liệu về khối lượng và thành phần chất thải rắn đô thị của thành phố và quận - huyện.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân quận - huyện.
Chương trình nhánh 3.17: Đầu tư hỗ trợ lực lượng rác dân lập cho 24 quận - huyện
Mục tiêu: Tổ chức lại hệ thống quản lý lực lượng thu gom rác dân lập; Xây dựng các chính sách khuyến khích
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân quận - huyện.
Chương trình nhánh 3.18: Đầu tư trạm trung chuyển cho 24 quận-huyện
Mục tiêu: Quy hoạch và xây dựng cho mỗi quận huyện ít nhất 01 bô ép rác kín hợp vệ sinh
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân quận - huyện.
Chương trình nhánh 3.19: Lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án xây dựng hạ tầng khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, Đa Phước và Thủ Thừa - Long An.
Mục tiêu: Xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu liên hợp xử lý chất thải rắn; Kêu gọi đầu tư để tái chế, tái sinh và xử lý rác
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Quy hoạch -Kiến trúc
Chương trình nhánh 3.20: Đầu tư Trạm xử lý nước rỉ rác Phước Hiệp, công suất 800 m3/ngày
Mục tiêu: Phục vụ xử lý nước rỉ rác tồn đọng và phát sinh của bãi số 1và một phần bãi số 2
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư
Chương trình nhánh 3.21: Đầu tư Trạm trung chuyển rác Xí nghiệp vận chuyển 2, công suất 1.000 tấn/ngày
Mục tiêu: Xây dựng trạm trung chuyển hoạt động khép kín, đảm bảo vệ sinh môi trường cho khu vực xung quanh.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Chương trình nhánh 3.22: Đầu tư Trạm phân loại rác thứ cấp, công suất 300 tấn/ngày
Mục tiêu: Hỗ trợ quan trọng cho sự thành công của dự án phân loại rác từ nguồn; Giảm lượng chất thải đi vào bãi chôn lấp, thu hồi phần lớn các phế liệu tái sinh.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Chương trình nhánh 3.23: Đầu tư thiết bị vận chuyển rác (10 xe ép rác lớn, 10 xe thu gom xà bần)
Mục tiêu: Nghiên cứu chính sách để xã hội hóa nhằm thay theá cho xe quaù nieân haïn söû duïng; Thay ñoåi coâng ngheä.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Nhiệm vụ 2: Phát triển mảng xanh và chống ngập úng đô thị
Chương trình nhánh 3.24: Xã hội hóa và nâng cao năng lực quản lý mảng xanh
Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông Công chính
Chương trình nhánh 3.25: Chống ngập úng đô thị.
Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông Công chính
Cơ quan phối hợp : Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Kinh tế.
Chương trình 4:
THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP KINH TẾ KỸ THUẬT
Nhiệm vụ 1: Các biện pháp kinh tế :
Chương trình nhánh 4.1: Thành lập Quỹ tái chế chất thải
Mục tiêu: hỗ trợ tài chính cho các đơn vị tái chế chất thải
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ
Chương trình nhánh 4.2: Xây dựng và áp dụng Nhãn sinh thái; Công bố Sách Xanh hàng năm
Mục tiêu: Xây dựng và áp dụng nhãn sinh thái nhằm mục tiêu cấp chứng nhận cho các sản phẩm của Thành phố đạt được các tiêu chuẩn về môi trường, cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về chất lượng môi trường có liên quan của những sản phẩm này, qua đó khuyến khích việc đưa vào sử dụng các sản phẩm có nhãn sinh thái đồng thời đẩy mạnh việc sản xuất, cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao về môi trường. Sách Xanh được công bố hàng năm nhằm tuyên dương các doanh nghiệp điển hình trong công tác bảo vệ môi trường.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ.
Chương trình nhánh 4.3: Xã hội hóa hoạt động thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải rắn
Mục tiêu: Xây dựng quy chế xã hội hóa dịch vụ xử lý chất thải rắn đô thị, tạo cơ sở pháp lý để thúc đẩy vả kêu gọi đầu tư xây dựng các công trình thu gom, vận chuyển, tái chế xử lý rác, xử lý nước rỉ rác đối với mọi thành phần kinh tế; Triển khai thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn tại 6 quận- huyện (1, 4, 5, 6, 10 và Củ Chi); Nhân rộng mô hình thí điểm điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn, xã hội hóa quản lý chất thải rắn đô thị trên phạm vi toàn thành phố.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ
Chương trình nhánh 4.4: Đẩy mạnh việc thu phí nước thải công nghiệp, tập trung đối với các ngành nghề sản xuất có tải lượng ô nhiễm cao
Mục tiêu: Nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố tham gia nộp phí Bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp; tuân thủ nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng thêm nguồn tài chính cho chiến lược Bảo vệ môi trường của Thành phố cũng như của cả nước.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân quận - huyện, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp.
Chương trình nhánh 4.5: Nghiên cứu việc thu phí bảo vệ môi trường đối với các lọai chất thải khác (khí thải, rác thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế, nguy hại từ các hộ gia đình và tổ chức).
Mục tiêu: Tuân thủ nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” nhằm giảm thiểu ô nhiễm và tăng thêm nguồn tài chính cho chiến lược Bảo vệ môi trường của thành phố.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính
Nhiệm vụ 2: Đẩy mạnh hoạt động khoa học kỹ thuật công nghệ
Chương trình nhánh 4.6: Nghiên cứu mô hình tái chế, tái sử dụng chất thải.
Mục tiêu: Giới thiệu mô hình thích hợp nhằm tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp.
Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.
Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Chương trình nhánh 4.7: Nghiên cứu các giải pháp công nghệ tiên tiến trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thóai môi trường.
Mục tiêu: Nghiên cứu, đánh giá, chọn lựa các giải pháp công nghệ tiên tiến trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên năng lượng.
Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.
Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Chương trình nhánh 4.8: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sạch
Mục tiêu: Nghiên cứu, phổ biến các giải pháp công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.
Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.
Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Chương trình nhánh 4.9: Nghiên cứu lún mặt đất và động đất
Mục tiêu: Nghiên cứu đề án quan trắc lún mặt đất và đề án phân vùng nhỏ động đất thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.
Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Chương trình 5:
HỢP TÁC VÙNG VÀ QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Nhiệm vụ 1: Hợp tác khu vực về bảo vệ môi trường
Chương trình nhánh 5.1: Phối hợp với 11 tỉnh (Đắc Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu) thực hiện các nhiệm vụ của Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai
Mục tiêu: Phối hợp có hiệu quả với các tỉnh để khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nước trên hệ thống sông Đồng Nai
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Chương trình nhánh 5.2: Điều chỉnh chiến lược quản lý môi trường thành phố.
Mục tiêu: Rà soát, điều chỉnh bổ sung mục tiêu, nội dung phù hợp với các chủ trương mới của Đảng và Chính phủ; Xây dựng chương trình hành động; Đề xuất tổ chức điều phối triển khai.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan phối hợp:
Chương trình nhánh 5.3: Quy họach tổng thể môi trường gắn kết với quy họach phát triển kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 định hướng đến 2020.
Mục tiêu: Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể môi trường gắn kết với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.
Nhiệm vụ 2: Hợp tác song phương, đa phương trong việc kiểm tra, gíam sát bảo vệ môi trường
Chương trình nhánh 5.4: Phối hợp kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm công nghiệp, đặc biệt đối với các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất trong địa bàn lân cận các tỉnh.
Mục tiêu: Hạn chế và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong khu vực; Tăng cường hiệu lực pháp luật đối với việc thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan phối hợp: Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp
Chương trình nhánh 5.5: Phối hợp trao đổi thông tin, ứng phó sự cố tràn dầu; Chia sẻ cơ sở dữ liệu môi trường thông qua báo cáo quan trắc môi trường, báo cáo hiện trạng môi trường.
Mục tiêu: Quản lý thông tin về năng lực ứng cứu sự cố tràn dầu tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trong khu vực; Trao đổi thông tin liên lạc giữa các cơ quan chức năng thường xuyên về kiểm soát sự cố tràn dầu bao gồm phòng ngừa, ứng cứu và khắc phục sự cố; Tăng cường đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao năng lực và sự phối hợp ứng phó sự cố môi trường. Trao đổi thông tin dữ liệu môi trường thông qua báo cáo quan trắc môi trường, báo cáo hiện trạng môi trường.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông Công chính
Chương trình nhánh 5.6: Phối hợp với các tỉnh thành trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải nguy hại của khu vực
Mục tiêu: xử lý toàn bộ chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại trong khu vực.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.
Chương trình nhánh 5.7: Xúc tiến tiến độ thực hiện các dự án tài trợ quốc tế, dự án vay ODA trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Mục tiêu: Xúc tiến tiến độ thực hiện các dự án: Dự án cải thiện môi trường nước, Dự án vệ sinh môi trường nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Dự án cải thiện môi trường, Dự án cải thiện kênh Tân Hóa - Lò Gốm, Dự án nâng cấp đô thị.
Cơ quan chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư
Cơ quan phối hợp: các Sở - Ban - Ngành, Ban Quản lý các dự án.
III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Yêu cầu các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Thành ủy và kế hoạch triển khai của Ủy ban nhân dân thành phố. Phân công cụ thể như sau:
Sở Tài nguyên và Môi trường: Là cơ quan thường trực, giúp Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện các chương trình, định kỳ báo cáo hàng năm. Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan và các tổ chức đoàn thể liên quan xây dựng đề cương chi tiết, lộ trình tổ chức thực hiện.
Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, Ban, Ngành liên quan xây dựng kế hoạch đầu tư thực hiện các chương trình.
Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, Ban, Ngành liên quan cân đối ngân sách để đảm bảo nguồn chi ngân sách để thực hiện các chương trình.
Các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện được giao nhiệm vụ là cơ quan chủ trì thực hiện có trách nhiệm xây dựng nội dung đề cương chi tiết, lộ trình và tổ chức thực hiện các chương trình.
Các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện được giao nhiệm vụ là cơ quan phối hợp thực hiện có trách nhiệm phối hợp thực hiện có hiệu quả các chương trình./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.