ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 98/1999/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 1999 |
QUYẾT ĐỊNH
“VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI QUẢN LÝ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ”
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND;
- Căn cứ Quyết định số 3747/QĐ-UB ngày 29/9/1997 của UBND thành phố Hà Nội về việc tổ chức lại 3 trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ 2901S; 2902S; 2903S, thuộc sở Giao thông công chính Hà Nội.
- Xét đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền thành phố, Giám đốc sở Giao thông công chính thành phố Hà Nội;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế tạm thời về quản lý hoạt động đăng kiểm kỹ thuật và cấp phép lưu hành phương tiện cơ giới đường bộ tại các trạm Đăng kiểm trong các doanh nghiệp Nhà nước thuộc sở Giao thông công chính thành phố.
Điều 2: Chánh văn phòng UBND thành phố, Trưởng Ban Tổ chức quyền thành phố, Giám đốc sở Giao thông công chính thành phố, Giám đốc các doanh nghiệp, Trạm trưởng các Trạm Đăng kiểm thi hành quyết định kể từ ngày ký./.
| T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
QUY CHẾ TẠM THỜI
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KIỂM KỸ THUẬT VÀ CẤP PHÉP LƯU HÀNH PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG.
“Ban hành kèm theo Quyết định số 98/1999/QĐ-UB ngày 02 tháng 11 năm 1000 của UBND thành phố”
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy chế này phân rõ trách nhiệm quản lý hoạt động kiểm định kỹ thuật và cấp phép lưu hành phương tiện cơ giới đường bộ bao gồm: Quản lý Nhà nước; quản lý cán bộ; quản lý tài sản và phương tiện; quản lý tài chính tại các trạm đăng kiểm trong doanh nghiệp Nhà nước thuộc sở Giao thông công chính thành phố.
QUY CHẾ CỤ THỂ
Điều 2. Trách nhiệm của cơ sở Giao thông công chính thành phố:
Quản lý Nhà nước tại các Trạm đăng kiểm về các việc như sau:
1. Kiểm tra hoạt động đăng kiểm tại các doanh nghiệp Nhà nước có Trạm đăng kiểm theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và UBND thành phố Hà Nội.
2. Bổ nhiệm Trạm trưởng, trạm phó, phê duyệt tổ chức, biên chế của các trạm đăng kiểm theo đề nghị của Giám đốc doanh nghiệp và theo quy định hiện hành.
3. Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Đăng kiểm viên và cán bộ nghiệp vụ tại các Trạm đăng kiểm.
4. Là thành viên trong các đoàn kiểm tra định kỳ các Trạm đăng kiểm theo quy định của Cục đăng kiểm Việt Nam.
Điều 3. Trách nhiệm của các doanh nghiệp Nhà nước có Trạm đăng kiểm.
1. Hoạt động đăng kiểm kỹ thuật cần phải có để đảm bảo theo quy định cho phép phương tiện cơ giới đường bộ được lưu hành. Giám đốc doanh nghiệp có trạm đăng kiểm phải chịu trách nhiệm về chất lượng kiểm định kỹ thuật trước Bộ giao thông vận tải và Cục đăng kiểm Việt Nam.
2. Quản lý toàn diện mọi hoạt động tại Trạm đăng kiểm trong doanh nghiệp theo quy định hiện hành.
3. Nâng cấp, duy tu, thiết bị kiểm định; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cấp nghiệp vụ cho kiểm định viên và các cán bộ nghiệp vụ khác của Trạm.
Điều 4. Trách nhiệm của Trạm trưởng Trạm đăng kiểm.
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ cho chủ phương tiện.
2. Chịu sự hướng dẫn và kiểm tra giám sát của Giám đốc doanh nghiệp chủ quản; sở Giao thông công chính và Cục Đăng kiểm Việt Nam.
3. Trực tiếp quản lý và điều hành cán bộ, nhân viên của Trạm.
4. Có trách nhiệm báo cáo thường kỳ theo quy định của Giám đốc doanh nghiệp, sở Giao thông công chính và Cục đăng kiểm Việt Nam.
Điều 5. Trong khi thực hiện quy chế này nếu có điều gì cần sửa đổi các đơn vị sẽ đề nghị UBND thành phố sửa đổi cho phù hợp với thực tế./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.