BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 966/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CƠ SỞ ĐÀO TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ VÀ TRUNG TÂM SÁT HẠCH LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển Giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ và trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
I. Quan điểm
- Quy hoạch là cơ sở để tăng cường công tác quản lý nhà nước, khai thác hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, nâng cao chất lượng của đội ngũ lái xe và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
- Quy hoạch phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển Giao thông vận tải, Chiến lược phát triển Dạy nghề và các quy hoạch khác có liên quan.
- Quy hoạch phải mang tính kế thừa nhằm phát huy hiệu quả các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe hiện có với quy mô theo hướng hiện đại, phù hợp với khả năng đầu tư và đặc điểm của từng địa phương.
- Quy hoạch góp phần đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo, xây dựng trung tâm sát hạch lái xe nhằm huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, khuyến khích phát triển các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe ngoài công lập.
- Quy hoạch mang tính động và mở, trong từng thời kỳ có sự cập nhật điều chỉnh phù hợp.
II. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
- Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe với năng lực đáp ứng nhu cầu xã hội, phân bổ hợp lý, tạo thuận lợi cho người dân.
- Đầu tư các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch có quy mô phù hợp và hiện đại, bảo đảm nâng cao chất lượng nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, góp phần đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông, phát triển kinh tế xã hội.
- Ưu tiên đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch hiện có, hạn chế đầu tư mới ở các khu vực đã dư thừa năng lực, khuyến khích đầu tư mới ở các khu vực có nhu cầu nhưng chưa có cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch.
2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
Quy hoạch nhằm đáp ứng được mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn
- Giai đoạn 2014-2015: Đáp ứng nhu cầu đào tạo, sát hạch, cấp khoảng 1,13 triệu giấy phép lái xe (GPLX) ô tô, bình quân 566.000 GPLX/năm.
- Giai đoạn 2016-2020: Đáp ứng nhu cầu đào tạo, sát hạch, cấp khoảng 3,0 triệu GPLX ô tô, bình quân 597.000 GPLX/năm.
2.3. Định hướng đến năm 2030
- Tiếp tục nâng cấp để tăng quy mô, năng lực, lưu lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo đáp ứng được nhu cầu đào tạo.
- Đầu tư xây dựng mới cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe theo tiêu chuẩn, quy chuẩn bảo đảm chất lượng.
III. Quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ và trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
3.1. Tiêu chí xây dựng mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ
- Các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ phải tuân thủ Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 (Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ).
- Mở mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải có lưu lượng đào tạo tối thiểu 300 học viên.
- Ưu tiên các cơ sở đào tạo được đầu tư theo hình thức xã hội hóa, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
- Các vùng kinh tế, các thành phố loại đặc biệt phải có số cơ sở đào tạo lái xe đáp ứng chỉ tiêu sau: Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có 5÷6 cơ sở/01 triệu dân; vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ có 3÷4 cơ sở/01 triệu dân; các vùng còn lại có dưới 03 cơ sở/01 triệu dân; đối với các tỉnh, thành phố có dân số dưới 01 triệu dân tối thiểu phải có 02 cơ sở đào tạo.
3.2. Tiêu chí xây dựng mạng lưới trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ
- Các trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ phải đáp ứng được quy chuẩn quốc gia về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ (QCVN 40:2012/BGTVT).
- Giai đoạn 2014-2020 mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có tối thiểu 01 trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ loại II trở lên.
- Các thành phố loại đặc biệt và thành phố loại I trực thuộc Trung ương phải có trung tâm sát hạch lái xe loại I.
- Ưu tiên bố trí xây dựng các trung tâm sát hạch tại khu vực trung tâm các tỉnh, thành phố và thuận lợi về giao thông.
3.3. Quy định tỷ lệ giữa số lượng cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ
- Thành phố loại đặc biệt (Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh): 4÷6 cơ sở đào tạo lái xe/trung tâm sát hạch.
- Vùng Đồng bàng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ: 3÷5 cơ sở đào tạo lái xe/trung tâm sát hạch.
- Các vùng còn lại: 2÷4 cơ sở đào tạo lái xe/trung tâm sát hạch.
3.4. Quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
♦ Quy hoạch giai đoạn 2014-2015
Quy hoạch toàn quốc có tổng số 339 cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, trong đó mở mới 13 cơ sở đào tạo, còn lại 326 cơ sở nâng cấp để tăng năng lực, lưu lượng đào tạo. Cụ thể từng vùng như sau:
- Vùng Đồng bằng sông Hồng: Quy hoạch có 97 cơ sở, trong đó mở mới 06 cơ sở tại Hà Nội (04 cơ sở), Vĩnh Phúc (01 cơ sở), Hải Dương (01 cơ sở), còn lại 91 cơ sở nâng cấp để tăng năng lực, lưu lượng đào tạo;
- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Quy hoạch có 45 cơ sở; nâng cấp các cơ sở đã có để tăng năng lực, lưu lượng đào tạo;
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: Quy hoạch có 56 cơ sở, trong đó nâng cấp các cơ sở đã có để tăng năng lực, lưu lượng đào tạo;
- Vùng Tây Nguyên: Quy hoạch có 24 cơ sở, nâng cấp các cơ sở đã có để tăng năng lực, lưu lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo;
- Vùng Đông Nam Bộ: Quy hoạch có 86 cơ sở, trong đó mở mới 04 cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, còn lại 82 cơ sở nâng cấp để tăng năng lực, lưu lượng đào tạo;
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Quy hoạch có 31 cơ sở, trong đó mở mới 03 cơ sở đào tạo tại Long An (01 cơ sở), Tiền Giang (01 cơ sở), Bạc Liêu (01 cơ sở), còn lại 28 cơ sở nâng cấp để tăng năng lực, lưu lượng đào tạo.
(Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo Quyết định này)
♦ Quy hoạch giai đoạn 2016-2020
Quy hoạch toàn quốc có tổng số 376 cơ sở đào tạo, trong đó mở mới 37 cơ sở; còn lại 339 cơ sở nâng cấp để tăng năng lực, lưu lượng đào tạo. Cụ thể từng vùng như sau:
- Vùng Đồng bằng sông Hồng: Quy hoạch có 104 cơ sở, trong đó mở mới 07 cơ sở, tại Hà Nội (04 cơ sở), Quảng Ninh (01 cơ sở), Hải Dương (01 cơ sở), Nam Định (01 cơ sở); còn lại 97 cơ sở nâng cấp để tăng năng lực, lưu lượng đào tạo;
- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Quy hoạch có 49 cơ sở, trong đó mở mới 04 cơ sở, tại Lạng Sơn (01 cơ sở), Điện Biên (01 cơ sở), Bắc Giang (02 cơ sở); còn lại 45 cơ sở nâng cấp để tăng năng lực, lưu lượng đào tạo;
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: Quy hoạch có 65 cơ sở, trong đó mở mới 09 cơ sở, tại Hà Tĩnh (01 cơ sở), Quảng Nam (04 cơ sở), Quảng Trị (01 cơ sở) Bình Định (01 cơ sở), Khánh Hòa (01 cơ sở), Bình Thuận (01 cơ sở); còn lại 56 cơ sở nâng cấp để tăng năng lực, lưu lượng đào tạo;
- Vùng Tây Nguyên: Quy hoạch có 27 cơ sở, trong đó mở mới tại Gia Lai (03 cơ sở); nâng cấp 24 cơ sở hiện có để tăng năng lực, lưu lượng đào tạo;
- Vùng Đông Nam Bộ: Quy hoạch có 94 cơ sở, trong đó mở mới 08 cơ sở, tại Thành phố Hồ Chí Minh (04 cơ sở), Tây Ninh (01 cơ sở), Bình Dương (01 cơ sở), Đồng Nai (01 cơ sở), Bà Rịa - Vũng Tàu (01 cơ sở); còn lại 86 cơ sở nâng cấp để tăng năng lực, lưu lượng đào tạo;
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Quy hoạch có 37 cơ sở, trong đó mở mới 06 cơ sở, tại An Giang (01 cơ sở), Đồng Tháp (01 cơ sở), Long An (01 cơ sở), Tiền Giang (01 cơ sở), Hậu Giang (02 cơ sở); còn lại 31 cơ sở nâng cấp để tăng năng lực, lưu lượng đào tạo.
(Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo Quyết định này).
♦ Định hướng đến năm 2030
Tiếp tục nâng cấp để tăng năng lực, lưu lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo, mở mới từ 20 đến 30 cơ sở đào tạo.
3.5. Quy hoạch trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
♦ Quy hoạch giai đoạn 2014-2020
Quy hoạch toàn quốc có tổng số 130 trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ, trong đó mở mới 29 trung tâm. Cụ thể từng vùng như sau:
- Vùng Đồng bằng sông Hồng: Quy hoạch có 38 trung tâm, trong đó mở mới 03 trung tâm tại Hà Nội (01 trung tâm), Vĩnh Phúc (01 trung tâm), Hải Dương (01 trung tâm); còn lại 35 trung tâm nâng cấp để tăng quy mô, năng lực sát hạch;
- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Quy hoạch có 20 trung tâm, trong đó mở mới 07 trung tâm tại Bắc Kạn (01 trung tâm), Yên Bái (01 trung tâm); Thái Nguyên (01 trung tâm), Lạng Sơn (01 trung tâm), Bắc Giang (01 trung tâm); Lai Châu (01 trung tâm), Hòa Bình (01 trung tâm); còn lại 13 trung tâm nâng cấp để tăng quy mô, năng lực sát hạch;
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: Quy hoạch có 24 trung tâm sát hạch, trong đó mở mới 07 trung tâm tại Thanh Hóa (01 trung tâm), Hà Tĩnh (01 trung tâm), Quảng Nam (01 trung tâm), Phú Yên (01 trung tâm), Ninh Thuận (01 trung tâm), Bình Thuận (01 trung tâm); còn lại 17 trung tâm nâng cấp để tăng quy mô, năng lực sát hạch;
- Vùng Tây Nguyên: Quy hoạch có 09 trung tâm, trong đó mở mới 02 trung tâm tại Gia Lai (01 trung tâm), Đắk Nông (01 trung tâm); còn lại 07 trung tâm nâng cấp để tăng quy mô, năng lực sát hạch;
- Vùng Đông Nam Bộ: Quy hoạch có 22 trung tâm, trong đó mở mới 03 trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh (02 trung tâm), Bình Phước (01 trung tâm); còn lại 19 trung tâm nâng cấp để tăng quy mô, năng lực sát hạch;
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Quy hoạch có 17 trung tâm, trong đó mở mới 08 trung tâm tại Long An (01 trung tâm), Tiền Giang (01 trung tâm), Cần Thơ (01 trung tâm), Trà Vinh (01 trung tâm), Vĩnh Long (01 trung tâm), Hậu Giang (01 trung tâm), Bạc Liêu (01 trung tâm), Cà Mau (01 trung tâm); còn lại 09 trung tâm nâng cấp để tăng quy mô, năng lực sát hạch.
(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo Quyết định này).
♦ Định hướng đến năm 2030
Tiếp tục đầu tư, nâng cấp để tăng quy mô, năng lực sát hạch của các trung tâm sát hạch lái xe hiện có và dự kiến mở mới từ 09 đến 15 trung tâm.
IV. Các giải pháp chủ yếu
4.1. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng
- Huy động mọi nguồn lực theo hướng xã hội hóa để mỗi cơ sở đào tạo đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định; nâng cấp sân tập lái, khuyến khích, có lộ trình để mỗi cơ sở đào tạo lái xe ô tô có sân tập riêng.
- Ưu tiên đầu tư các trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ, cơ sở đào tạo lái xe có vị trí thuận tiện đi lại.
4.2. Giải pháp về đầu tư phương tiện, thiết bị
- Tăng số lượng, diện tích phòng học; đầu tư, đổi mới, hiện đại hóa trang thiết bị, dụng cụ trực quan phục vụ giảng dạy.
- Tăng cường chất lượng xe tập lái và tỉ lệ % xe hiện đại, đời mới, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
4.3. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ: xây dựng các phần mềm phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và quản lý; ứng dụng và phát triển giáo án điện tử; kết nối hệ thống mạng thông tin về đào tạo và sát hạch lái xe.
- Khuyến khích các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất thiết bị, phương tiện, đồ dùng giảng dạy để gắn liền việc học với thực hành.
4.4. Giải pháp về tổ chức quản lý
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo tại các ban quản lý sát hạch các Sở Giao thông vận tải và các cơ sở đào tạo trung tâm sát hạch lái xe.
- Xử lý nghiêm, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi Giấy phép đào tạo đối với các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe xuống cấp, không đáp ứng tiêu chuẩn.
- Về cấp phép mới: Các Sở Giao thông vận tải căn cứ Quy hoạch này và nhu cầu thực tế, khả năng về tài chính, đất đai của tổ chức, cá nhân để chấp thuận hoặc đề nghị chấp thuận trước khi đầu tư xây dựng mới cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe; đồng thời thường xuyên tổ chức kiểm tra chặt chẽ theo tiêu chuẩn quy định. Chỉ xem xét cấp phép đào tạo lái xe ô tô hạng B1, B2, C đối với các cơ sở mới thành lập; sau 05 năm, khi cơ sở có đủ cán bộ quản lý, giáo viên có kinh nghiệm mới xem xét cấp phép đào tạo lái xe ô tô chở khách các hạng D, E.
4.5. Giải pháp tăng cường thể chế
Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố cần rà soát lại toàn bộ các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; có biện pháp, kế hoạch yêu cầu đầu tư nâng cấp; chỉ đạo cơ sở ban hành mức học phí bảo đảm đào tạo đúng, đủ nội dung chương trình quy định, điều chỉnh mức thu phù hợp với sự biến động giá, tạo điều kiện vừa tích lũy đầu tư đổi mới cơ sở vật chất, phương tiện dạy lái, vừa nâng cao chất lượng đào tạo.
4.6. Giải pháp về huy động vốn đầu tư
- Đề xuất với Bộ Tài chính ban hành chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu phương tiện dạy lái chuyên dùng phục vụ công tác đào tạo lái xe.
- Tăng cường xã hội hóa công tác đào tạo lái xe, xây dựng trung tâm sát hạch nhằm huy động được nhiều thành phần kinh tế tham gia.
- Thu hút, huy động nguồn vốn đầu tư nước ngoài thông qua các hình thức thu hút vốn như BOT, PPP...
4.7. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
- Các cơ quan quản lý rà soát, thống kê, phân loại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, đào tạo, sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.
- Cho phép các trường, trung tâm có đủ điều kiện được phép tổ chức đào tạo, huấn luyện công tác quản lý cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe; nâng cao ý thức, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ sát hạch viên, giáo viên.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, Ngành, đơn vị có liên quan nghiên cứu cải cách hành chính, chương trình đào tạo nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ quản lý, giáo viên, sát hạch viên.
- Nghiên cứu cơ chế khuyến khích, động viên đội ngũ quản lý, giáo viên, sát hạch viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ lái xe.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe về tiêu chuẩn kỹ thuật và quá trình hoạt động.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
- Hướng dẫn, đôn đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố thực hiện Quy hoạch; phối hợp các cơ quan liên quan kịp thời đề xuất cơ chế, chính sách thực hiện Quy hoạch, chủ động tham mưu cho Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh Quy hoạch phù hợp thực tế từng giai đoạn.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch ở các địa phương.
2. Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố
- Chỉ đạo trực tiếp việc thực hiện Quy hoạch cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện Quy hoạch tại địa phương, phối hợp với các cơ quan chức năng đề xuất điều chỉnh khi cần thiết.
3. Các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe
- Chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Giao thông vận tải, chấp hành các quy định của Bộ Giao thông vận tải và hướng dẫn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong quá trình thực hiện Quy hoạch.
- Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị kỹ thuật của cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe theo quy định khi thực hiện Quy hoạch.
- Chấp hành việc kiểm tra, đánh giá định kỳ và đột xuất việc thực hiện Quy hoạch của các cơ quan có thẩm quyền.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 01
DANH MỤC CƠ SỞ ĐÀO TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
(Kèm theo Quyết định số: 966/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT | Tên vùng, tỉnh | Số lượng CSĐTLX ô tô hiện trạng năm 2013 | Quy hoạch bổ sung đến năm 2015 | Quy hoạch bổ sung đến năm 2020 |
I | Đồng bằng sông Hồng | 91 | 6 | 7 |
1 | Hà Nội | 46 | 4 | 4 |
2 | Vĩnh Phúc | 7 | 1 |
|
3 | Bắc Ninh | 6 |
|
|
4 | Quảng Ninh | 5 |
| 1 |
5 | Hải Dương | 4 | 1 | 1 |
6 | Hải Phòng | 8 |
|
|
7 | Hưng Yên | 3 |
|
|
8 | Thái Bình | 2 |
|
|
9 | Hà Nam | 3 |
|
|
10 | Nam Định | 3 |
| 1 |
11 | Ninh Bình | 4 |
|
|
II | Trung du và miền núi phía Bắc | 45 | 0 | 4 |
12 | Hà Giang | 2 |
|
|
13 | Cao Bằng | 2 |
|
|
14 | Bắc Kạn | 4 |
|
|
15 | Tuyên Quang | 3 |
|
|
16 | Lào Cai | 3 |
|
|
17 | Yên Bái | 1 |
|
|
18 | Thái Nguyên | 8 |
|
|
19 | Lạng Sơn | 2 |
| 1 |
20 | Bắc Giang | 6 |
| 2 |
21 | Phú Thọ | 8 |
|
|
22 | Điện Biên | 1 |
| 1 |
23 | Lai Châu | 1 |
|
|
24 | Sơn La | 2 |
|
|
25 | Hòa Bình | 2 |
|
|
III | Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung | 56 | 0 | 9 |
26 | Thanh Hóa | 6 |
|
|
27 | Nghệ An | 8 |
|
|
28 | Hà Tĩnh | 4 |
| 1 |
29 | Quảng Bình | 3 |
|
|
30 | Quảng Trị | 1 |
| 1 |
31 | Thừa Thiên - Huế | 4 |
|
|
32 | Đà Nẵng | 8 |
|
|
33 | Quảng Nam | 3 |
| 4 |
34 | Quảng Ngãi | 4 |
|
|
35 | Bình Định | 5 |
| 1 |
36 | Phú Yên | 2 |
|
|
37 | Khánh Hòa | 4 |
| 1 |
38 | Ninh Thuận | 2 |
|
|
39 | Bình Thuận | 2 |
| 1 |
IV | Tây Nguyên | 24 | 0 | 3 |
40 | Kon Tum | 3 |
|
|
41 | Gia Lai | 5 |
| 3 |
42 | Đắc Lắk | 8 |
|
|
43 | Đắc Nông | 2 |
|
|
44 | Lâm Đồng | 6 |
|
|
V | Đông Nam Bộ | 82 | 4 | 8 |
45 | Bình Phước | 5 |
|
|
46 | Tây Ninh | 4 |
| 1 |
47 | Bình Dương | 9 |
| 1 |
48 | Đồng Nai | 10 |
| 1 |
49 | Bà Rịa - Vũng Tàu | 5 |
| 1 |
50 | TP. Hồ Chí Minh | 49 | 4 | 4 |
VI | Đồng bằng sông Cửu Long | 28 | 3 | 6 |
51 | Long An | 3 | 1 | 1 |
52 | Tiền Giang | 1 | 1 | 1 |
53 | Bến Tre | 2 |
|
|
54 | Trà Vinh | 1 |
|
|
55 | Vĩnh Long | 1 |
|
|
56 | Đồng Tháp | 1 |
| 1 |
57 | An Giang | 2 |
| 1 |
58 | Kiên Giang | 2 |
|
|
59 | Cần Thơ | 8 |
|
|
60 | Hậu Giang | 2 |
| 2 |
61 | Sóc Trăng | 3 |
|
|
62 | Bạc Liêu | 0 | 1 |
|
63 | Cà Mau | 2 |
|
|
| Tổng số | 326 | 13 | 37 |
PHỤ LỤC 02
DANH MỤC TRUNG TÂM SÁT HẠCH LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
(Kèm theo Quyết định số: 966/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT | Tên Vùng, tỉnh | Số trung tâm sát hạch hiện trạng năm 2013 | Quy hoạch bổ sung TTSHLX đến năm 2020 |
I | Đồng bằng sông Hồng | 35 | 3 |
1 | Hà Nội | 9 | 1 |
2 | Vĩnh Phúc | 3 | 1 |
3 | Bắc Ninh | 4 |
|
4 | Quảng Ninh | 4 |
|
5 | Hải Dương | 1 | 1 |
6 | Hải Phòng | 4 |
|
7 | Hưng Yên | 3 |
|
8 | Thái Bình | 1 |
|
9 | Hà Nam | 2 |
|
10 | Nam Định | 2 |
|
11 | Ninh Bình | 2 |
|
II | Trung du và miền núi phía Bắc | 13 | 7 |
12 | Hà Giang | 1 |
|
13 | Cao Bằng | 1 |
|
14 | Bắc Kạn |
| 1 |
15 | Tuyên Quang | 1 |
|
16 | Lào Cai | 1 |
|
17 | Yên Bái |
| 1 |
18 | Thái Nguyên | 2 | 1 |
19 | Lạng Sơn | 1 | 1 |
20 | Bắc Giang | 1 | 1 |
21 | Phú Thọ | 2 |
|
22 | Điện Biên | 1 |
|
23 | Lai Châu |
| 1 |
24 | Sơn La | 1 |
|
25 | Hoà Bình | 1 | 1 |
III | Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung | 18 | 6 |
26 | Thanh Hóa | 4 | 1 |
27 | Nghệ An | 2 |
|
28 | Hà Tĩnh | 1 | 1 |
29 | Quảng Bình | 1 |
|
30 | Quảng Trị | 1 |
|
31 | Thừa Thiên - Huế | 2 |
|
32 | Đà Nẵng | 2 |
|
33 | Quảng Nam | 1 | 1 |
34 | Quảng Ngãi | 1 |
|
35 | Bình Định | 1 |
|
36 | Phú Yên |
| 1 |
37 | Khánh Hòa | 2 |
|
38 | Ninh Thuận |
| 1 |
39 | Bình Thuận |
| 1 |
IV | Tây Nguyên | 7 | 2 |
40 | Kon Tum | 1 |
|
41 | Gia Lai | 2 | 1 |
42 | Đắk Lắk | 2 |
|
43 | Đắk Nông |
| 1 |
44 | Lâm Đồng | 2 |
|
V | Đông Nam Bộ | 19 | 3 |
45 | Bình Phước | 1 | 1 |
46 | Tây Ninh | 1 |
|
47 | Bình Dương | 3 |
|
48 | Đồng Nai | 4 |
|
49 | Bà Rịa - Vũng Tàu | 2 |
|
50 | TP. Hồ Chí Minh | 8 | 2 |
VI | Đồng bằng sông Cửu Long | 9 | 8 |
51 | Long An | 1 | 1 |
52 | Tiền Giang |
| 1 |
53 | Bến Tre | 1 |
|
54 | Trà Vinh |
| 1 |
55 | Vĩnh Long |
| 1 |
56 | Đồng Tháp | 1 |
|
57 | An Giang | 1 |
|
58 | Kiên Giang | 1 |
|
59 | Cần Thơ | 3 | 1 |
60 | Hậu Giang |
| 1 |
61 | Sóc Trăng | 1 |
|
62 | Bạc Liêu |
| 1 |
63 | Cà Mau |
| 1 |
| Tổng số | 101 | 29 |
PHỤ LỤC 03
TỔNG HỢP DANH MỤC CƠ SỞ ĐÀO TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ THEO VÙNG
(Kèm theo Quyết định số: 966/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT | Khu vực | Số lượng CSĐTLX ô tô hiện trạng năm 2013 | Quy hoạch bổ sung đến năm 2015 | Quy hoạch bổ sung đến năm 2020 |
1 | Vùng Đồng bằng sông Hồng | 91 | 6 | 7 |
2 | Vùng Trung du và miền núi phía Bắc | 45 | 0 | 4 |
3 | Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung | 56 | 0 | 9 |
4 | Vùng Tây Nguyên | 24 | 0 | 3 |
5 | Vùng Đông Nam Bộ | 82 | 4 | 8 |
6 | Vùng Đồng bằng sông Cửu Long | 28 | 3 | 6 |
| Cả nước | 326 | 13 | 37 |
PHỤ LỤC 04
TỔNG HỢP DANH MỤC TRUNG TÂM SÁT HẠCH LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ THEO VÙNG
(Kèm theo Quyết định số: 966/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT | Khu vực | Số trung tâm sát hạch hiện trạng năm 2013 | Quy hoạch bổ sung TTSHLX đến năm 2020 |
1 | Vùng Đồng bằng sông Hồng | 35 | 3 |
2 | Vùng Trung du và miền núi phía Bắc | 13 | 7 |
3 | Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung | 18 | 6 |
4 | Vùng Tây Nguyên | 7 | 2 |
5 | Vùng Đông Nam Bộ | 19 | 3 |
6 | Vùng Đồng bằng sông Cửu Long | 9 | 8 |
| Cả nước | 101 | 29 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.