ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 95/2007/QĐ-UBND | Vinh, ngày 14 tháng 08 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “QUY HOẠCH LẠI DÂN CƯ MIỀN TÂY NGHỆ AN”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Chỉ thị số 33/2004/CT-TTg ngày 23/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch 5 năm 2006 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 147/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2010”;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 26/12/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An về chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI;
Căn cứ Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 03/02/2006 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai các chương trình, đề án trọng điểm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 26/12/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ khoá XVI;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Tờ trình số 1405/TTr.SNN.KHĐT ngày 13/8/2007,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Đề án: “Quy hoạch lại dân cư miền Tây Nghệ An”. (Có Đề án kèm theo)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp & PTNT, Công nghiệp, Giao thông vận tải, Tài nguyên & Môi trường; Giám đốc kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện miền núi tỉnh Nghệ An và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ ÁN
QUY HOẠCH LẠI DÂN CƯ MIỀN TÂY NGHỆ AN
(Kèm theo Quyết định số 95/2007/QĐ-UBND ngày 14/8/2007 của UBND tỉnh)
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án:
Nghệ An là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ có diện tích tự nhiên 16.487,29 km2, gồm 17 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã có 473 xã, phường, thị trấn.
Miền Tây Nghệ An gồm 10 huyện miền núi, diện tích tự nhiên là 13.745,03 km2, chiếm 83% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Có 216 xã, thị trấn trong đó: có 27 xã giáp biên giới Việt - Lào, 80 xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135, địa hình phức tạp, hiểm trở, cơ sở hạ tầng còn thấp kém nhưng lại có vị trí chiến lược trọng yếu về phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ an ninh biên giới quốc gia.
Dân số có 3.030.946 người, phân bố không đều, tập trung ở thành thị, thị xã và các huyện đồng bằng, mật độ dân số ở các huyện miền núi, đặc biệt các huyện miền núi cao đạt rất thấp, huyện Kỳ Sơn mật độ dân số 31 người/km2, Tương Dương 27 người/km2, Quế Phong 32 người/km2 (bình quân chung toàn tỉnh là 184 người/km2). Có 1.118.485 người sống ở 10 huyện miền núi trong đó có 428.669 người là đồng bào dân tộc thiểu số.
Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện núi cao còn thiếu đất ở, đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, sống trong vùng thiên tai đe doạ, trong rừng đặc dụng và tình trạng di cư tự do, du canh du cư hoặc định cư du canh có cuộc sống không ổn định do vậy nhu cầu bố trí sắp xếp dân cư còn rất lớn.
Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách, đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho vùng miền núi, vùng dân tộc đặc biệt khó khăn do vậy cơ sở hạ tầng đã được xây dựng, y tế giáo dục được quan tâm bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, các tuyến giao thông trục chính được đầu tư xây dựng, đặc biệt là các tuyến giao thông biên giới, đường nối quốc lộ 7A với quốc lộ 48, đường Hồ Chí Minh, nâng cấp các tuyến quốc lộ 7A, 48, 46, các tỉnh lộ nên nhu cầu phát triển dân cư ra các tuyến giao thông để thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế ngày càng lớn.
Các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện đã và đang đầu tư xây dựng như công trình thuỷ điện bản Vẽ huyện Tương Dương, chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi kiêm thuỷ điện bản Mồng huyện Quỳ Hợp, Hủa Na huyện Quế Phong, Khe Bố huyện Tương Dương do vậy nhu cầu di dân tái định cư để xây dựng công trình là rất lớn.
Xuất phát từ tình hình đặc điểm nêu trên việc xây dựng đề án quy hoạch hình thành và phát triển các cụm dân cư tập trung trên các tuyến đường trục chính, tuyến biên giới Việt Lào, tuyến đường Hồ Chí Minh là rất cần thiết.
2. Những căn cứ để xây dựng Đề án:
a) Căn cứ pháp lý:
Căn cứ vào Quyết định số 190/2003/QĐ-TTg ngày 16/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách di dân, thực hiện quy hoạch bố trí sắp xếp dân cư giai đoạn 2003 - 2010
Căn cứ Quyết định số 147/2005/QĐ-TTg ngày 20/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2010.
Căn cứ Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 3/2/2006 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai các chương trình, đề án trọng điểm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 26/12/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ khoá XVI.
Căn cứ Quyết định số 472/QĐ-UBND ngày 2/3/2006 của UBND tỉnh Nghệ An về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 3/2/2006 của UBND tỉnh.
b) Căn cứ thực tiễn:
Căn cứ tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn các huyện.
Căn cứ vào yêu cầu bảo đảm an ninh quốc phòng.
Căn cứ vào yêu cầu xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi thuỷ điện trên địa bàn các huyện miền núi.
Căn cứ vào điều kiện đất đai và nhu cầu bố trí sắp xếp dân cư trên các tuyến giao thông trục chính. tuyến giao thông biên giới, tuyến đường Hồ Chí Minh trên địa bàn các huyện miền núi.
3. Phạm vi đối tượng xây dựng Đề án:
- Phạm vi: Hình thành và phát triển các cụm dân cư tập trung trên các tuyến giao thông trục chính, tuyến biên giới Việt - Lào, phát triển các thị trấn, thị tứ và các khu dân cư dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua 10 huyện miền Tây Nghệ An là: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong.
- Đối tượng: ưu tiên cho các hộ tái định cư để xây dựng các công trình thuỷ điện, các hộ có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, ở trong vùng thiên tai sạt lở, thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, các bản làng cần sắp xếp lại dọc biên giới do nhu cầu bảo vệ an ninh quốc phòng.
- Thời gian thực hiện: 2006 - 2010
Phần thứ nhất.
THỰC TRẠNG PHÂN BỐ DÂN CƯ TRÊN CÁC TUYẾN GIAO THÔNG TRỤC CHÍNH, TUYẾN BIÊN GIỚI VIỆT - LÀO, TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐI QUA 10 HUYỆN MIỀN TÂY NGHỆ AN
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Về điều kiện tự nhiên:
1.1. Vị trí địa lý 10 huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An:
Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá
Phía Đông giáp các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nam Đàn.
Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh.
Phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Có đường biên giới dài 419,5 km giáp với 6 huyện, 27 xã là: huyện Thanh Chương 5 xã (Hạnh Lâm, Thanh Mai, Thanh Thuỷ, Thanh Hương, Thanh Thịnh); huyện Anh Sơn 1 xã (Phúc Sơn); huyện Con Cuông 2 xã (Môn Sơn, Châu Khê; huyện Tương Dương 4 xã (Tam Hợp, Tam Quang, Nhôn Mai, Mai Sơn); huyện Kỳ Sơn 11 xã (Na Ngoi, Nậm Càn, Mường Típ, Mường Ải, Nậm Cắn, Keng Đu, Bắc lý, Mỹ Lý, Tà Cạ, Đoóc Mạy, Na Loi); huyện Quế Phong 4 xã (Tri Lễ, Hạnh Dịch, Thông Thụ, Nậm Giải).
1.2. Địa hình:
Vùng đề án có địa hình phức tạp, đa dạng.
- Địa hình vùng núi cao có độ cao trung bình 600 - 700 m, có những dãy núi cao trên 2000 m, độ dốc bình quân 25o - 35o, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và khe suối, có nhiều dãy núi đá vôi, có tiềm năng lớn về phát triển lâm nghiệp, hiện tại đã có Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, chủ yếu là đồi núi dốc vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí sắp xếp dân cư.
- Địa hình vùng núi thấp gồm các huyện Anh Sơn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao và đồng bằng, địa hình ít phức tạp hơn, có nhiều đồi núi thấp xen kẽ nhiều thung lũng tạo nên những vùng đất rộng lớn, có nhiều sông suối hồ đập nên có khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp và thuận lợi cho việc bố trí sắp xếp dân cư tập trung.
2. Tình hình kinh tế - xã hội.
2.1. Tình hình sử dụng đất trong vùng Đề án.
Tổng diện tích tự nhiên 10 huyện: 1.374.502,99 ha chiếm 83,38% diện tích toàn tỉnh. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 144.190,37 ha chiếm 57,76% diện tích toàn tỉnh.
Đất lâm nghiệp: 864.942,55 ha chiếm 95,4% diện tích toàn tỉnh.
Đất phi nông nghiệp: 50.394,29 ha chiếm 44,4% diện tích toàn tỉnh.
Đất chưa sử dụng: 314.975,78 ha chiếm 84,6% diện tích toàn tỉnh.
Bình quân diện tích đất canh tác hộ 0,45 ha.
Bình quân diện tích canh tác/ khẩu 900 m2.
(Biểu phụ lục 01)
2.2. Phát triển sản xuất.
Trong vùng đề án chủ yếu vẫn là nền sản xuất tự cung tự cấp, phát triển kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đang trên đà phát triển nhưng tốc độ phát triển còn chậm, chưa phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên trong vùng.
- Sản xuất trồng trọt: Bên cạnh việc sản xuất lương thực, nhằm đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ đã hình thành nhiều vùng cây công nghiệp tập trung gắn với chế biến, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá cho nội tiêu và xuất khẩu, tính đến 31/12/2005 trên địa bàn 10 huyện miền Tây đã trồng được các loại cây nguyên liệu tập trung như cây chè 7.200 ha, cà phê 2.466 ha, cao su 3.383 ha, dứa 1.051 ha, cây sắn hơn 5.000 ha, cây mía hơn 21.500 ha, cây ăn quả như cam gần 2000 ha.
- Phát triển chăn nuôi: Đây là vùng có điều kiện để phát triển chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò, lợn và gia cầm và là nguồn thu nhập chính của hộ gia đình nông dân.
Tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp, phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp, chăn nuôi trang trại, tốc độ phát triển đàn trâu tăng bình quân 3,5%, đàn bò tăng 5%, đàn lợn tăng 4,5%; tổng đàn trâu hiện có 202.744 con, đàn bò 194.273 con, đàn lợn 421.882 con. Ngoài ra còn phát triển mạnh chăn nuôi gia cầm như gà, ngan, vịt.v.v.
- Sản xuất lâm nghiệp: chủ yếu tập trung khoanh nuôi, bảo vệ, trồng rừng, đặc biệt chú trọng trồng rừng nguyên liệu cho nhà máy giấy và một số cơ sở chế biến gỗ ván ép.
Thực hiện triệt để việc giao đất khoán rừng cho hộ nông dân, tạo việc làm chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp để nâng cao thu nhập cho người dân đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ: miền Tây Nghệ An có nhiều lợi thế về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
+ Về sản xuất công nghiệp có công nghiệp khai thác than ở khe Bố huyện Tương Dương; khai thác thiếc ở Quỳ Hợp; công nghiệp sản xuất xi măng ở Anh Sơn; công nghiệp chế biến nông lâm sản như nhà máy đường Anh Sơn, Tân Kỳ, Phủ Quỳ; chế biến chè ở Anh Sơn, Thanh Chương; chế biến sắn ở Thanh Chương; chế biến cao su, cà phê, gỗ ép ở Nghĩa Đàn.
+ Về tiểu thủ công nghiệp đã hình thành và phát triển như sản xuất gạch, ngói ở Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, sản xuất đá trắng thủ công mỹ nghệ ở Quỳ Hợp; khôi phục các làng nghề dệt thổ cẩm ở Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Con Cuông.
+ Về dịch vụ thương mại phát triển đều khắp trong vùng, các huyện đều có chợ huyện các trung tâm cụm xã và một số xã đã có chợ nông thôn để đáp ứng nhu cầu giao lưu hàng hoá. Toàn vùng hiện có 49 chợ, trong đó có 10 chợ huyện, 39 chợ vùng và xã.
+ Dịch vụ du lịch sinh thái đã hình thành và trên đà phát triển như Con cuông có khu du lịch thác Kèm và Pù Mát, Quế Phong có thác Sao Va, Quỳ Châu có hang Bua.
2.3. Thu nhập và đời sống.
Thu nhập trong vùng chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp:
Đối với 5 huyện vùng Tây Nam (Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn).
Bình quân thu nhập 8,7 triệu đồng/hộ/năm.
Bình quân thu nhập đầu người 1,75 triệu đồng/năm.
Tỷ lệ hộ nghèo đói bình quân là 42%.
Đối với 5 huyện vùng Tây Bắc (Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong) do điều kiện đất đai tương đối thuận lợi, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đều phát triển, sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp đều có vùng cây nguyên liệu tập trung lớn nên mức thu nhập cao hơn.
Bình quân thu nhập 9,8 triệu đồng/hộ/năm.
Bình quân thu nhập đầu người 2 triệu đồng/năm.
Tỷ lệ hộ nghèo đói 30%.
2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng.
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho vùng đồng bào dân tộc miền núi, thông qua các chương trình, dự án nhằm thực hiện đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, như Chương trình 135/CP, chương trình trung tâm cụm xã, chương trình đường xanh; các dự án như xây dựng hệ thống thuỷ lợi huyện Kỳ Sơn, xây dựng đường giao thông biên giới, đường Hồ Chí Minh, đường nối quốc lộ 7A với quốc lộ 48; nâng cấp quốc lộ 7A và quốc lộ 48; các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi đã và đang được đầu tư xây dựng như thuỷ điện bản Vẽ huyện Tương Dương, thuỷ lợi sông Sào huyện Nghĩa Đàn; các công trình đang khảo sát lập dự án để đầu tư xây dựng như thuỷ điện khe Bố, bản Mồng, Hủa Na và các công trình hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, nước sạch, chợ thương mại đã và đang được đầu tư xây dựng làm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn miền núi.
2.5. Dân số lao động dân cư.
Dân số 10 huyện miền núi Nghệ An có 233.012 hộ, 1.118.485 khẩu, 637.357 lao động. Trong đó: dân tộc thiểu số 95.277 hộ, 428.669 khẩu, chiếm 14%dân số toàn tỉnh (biểu 02)
- Lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp chiếm 89%
- Phân bố dân cư: 10 huyện có 214 xã, thị trấn trong đó có 80 xã đặc biệt khó khăn; có 25 xã, 4 thị trấn nằm trên quốc lộ 7A, 23 xã, 2 thị trấn nằm trên quốc lộ 48, 29 xã, 1 thị trấn nằm trên đường Hồ Chí Minh, 27 xã biên giới Việt Lào.
Mật độ dân số phân bố không đều, ở các huyện miền núi cao mật độ dân số 30 người/km2, các huyện núi thấp mật độ dân số 170 người/km2.
Dân cư phân bố trên quốc lộ 7A và quốc lộ 48 khá tập trung, những vùng dân cư thưa thớt thì do địa hình núi dốc không có đất thổ cư và đất sản xuất, những vùng thấp chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp nên không bố trí được dân cư.
Tuyến đường Hồ Chí Minh do mới được xây dựng nên mật độ dân cư còn thưa thớt còn có khả năng bố trí dân cư.
Một số đồng bào dân tộc sống quần cư theo dòng họ, theo đặc tính tự nhiên của từng dân tộc như đồng bào HMông sống trên các núi cao hoặc lưng chừng núi, đồng bào Thái thường sống ở chân núi thấp gần khe suối, sống gần đường giao thông vv.. một số bản làng đang sống ở xa trung tâm, xa đường giao thông. Vì vậy việc bố trí sắp xếp dân cư cho phù hợp với cơ sở hạ tầng và phù hợp với đặc tính của từng dân tộc để thuận tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội còn gặp khó khăn.
Về đời sống của các hộ dân cư ở dọc đường giao thông trục chính, đường Hồ Chí Minh tương đối ổn định, trình độ dân trí cao hơn, mặc dầu ở gần đường giao thông nhưng chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, các hộ có các nghề phi nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 15%, việc phân bố dân cư trên các tuyến giao thông chính tương đối hợp lý. Các làng bản dân cư trên tuyến biên giới Việt Lào đời sống dân sinh kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, thiếu điện thắp sáng, trình độ dân trí còn thấp, tình trạng di cư tự do, du canh du cư vẫn còn tái diễn.
II. THỰC TRẠNG PHÂN BỐ DÂN CƯ THEO CÁC TUYẾN GIAO THÔNG TRỤC CHÍNH, TUYẾN BIÊN GIỚI VIỆT - LÀO, TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
1. Phân bố dân cư trên các tuyến giao thông trục chính
1.1. Quốc lộ 7A:
Đi qua 4 huyện là: Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, tuyến đường này thông thương qua nước bạn Lào tại cửa khẩu Nậm Cắn huyện Kỳ Sơn tổng chiều dài 172,4 km.
Trên tuyến có 4 thị trấn của 4 huyện là Anh Sơn, Con Cuông, Hoà Bình, Mường Xén. Đi qua 25 xã, có 112 làng bản dân cư phân bố hai bên tuyến đường này với số hộ 9.985 hộ. Phần lớn các hộ dân cư sông gần đường giao thông nhưng chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, chỉ có một số hộ ở tại thị trấn, các thị tứ và rải rác một số hộ trên tuyến đường này làm nghề dịch vụ thương mại, nghề mộc dân dụng, sửa chữa, may mặc và các nghề dịch vụ khác chiểm khoảng 15%.
Theo điều tra tại các huyện thì trên tuyến quốc lộ này mật độ phân bố dân cư tương đối dày đặc, khả năng bố trí các điểm dân cư tập trung là rất ít mà chỉ có các điểm quy hoạch thị tứ, thị trấn và một số điểm có ít diện tích đất ở các địa phương đã quy hoạch cấp cho dân di chuyển ra hình thành các điểm dân cư nhỏ lẻ hoặc xen dắm vào các điểm dân cư đã có.
1.2. Quốc lộ 48:
Đi qua 4 huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong và đi đến xã Thông Thụ huyện Quế Phong tổng chiều dài 161 km.
Trên tuyến có 2 thị trấn của 2 huyện là Thái Hoà, Quỳ Châu, đi qua 23 xã, có 95 làng bản dân cư phân bố hai bên tuyến đường này với số hộ là 7.790 hộ. Phần lớn các hộ dân cư sống gần quốc lộ nhưng chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ số hộ dân cư sống gần đường có các ngành nghề dịch vụ và cán bộ công nhân viên chức chiếm khoảng 20 %. Theo điều tra tại các huyện thì trên tuyến quốc lộ này do kéo dài đoạn ngã 3 Phú Phương đi xã Thông Thụ cùng với việc xây dựng 2 công trình thuỷ điện Hủa Na huyện Quế Phong và Bản Mồng huyện Quỳ Hợp nên khả năng số hộ tái định cư là rất lớn vì vậy việc bố trí dân cư trên tuyến đường này cũng lớn, đặc biệt tại các điểm quy hoạch thị tứ, thị trấn và một số điểm có ít diện tích đất ở các xã quy hoạch cấp cho dân để hình thành các điểm dân cư nhỏ lẻ hoặc xen dắm vào các điểm dân cư đã có.
1.3. Quốc lộ 46:
Đi qua huyện Thanh Chương từ xã Thanh Khai đi cửa khẩu Thanh Thuỷ dài 53 km, trên địa phận huyện Thanh Chương đi qua 7 xã, có 2 thị tứ chợ Cồn và chợ Rộ và 38 xóm dân cư phân bố hai bên tuyến đường này với số hộ là 2.571 hộ. Phần lớn các hộ dân cư sông gần quốc lộ nhưng chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ số hộ dân cư sống gần đường có các ngành nghề dịch vụ chỉ chiếm 11%.
Do tuyến đường này đã có từ lâu nên mật độ dân cư tương đối dày đặc và đã ở ổn định, hai bên dường chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp (ruộng nước và đất bằng) do vậy khả năng bố trí dân cư tập trung trên tuyến đường này là rất ít, các điểm quy hoạch mới các thị tứ, thị trấn có khả năng hình thành các điểm dân cư tập trung hoặc xen dắm vào các điểm dân cư đã có.
1.4. Tỉnh lộ 545:
Từ thị trấn Lạt đến thị trấn Thái Hoà, Nghĩa Đàn dài 53 km. Trên địa phận huyện Tân Kỳ đi qua 6 xã, có 24 xóm dân cư phân bố hai bên tuyến đường này với số hộ là 2.950 hộ. Trên địa phận huyện Nghĩa Đàn đi qua 3 xã, có 19 xóm dân cư phân bố hai bên tuyến đường này với số hộ 2.015 hộ. Phần lớn các hộ dân cư sống gần đường nhưng chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ số hộ dân cư sống gần đường có các ngành nghề dịch vụ chỉ chiếm 12%.
Do tuyến đường này đã có từ lâu nên mật độ dân cư tương đối dày đặc và đã ổn định, hai bên đường chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp (ruộng nước và đất bằng) do vậy khả năng bố trí dân cư tập trung trên tuyến đường này là rất ít, chỉ có một số xã có ít diện tích đất ở thì quy hoạch cấp cho dân di chuyển ra hình thành các điểm dân hoặc xen dắm vào các điểm dân cư đã có.
1.5. Tuyến đường từ Cây Chanh huyện Anh Sơn đi thị trấn Lạt huỵên Tân Kỳ:
Tổng chiều dài 40 km đi qua 3 xã, 17 xóm dân cư với số hộ là 1.376 hộ của huyện Anh Sơn và 3 xã, 12 xóm dân cư của huyện Tân Kỳ với 960 hộ. Đây là tuyến đường chiến lược đã có từ lâu nhưng chưa được đầu tư xây dựng, tuyến đường này đi lại còn khó khăn nhưng mật độ dân cư tương dối dày đặc, do địa hình miền núi nên hai bên đường chủ yếu là đất đồi nếu được đầu tư xây dựng thì còn có khả năng bố trí dân cư tập trung và xen dắm trên tuyến đường này.
1.6. Tuyến đường miền Tây Nghệ An từ thị trấn huyện Kỳ Sơn đến xã Đồng Văn huyện Quế Phong giáp tỉnh Thanh Hoá:
Đây là tuyến vành đai kinh tế kết hợp quốc phòng với tổng chiều dài khoảng 204 km, đã có nền đường cũ từ Quốc lộ 7A xã Phà Đánh đi Mỹ Lý khoảng 58 km và từ xã Tri Lễ đi Đồng Văn dài khoảng 84 km (trùng đường 48 từ ngã 3 Phú Phương đến ngã 3 Đồng Mới xã Đồng Văn) hiện nay đang đầu tư xây dựng. Tuyến đường này đi qua 3 xã của huyện Kỳ Sơn là Phà Đánh, Huồi Tụ, Mỹ Lý; 3 xã của huyện Tương Dương là Nhôn Mai, Luân Mai, Mai Sơn và 6 xã, 1 thị trấn của huyện Quế Phong là Tri Lễ, Châu Thôn, Châu Kim, Mường Nọc, thị trấn, Tiền Phong, Đồng Văn. Có 51 làng bản dân cư phân bố hai bên tuyến đường này với khoảng 3.233 hộ. Đây là tuyến đường có địa hình phức tạp núi non hiểm trở, mật độ dân cư còn thưa thớt nhưng do điều kiện địa hình núi dốc nên khả năng để bố trí các điểm dân cư mới tập trung là rất ít.
1.7. Tuyến đường nối quốc lộ 7A với quốc lộ 48 (từ Khe Bố của huyện Tương Dương đến ngã 3 Tam Hợp huyện Quỳ Hợp):
Đây là tuyến giao thông nối quốc lộ 7A với quốc lộ 48 dài 133 km, đã có nền đường từ xã Nam Sơn đến thị trấn Quỳ Hợp ra đường 48 dài 50 km, hiện nay đang đầu tư xây dựng. Tuyến đường này đi qua 3 xã của huyện Tương Dương là Yên Thắng, Yên Hoà, Nga My; một xã của huyện Con cuông là Bình Chuẩn và 8 xã của huyện Quỳ Hợp là Nam Sơn, Bắc Sơn, Châu Lý, Châu Thái, Châu Quang, thị trấn, Thọ Hợp, Tam Hợp giáp đường 48 tại ngã 3 Săng Lẻ. Có 62 làng bản dân cư phân bố trên tuyến đường này với số hộ là 4.127 hộ, trên tuyến đường này dự kiến hình thành 3 trung tâm thị tứ và đoạn từ xã Châu lý của huyện Quỳ Hợp đi khe Bố của huyện Tương Dương do đường đang xây dựng, mật độ dân cư còn thưa thớt nên còn có khả năng để hình thành các điểm dân cư mới tập trung và các điểm dân cư nhỏ lẻ xen ghép vào các điểm dân cư hiện có.
2. Phân bố dân cư trên tuyến biên giới Việt - Lào:
2.1. Tuyến đường vành đai biên giới 7B:
Đây là tuyến giao thông kinh tế kết hợp với quốc phòng, điểm khởi đầu từ quốc lộ 7A tại xã Lưu Kiền huyện Tương Dương đi xã Nậm Càn, Na Ngoi, Mường Ải, Mường Típ ra Tà Cạ giáp đường 7A tại cầu 8 với tổng chiều dài 86 km. Có khu kinh tế quốc phòng của Quân khu 4 đóng tại xã Na ngoi, có 3 đồn biên phòng đóng trên địa bàn 3 xã là Nậm Càn, Na Ngoi, Mường Típ, có 33 làng bản dân cư phân bố hai bên tuyến đường này với số hộ là 1.300 hộ, các hộ trên tuyến đường này chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, có một số hộ gia đình người thái có mở các ốt dịch vụ buôn bán nhỏ nhưng số lượng ít.
Do địa hình phức tạp, núi non hiểm trở nên mật độ dân cư còn rất thưa thớt nhưng khả năng bố trí dân cư tập trung trên tuyến đường này không nhiều vì đất đai chủ yếu là đồi núi dốc.
2.2. Tuyến biên giới Việt - Lào:
Giáp với 27 xã của 6 huyện dài 419,5km.
Địa hình đường biên giới phức tạp, núi non hiểm trở vì vậy dân cư rất ít, trong 27 xã có 55 làng bản là bản biên giới với 2.701 hộ, nhu cầu bố trí sắp xếp dân cư trên tuyến biên giới không nhiều, chủ yếu là ổn định số bản làng dân cư hiện có ngoài ra cần di chuyển sắp xếp dân cư một số bản, số hộ do thiếu nước sinh hoạt hoặc ở quá phân tán nhằm mục đích bảo vệ an ninh biên giới.
3. Phân bố dân cư trên tuyến đường Hồ Chí Minh:
Đi qua 4 huyện là Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương tổng chiều dài 136,8 km; đi qua 29 xã và thị trấn Lạt, có 103 xóm dân cư phân bố hai bên tuyến đường này với số hộ là 7.539 hộ, và 3 xí nghiệp chè Ngọc Lâm, Hạnh Lâm, Thanh Mai. Phần lớn các hộ dân cư sông gần quốc lộ nhưng chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ số hộ dân cư sống gần đường có các ngành nghề dịch vụ chỉ chiếm 5%. Trước khi chưa có đường Hồ Chí Minh đi qua thì các xã, xóm dân cư này cơ bản thuộc vùng sâu vùng xa, nay có đường Hồ Chí Minh đi qua tạo điều kiện cho các xã, các làng bản dân cư này có điều kiện giao thông thuận lợi, tạo điều kiện giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi ngành nghề dịch vụ. Theo điều tra tại các huyện thì trên tuyến quốc lộ này mới được xây dựng xong nên mật độ dân cư còn thưa thớt, còn có khả năng bố trí các điểm dân cư mới tập trung và hình thành mới 2 thị trấn và 7 thị tứ.
Phần thứ hai.
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CỤM DÂN CƯ TẬP TRUNG TRÊN CÁC TUYẾN GIAO THÔNG TRỤC CHÍNH; TUYẾN BIÊN GIỚI VIỆT - LÀO; PHÁT TRIỂN CÁC THỊ TRẤN, THỊ TỨ VÀ CÁC KHU DÂN CƯ DỌC TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH, GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu tổng quát: Hình thành và phát triển các cụm dân cư tập trung trên các tuyến giao thông trục chính, tuyến biên giới Việt - Lào, tuyến đường Hồ Chí Minh nhằm góp phần ổn định bố trí sắp xếp dân cư trên địa bàn 10 huyện miền núi, khai thác và sử dụng tối đa tiềm năng đất đai, lao động, chuyển đổi ngành nghề dịch vụ, tăng thu nhập cho người dân, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý tiến bộ để phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh quốc phòng biên giới.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Từ nay đến năm 2010 hình thành và phát triển mới 92 điểm dân cư tập trung với 4.256 hộ gồm: trên các tuyến giao thông trục chính là 49 điểm dự kiến khoảng 3.022 hộ; đường Hồ Chí Minh 13 điểm dự kiến khoảng 618 hộ; tuyến biên giới Việt - Lào 30 điểm dự kiến khoảng 616 hộ.
Ưu tiên cho các đối tượng sau:
+ Tái định cư xây dựng công trình thuỷ điện 1.740 hộ; chuyển đổi ngành nghề 610 hộ; di chuyển trong vùng thiên tai sạt lở 404 hộ, sắp xếp dân cư biên giới 616 hộ; nhu cầu khác 886 hộ. (xem chi tiết ở biểu 05)
- Quy hoạch và xây dựng mới 3 thị trấn dọc tuyến đường Hồ Chí Minh là: Nghĩa Bình huyện Nghĩa Đàn, Khai Sơn huyện Anh Sơn, Thanh Thuỷ huyện Thanh Chương.
- Hình thành và phát triển mới 7 thị tứ dọc đường Hồ Chí Minh là: Nghĩa Sơn, Nghĩa Lộc, Nghĩa Trung huyện Nghĩa Đàn; Nghĩa Bình, Kỳ Sơn huyện Tân Kỳ; Thanh Mai, Hạnh Lâm huyện Thanh Chương.
- 100% số hộ bố trí sắp xếp dân cư đến nơi ở mới có cuộc sống ổn định và phát triển, 90% số hộ được dùng nước sạch, xoá 100% nhà tranh tre dột nát, 90% số hộ được dùng điện và xem truyền hình, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% (theo tiêu chí mới)
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU:
- Xác định các địa điểm có đủ điều kiện để hình thành mới các điểm dân cư tập trung trên các tuyến giao thông trục chính; tuyến biên giới Việt - Lào; tuyến đường Hồ Chí Minh.
- Mở rộng và nâng cấp các điều kiện thiết yếu của các cụm dân cư đã có trên các tuyến giao thông trục chính.
- Điều chỉnh hợp lý quy hoạch sử dụng đất, đền bù thu hồi đất để thực hiện việc quy hoạch sắp xếp dân cư, hình thành các điểm dân cư tập trung, các thị trấn, thị tứ phải gắn với quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
- Tập trung xây dựng cơ sơ vật chất phục vụ sản xuất và đời sống cho nhân dân đặc biệt là các cụm dân cư tập trung, các thị trấn, thị tứ mới được hình thành như điện, đường giao thông, trường học, nước sinh hoạt, chợ và tập trung đào tạo nghề để đảm bảo cho người dân đến nơi ở mới có việc làm và tư liệu sản xuất ổn định, kinh tế phát triển bền vững hơn.
- Đối với vùng đồng bào dân tộc không thuộc diện tái định cư các công trình thuỷ điện thì cần lồng ghép các Chương trình 134, 135, 190 để hỗ trợ thêm về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, làm nhà ở để giúp đỡ nhân dân sớm ổn định cuộc sống.
- Tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ, tăng tỷ trọng về xây dựng và dịch vụ để chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, tạo việc làm ổn định tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo tăng mức thu nhập bình quân đầu người 6 - 7 triệu đồng/năm.
- Gắn việc bố trí sắp xếp dân cư với việc xây dựng nông thôn mới, từng bước giải quyết các vấn đề ăn, ở, học hành, chữa bệnh theo hướng tiến bộ văn minh.
- Tập trung đầu tư hỗ trợ cho nhân dân khai hoang mở rộng diện tích, nhằm khai thác hết tiềm năng đất đai, đầu tư thâm canh để tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác. Phát triển vùng cây nguyên liệu tập trung đáp ứng yêu cầu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
- Gắn việc sắp xếp dân cư với việc giao đất, giao rừng ổn định lâu dài cho hộ nông dân để khoanh nuôi, bảo vệ, trồng rừng góp phần nâng độ che phủ toàn tỉnh lên 59% vào năm 2010, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.
III. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH HÌNH THÀNH CÁC CỤM DÂN CƯ TẬP TRUNG TRÊN CÁC TUYẾN GIAO THÔNG TRỤC CHÍNH, TUYẾN BIÊN GIỚI VIỆT - LÀO; THỊ TRẤN, THỊ TỨ VÀ CÁC KHU DÂN CƯ DỌC ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
1. Trên các tuyến giao thông trục chính:
1.1. Tuyến quốc lộ 7A: Đi qua 4 huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn.
- Đoạn đi qua huyện Tương Dương: Hình thành mới 3 điểm dân cư tập trung tại bản Tam Bông xã Tam Quang, khe Quyên xã Tam Thái, Thạch Dương xã Thạch Giám dự kiến khoảng 150 hộ.
- Đoạn đi qua huyện Anh Sơn: Hình thành mới 2 điểm dân cư tập trung: tại thị trấn Cây Chanh 1 điểm, xã Cẩm Sơn 1 điểm, dự kiến khoảng 100 hộ.
Như vậy trên tuyến đường này quy hoạch hình thành 5 điểm dân cư tập trung dự kiến khoảng 250 hộ.
1.2. Tuyến quốc lộ 48: Đi qua 4 huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong.
- Đoạn đi qua huyện Quế Phong: Hình thành mới 7 điểm dân cư tập trung từ ngã 3 Phú Phương đến xã Thông Thụ, dự kiến khoảng 736 hộ.
- Đoạn đi qua huyện Quỳ Châu: Hình thành mới 9 điểm dân cư tập trung tại các xã Châu Bình 1 điểm, Châu Hội 2 điểm, Châu Hạnh 1 điểm, thị trấn 2 điểm, Châu Thắng 1, Châu Tiến 2 điểm, dự kiến khoảng 440 hộ.
- Đoạn đi qua huyện Quỳ Hợp: Hình thành mới 2 điểm dân cư tập trung: tại thị trấn 3-2 và thị tứ Tam Hợp, dự kiến khoảng 260 hộ.
- Đoạn đi qua huyện Nghĩa Đàn: Hình thành mới 1 điểm dân cư tập trung tại xã Nghĩa Thuận dự kiến khoảng 50 hộ.
Như vậy trên tuyến đường này quy hoạch hình thành 19 điểm dân cư tập trung dự kiến khoảng 1.486 hộ.
1.3. Quốc lộ 46.
Đoạn đi qua huyện Thanh Chương: Trên tuyến đường này có thể hình thành mới 7 điểm dân cư tập trung tại xã Thanh Dương 4 điểm, Thanh Khai 1 điểm, Thanh Thuỷ 2 điểm dự kiến khoảng 286 hộ.
1.4. Tỉnh lộ 545 (từ thị trấn Lạt đi Thái Hoà, Nghĩa Đàn)
Đi qua 2 huyện Tân Kỳ và Nghĩa Đàn
- Đoạn đi qua huyện Nghĩa Đàn: Hình thành mới 4 điểm dân cư tập trung tại xã Nghĩa An 1 điểm, Nghĩa Khánh 2 điểm, Tây Hiếu 1 điểm, dự kiến khoảng 120 hộ.
1.5. Tuyến đường từ Cây Chanh huyện Anh Sơn đi thị trấn Lạt huyện Tân Kỳ
- Đoạn đi qua huyện Anh Sơn: Hình thành mới 4 điểm dân cư tập trung tại xã Thọ Sơn 2 điểm, Thành Sơn 1 điểm, Bình Sơn 1 điểm dự kiến khoảng 200 hộ.
- Đoạn đi qua huyện Tân Kỳ: Hình thành mới 3 điểm dân cư tập trung tại xã Tân An 1 điểm, Tiên Kỳ 1 điểm, Đồng Văn 1 điểm, dự kiến khoảng 150 hộ.
Như vậy trên tuyến đường này hình thành mới 7 điểm dân cư tập trung dự kiến khoảng 350 hộ.
1.6. Tuyến đường Tây Nghệ An (từ quốc lộ 7A huyện Kỳ Sơn đến xã Đồng Văn huyện Quế Phong giáp tỉnh Thanh Hoá) dài 204 km.
Đây là tuyến đường đang đầu tư xây dựng đi qua 3 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong.
- Đoạn đi qua huyện Kỳ Sơn: Hình thành 1 điểm dân cư tập trung tại Pà Sắc xã Huổi Tụ dự kiến khoảng 30 hộ.
- Đoạn đi qua huyện Quế Phong: Hình thành mới 2 điểm dân cư tập trung tại Tri Lễ 1 điểm, Châu Thôn 1 điểm, dự kiến khoảng 120 hộ.
Như vậy trên tuyến đường này hình thành mới 3 điểm dân cư tập trung dự kiến khoảng 150 hộ.
1.7. Tuyến đường từ quốc lộ 7A tại Khe Bố của huyện Tương Dương đi Quỳ Hợp giáp đường 48 tại ngã 3 Săng Lẻ
Đây là tuyến giao thông nối quốc lộ 7A với quốc lộ 48 hiện nay đang đầu tư xây dựng, đi qua 3 huyện Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Hợp.
- Đoạn đi qua huyện Tương Dương: Hình thành mới 1 điểm dân cư tập trung tại xã Yên Hoà dự kiến khoảng 50 hộ.
- Đoạn đi qua huyện Quỳ Hợp: Hình thành mới 3 điểm dân cư tập trung tại Châu Thái, Châu Quang, Nam Sơn dự kiến khoảng 330 hộ.
Như vậy trên tuyến đường này hình thành mới 4 điểm dân cư tập trung dự kiến khoảng 380 hộ.
2. Tuyến biên giới Việt - Lào
2.1. Tuyến đường vành đai biên giới 7B: Hình thành mới 5 điểm dân cư tập trung tại xã Tà Cạ 1 điểm, xã Mường Típ 2 điểm, xã Na Ngoi 2 điểm dự kiến khoảng 150 hộ.
2.2. Tuyến biên giới Việt Lào: Tổng chiều dài 419,5 km, giáp 27 xã của 6 huyện, theo kết quả điều tra thực tế tại 6 huyện thì trên tuyến biên giới phải sắp xếp lại là 25 điểm, số hộ là 466 hộ gồm huyện Kỳ Sơn: xã Nậm Càn 1 điểm 15 hộ, xã Na Ngoi 2 điểm 53 hộ, xã Mường Ải 2 điểm 40 hộ, xã Mường Típ 2 điểm 42 hộ, xã Nậm Cắn 1 điểm 30 hộ, xã Keng Đu 4 điểm 81 hộ, xã Mỹ Lý 1 điểm 30 hộ, xã Bắc Lý 2 điểm 25 hộ; huyện Tương Dương: xã Nhôn Mai 2 điểm 30 hộ, xã Mai Sơn 1 điểm 10 hộ, xã Tam Quang 3 điểm 32 hộ; huyện Quế Phong: xã Nậm Giải 1 điểm 10 hộ, xã Thông Thụ 1 điểm 38 hộ, xã Hạnh Dịch 2 điểm 30 hộ.
3. Tuyến đường Hồ Chí Minh:
- Đoạn đi qua huyện Thanh Chương:
+ Quy hoạch xây dựng mới 1 thị trấn tại xã Thanh Thuỷ.
+ Quy hoạch hình thành 2 thị tứ tại Thanh Mai và Hạnh Lâm.
+ Hình thành mới 9 điểm dân cư tập trung tại 9 xã có đường Hồ Chí Minh đi qua (trừ xã Thanh Đức, Thanh An, Thanh Mỹ) dự kiến khoảng 388 hộ.
- Đoạn đi qua huyện Anh Sơn:
+ Quy hoạch xây dựng 1 thị trấn tại ngã 3 Tri Lễ, xã Khai Sơn.
+ Hình thành mới 1 điểm dân cư tập trung tại xã Lạng Sơn, dự kiến khoảng 30 hộ.
- Đoạn đi qua huyện Tân Kỳ:
+ Đã có 1 thị trấn Lạt tại cột mốc số 0.
+ Quy hoạch hình thành 2 thị tứ tại xã Nghĩa Bình và Kỳ Sơn.
+ Hình thành mới 1 điểm dân cư tập trung tại xã Nghĩa Dũng dự kiến khoảng 100 hộ.
- Đoạn đi qua huyện Nghĩa Đàn:
+ Quy hoạch xây dựng 1 thị trấn tại xã Nghĩa Bình để thành lập huyện lỵ mới sau khi hình thành thị xã Thái Hoà.
+ Quy hoạch hình thành 3 thị tứ tại xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Lộc, Nghĩa Trung.
+ Hình thành mới 2 điểm dân cư tập trung: tại xã Nghĩa Long 1 điểm, Nghĩa Bình 1 điểm, dự kiến khoảng 100 hộ.
Như vậy trên tuyến đường này quy hoạch hình thành mới 3 thị trấn, 7 thị tứ và hình thành 13 điểm dân cư tập trung với số hộ khoảng 618 hộ.
- Ngoài việc bố trí dân cư cần khảo sát xây dựng một số công trình sau:
+ Các công trình dịch vụ trên tuyến như điểm bán xăng dầu, rửa xe, cấp nước, sửa chữa nhỏ, nhà hàng, nghỉ trọ, các điểm dịch vụ thương mại.
+ Quy hoạch 2 khu du lịch sinh thái đó là Ngọc Lâm và Thanh Mai.
+ Gắn quy hoạch các điểm dân cư với phát triển sản xuất như khai hoang mở rộng diện tích sản xuất dọc đường Hồ Chí Minh, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại các xã, các vùng trên tuyến đường này để giao đất, giao rừng ổn định lâu dài cho hộ nông dân, đầu tư phát triển thành các vùng cây nguyên liệu tập trung như cao su, chè, sắn và trồng rừng nguyên liệu giấy.
IV. NỘI DUNG ĐẦU TƯ:
1. Nội dung đầu tư hỗ trợ
- Đầu tư hỗ trợ di chuyển sắp xếp dân cư cho hộ gia đình theo các chính sách của nhà nước hiện hành.
- Đầu tư đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện.
- Đầu tư hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, xây dựng nhà ở, nước sinh hoạt theo các chính sách đền bù tái định cư hoặc chính sách 134/NĐ-CP.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các điểm dân cư tập trung, các trung tâm thị tứ, thị trấn như: điện, đường giao thông nội vùng, trường học, trạm xá, thuỷ lợi, chợ thương mại, nước sinh hoạt vv.
- Đầu tư hỗ trợ một số chính sách đặc thù cho số hộ bố trí sắp xếp dân cư biên giới (có 1 dự án riêng)
- Đầu tư hỗ trợ đời sống, giống cây trồng vật nuôi năm đầu theo các chính sách của tỉnh và trung ương
- Đầu tư hỗ trợ khai hoang đất sản xuất nông nghiệp.
- Đầu tư hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi ngành nghề và mở các làng nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
2. Đối tượng và hình thức đầu tư.
- Đối tượng thuộc diện tái định cư giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình thuỷ điện thực hiện theo các dự án tái định cư xây dựng công trình.
- Đối với diện sắp xếp dân cư trên biên giới ngoài chế độ đầu tư theo quy định hiện hành như tiền di chuyển, hỗ trợ làm nhà ở, hỗ trợ khai hoang đất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng thì cần đề xuất xem xét đầu tư một số chính sách đặc thù.
- Đối với các đối tượng sắp xếp dân cư do chuyển đổi ngành nghề, di chuyển trong vùng thiên tai sạt lở, và các đối tượng khác thì áp dụng theo chế độ di dân tại Quyết định 190 CP, 193 CP của Chính phủ, ngoài ra cần lồng ghép với các chương trình dự án khác để đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống một cách đồng bộ, hỗ trợ đào tạo nghề, để cho các hộ di chuyển sắp xếp dân cư sớm có cuộc sống ổn định hơn, tốt hơn nơi ở cũ.
V. DỰ KIẾN TỔNG NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ.
Trên cơ sở nội dung đầu tư căn cứ để xác định nhu cầu vốn đầu tư theo từng loại đối tượng như sau:
Đối với các hộ thuộc diện di dời tái định cư xây dựng công trình thuỷ điện dự kiến mức đầu tư 250 triệu đồng/hộ; hỗ trợ xây dựng hạ tầng cho các điểm dân cư tập trung ngoài số hộ tái định cư bình quân 50 triệu đồng/hộ; hỗ trợ trực tiếp cho hộ gồm hỗ trợ di chuyển, làm nhà ở, hỗ trợ đời sống cho số hộ sắp xếp dân cư biên giới khoảng 25 triệu đồng/hộ; các đối tượng khác 10 triệu đồng/hộ; hỗ trợ khai hoang, giống, phân bón 1 lần/1 đơn vị diện tích 8 triệu đồng/ha; quy hoạch xây dựng các thị trấn bình quân 15 tỷ đồng/1 thị trấn để xây dựng giao thông nội vùng, điện, nước sạch, các công trình phúc lợi công cộng như trường học, trụ sở, các công trình văn hoá, chợ thương mại; xây dựng thị tứ bình quân 7 tỷ đồng/1 thị tứ để xây dựng đường giao thông nội vùng, điện sinh hoạt, trường học, chợ thương mại, nước sạch.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư dự kiến giai đoạn 2006 - 2010 là 706,7 tỷ đồng.
Trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 583,2 tỷ đồng, chiếm 82,5% tổng mức đầu tư.
- Ngân sách địa phương: 101,5 tỷ đồng, chiểm 14,3% tổng mức đầu tư
- Nguồn từ sức dân đóng góp: 22 tỷ đồng, chiếm 3,2% tổng mức đầu tư
(xem chi tiết ở biểu 04)
VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Giải pháp về đất đai:
UBND các huyện có phương án rà soát điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch bố trí sắp xếp dân cư phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương mình. Đặc biệt các huyện có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua, cần quy hoạch vùng cây nguyên liệu tập trung để có phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho phù hợp. Sau khi bố trí sắp xếp dân cư tiến hành giao đất ở, đất sản xuất nông, lâm nghiệp ổn định lâu dài, tạo điều kiện cho các hộ có thể triển khai sản xuất sớm ổn định cuộc sống.
Mức giao đất cho từng đối tượng như sau:
Đối với các hộ chuyển đổi nghề nghiệp cấp đất ở từ 200 - 400 m2/hộ, tuỳ điều kiện cụ thể của từng vùng từng huyện.
Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp phải bố trí đất ở và đất sản xuất, bình quân mỗi hộ 400 m2 đất ở, từ 0,5 - 1 ha đất sản xuất nông nghiệp, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng vùng, từng huyện.
Đối với các vùng đất quy hoạch để bố trí dân cư mà đã giao cho các đơn tập thể hay cá nhân theo Nghị định 163/NĐ-CP thì UBND các huyện phải thống kê thực hiện đền bù, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trước khi giao cho hộ gia định thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.
2. Giải pháp về phát triển sản xuất và xây dựng hạ tầng:
- Về phát triển sản xuất: Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất;
Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp cần tập trung chỉ đạo giao đất sản xuất cho hộ gia đình để tập trung khai hoang, hỗ trợ giống cây, giống con, vật tư phân bón, hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật để các hộ phát triển sản xuất sớm ổn định cuộc sống;
Đối với các hộ chuyển đổi ngành nghề thì tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ phát triển nghề như các nghề dịch vụ thương mại, ăn uống, nhà nghỉ, sửa chữa, thu mua chế biến nông lâm sản. Hỗ trợ đào tạo nghề cho các hộ sớm có ngành nghề ổn định để phát triển kinh tế, tăng thu nhập.
- Về xây dựng hạ tầng:
Đối với các điểm dân cư tập trung thuộc diện tái định cư xây dựng công trình thuỷ điện thì được đầu tư đồng bộ theo các dự án tái định cư.
Đối với các điểm dân cư tập trung thuộc các đối tượng khác thì lồng ghép các chương trình dự án để đầu tư xây dựng các công trình như thuỷ lợi, kênh mương, đường giao thông nội vùng, điện sinh hoạt, nước sạch, những nơi xa trường học thì đầu tư xây dựng nhà trẻ mẫu giáo và các lớp học bậc tiểu học ở các bản lẻ.
3. Về cơ chế chính sách:
Thực hiện tốt các chính sách đầu tư hiện hành của Nhà nước cho việc bố trí sắp xếp dân cư, tái định cư một cách đồng bộ.
- Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng: Ngân sách nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư phát triển để đầu tư xây dựng hạ tầng tại địa bàn bố trí dân cư bao gồm: bồi thường, giải phóng mặt bằng, khai hoang đất sản xuất, xây dựng các công trình thuỷ lợi, giao thông, điện, nước sinh hoạt, nhà trẻ mẫu giáo, trường học.v.v.
- Hỗ trợ phát triển sản xuất: Lồng ghép các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho vùng đồng bào dân tộc miền núi với các chương trình dự án để tập trung đầu tư phát triển sản xuất, chuyển đổi ngành nghề, chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt theo Quyết định 134/QĐ-CP, các chương trình đầu tư cho sản xuất như Chương trình 661/TTg, Chương trình 135CP giai đoạn 2, các chương trình đào tạo nghề để chuyển đổi ngành nghề, lồng ghép với các chính sách đầu tư hỗ trợ của tỉnh như chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, phát triển cây nguyên liệu, kinh tế trang trại để tập trung đầu tư đồng bộ cho các hộ di chuyển dân cư nhằm tạo điều kiện cho nhân dân sớm ổn định cuộc sống.
- Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình: thực hiện theo Nghị định số197/2004/NĐ-CP của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Quyết định số 190/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách di dân thực hiện quy hoạch bố trí dân cư giai đoạn 2003 - 2010.
4. Về giải quyết việc làm:
Qua điều tra thực tế trên các tuyến giao thông trục chính lực lượng lao động chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chỉ chiếm 12 - 15%. Vì vậy việc quy hoạch hình thành các điểm dân cư trên các tuyến giao thông trục chính, tuyến đường Hồ Chí Minh là cần thiết để chuyển dần lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp vì vậy cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
Tập trung đào tạo nghề, phát triển các nghề dịch vụ như thu mua, chế biến nông lâm sản, các loại hình dịch vụ như sửa chữa, mộc dân dụng, ăn uống, may mặc, dịch vụ thương mại như xây dựng các chợ tại các cửa khẩu, các trung tâm thị trấn, thị tứ, phát triển các khu du lịch như du lịch sinh thái vườn quốc gia Pù Mát, du lịch Thác Kèm, thác Xao Va, hang Bua.v.v, để thu hút khách du lịch, tạo việc làm dịch vụ cho số lao động tại các trung tâm và trên tuyến đường này.
Riêng tuyến đường Hồ Chí Minh các huyện có quy hoạch cụ thể về các vùng cây nguyên liệu tập trung, hình thành một số cơ sở chế biến nông sản như nước dứa, cao su, cà phê, chè đồng thời quy hoạch xây dựng các điểm dịch vụ như xăng dầu, rửa xe, cấp nước, sửa chữa, ăn uống và phát triển các khu thương mại, dịch vụ nhà nghỉ vv.
5. Giải pháp về vốn:
- Ngân sách Trung ương: Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các Bộ, ngành TW để thu hút nguồn vốn đầu tư và tổ chức thực hiện có hiệu quả các dự án thuộc các chương trình như Chương trình 135 giai đoạn 2, 134/CP, Chương trình nước sạch, Chương trình 661/TTg, Chương trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình phát triển xây dựng hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng, Chương trình phát triển thương mại, các dự án xây dựng giao thông biên giới, các dự án quy hoạch bố trí dân cư theo Quyết định số 190/QĐ-CP, 193/QĐ-CP, dự án tái định cư xây dựng các công trình thuỷ điện vv, các dự án đào tạo nghề và đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ thôn, bản, xã.v.v.
- Ngân sách địa phương: Trích một phần ngân sách tỉnh để hỗ trợ phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, cây nguyên liệu.. hỗ trợ đời sống và nhà ở theo Quyết định 134/QĐ-CP, các nguồn vốn chuẩn bị đầu tư để kêu gọi các tổ chức quốc tế như vốn ODA, các tổ chức trong nước đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào miền núi, vốn xây dựng các thị trấn, thị tứ và hỗ trợ chuyển đổi nghề.
- Vốn huy động sức dân: Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân đóng góp bằng ngày công lao động để xây dựng các công trình, khai hoang đất sản xuất, giúp nhau vận chuyển nhà ở, làm giao thông nội vùng…, vừa tạo việc làm vừa đóng góp công sức xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và PTNT: Là cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện đề án. Hàng năm trên cơ sở kế hoạch của các huyện, Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp xây dựng kế hoạch đầu tư trình UBND tỉnh quyết định và tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tập trung chỉ đạo có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành nhất là công tác đền bù giải phóng mặt bằng, huy động các nguồn lực.
- Lồng ghép các chương trình dự án phát triển lâm nghiệp, đề án phát triển cây, con miền Tây nghệ An vào việc bố trí sắp xếp dân cư để khai thác tối đa tiềm năng đất đai, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo tư liệu sản xuất ổn định để cho nhân dân đến nơi ở mới có điều kiện tốt hơn.
2. Sở Tài Nguyên Môi Trường: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện quy hoạch đất đai vùng cây nguyên liệu tập trung, trình UBND tỉnh về phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch và đề nghị của UBND các huyện để bố trí sắp xếp dân cư cho phù hợp.
3. Ban Dân tộc: Chủ trì phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức triển khai thực hiện các chính sách của Đảng và nhà nước đối với đồng bào các dân tộc miền núi, lồng ghép việc quy hoạch sắp xếp dân cư với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo Quyết định 135/QĐ-CP, 134/QĐ-CP, dự án đào tạo đội ngũ cán bộ cho thôn bản, xã.
4. Sở Thương mại:
- Lập phương án phát triển mạng lưới thương mại và hạ tầng kinh tế cửa khẩu miền Tây Nghệ An đến năm 2010.
- Lập phương án phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, chợ vùng biên.
5. Sở Giao thông vận tải: Hoàn chỉnh đề án phát triển giao thông miền Tây nghệ an đến năm 2010 và tập trung vào một số nhiện vụ sau: hoàn thành các tuyến đường vào 9 xã chưa có đường ô tô vào trung tâm xã, nâng cấp các tuyến đ Quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường kinh tế kết hợp quốc phòng, đường giao thông biên giới.
6. Sở Xây dựng: Lập phương án phát triển đô thị miền Tây Nghệ An đến năm 2010 và tập trung một số nhiệm vụ chủ yếu sau: hình thành và phát triển 2 thị xã Thái Hoà và Con Cuông, 7 thị trấn mới, các điểm thị tứ trên tuyến đường Hồ Chí Minh và các thị tứ gắn với chợ nông thôn ở 10 huyện miền Tây.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Hàng năm tổng hợp xây dựng kế hoạch vốn đầu tư và phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan lồng ghép các chơng trình dự án đầu tư trên địa bàn vùng miền núi để tập trung đầu tư cho việc hình thành các cụm dân cư tập trung theo mục tiêu của đề án để thực hiện có hiệu quả.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Dân tộc và các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh làm việc với các Bộ, ngành Trung ương để xin hỗ trợ vốn đầu tư thực hiện đề án.
8. Uỷ ban nhân dân 10 huyện miền Tây:
- Phối hợp với các ngành triển khai thực hiện đề án.
- Chủ động xây dựng kế hoạch hàng năm và đề xuất các phương án triển khai thực hiện, các giải pháp quy hoạch đất đai, đền bù thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để quy hoạch bố trí dân cư tập trung cho phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn từng huyện.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động, huy động sự tham gia giám sát của các tổ chức đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước để nhân dân tích cực tham gia thực hiện.
- Có cơ chế chính sách thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư trên địa bàn vào nhanh, nhiều và hiệu quả
- Báo cáo tiến độ thực hiện hàng tháng, 6 tháng, cả năm với cơ quan thường trực (Sở Nông nghiệp và PTNT) và đề xuất kiến nghị những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện./.
BIỂU 01
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG ĐỀ ÁN
TT | Danh mục | Tổng số (ha) Trong đó | Trong đó | |||||||||
Kỳ Sơn | T.Dương | C.Cuông | Anh Sơn | T.Chương | Tân Kỳ | Ng.Đàn | Q.Hợp | Q.Châu | Q.Phong | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng diện tích tự nhiên | 1.374.502,99 | 209.484,04 | 280.636,61 | 174.451,15 | 59.746,83 | 112.763,00 | 72.557,23 | 73.767,04 | 94.173,78 | 107.380,31 | 189.543,00 |
1 | Đất Nông lâm nghiệp | 1.009.132,92 | 67.231,90 | 223.669,41 | 126.683,05 | 33.226,37 | 94.443,34 | 64.817,41 | 58.220,37 | 80.943,49 | 96.749,24 | 163.148,34 |
a | Đất sản xuất nông nghiệp | 144.190,37 | 3.753,10 | 8.377,22 | 4.035,23 | 9.968,67 | 30.362,92 | 26.393,50 | 36.017,39 | 15.384,57 | 5.255,38 | 4.642,39 |
- | Đất trồng cây hàng năm | 103.006,93 | 896,4 | 7.159,27 | 2.958,68 | 6.694,99 | 22.136,14 | 17.285,65 | 24.255,09 | 13.543,94 | 4.027,81 | 4.048,96 |
- | Đất trồng cây lâu năm | 33.143,89 | 410,1 | 1.171,52 | 311,8 | 849,94 | 7.731 | 8.476,37 | 11.090,39 | 1.551,10 | 1.138,67 | 413 |
- | Đất vườn tạp | 5.481,65 | 2.368,10 |
| 725,95 | 2.327,60 |
|
| 60 |
|
|
|
- | Đất nuôi trồng thủy sản | 1.950,75 | 62,5 | 46,43 | 38,8 | 96,14 | 487,78 | 375,37 | 347,75 | 226,65 | 88,9 | 180,43 |
- | Đồng cỏ chăn nuôi | 607,15 | 16 |
|
|
| 8 | 256,11 | 264,16 | 62,88 |
|
|
b | Đất lâm nghiệp | 864.942,55 | 63.478,80 | 215.292,19 | 122.647,82 | 23.257,70 | 64.080,42 | 38.423,91 | 22.202,98 | 65.558,92 | 91.493,86 | 158.505,95 |
- | Rừng tự nhiên | 745.324,76 | 63.329,20 | 214137,83 | 119.753,64 | 21.587,22 | 21.071,95 | 35.925,91 | 6.594,63 | 40.468 | 73.256,46 | 149.199,92 |
- | Rừng trồng | 47.195,48 | 149,6 | 1154,36 | 2.894,18 | 1.670,48 | 7.155,48 | 2.498 | 15.608,35 | 4.706 | 2.053 | 9.306,03 |
- | Đất có khả năng LN | 72.422,31 |
|
|
|
| 35.852,99 |
|
| 20.384,92 | 16.184,40 |
|
2 | Đất phi nông nghiệp | 50.394,29 | 1.900,15 | 2.843,87 | 1.255,24 | 8.484,42 | 5.319,04 | 6.527,98 | 9.396,34 | 5.178,88 | 4.967,92 | 4.520,45 |
a | Đất chuyên dùng | 42.415,07 | 1.278,45 | 2.585,58 | 725,53 | 7.765,02 | 3.824,85 | 5.625,94 | 8.222,39 | 4.362,28 | 4.445,89 | 3.579,14 |
b | Đất thổ cư | 7.405,21 | 621,7 | 258,29 | 529,71 | 719,4 | 1.494,19 | 902,04 | 1.173,95 | 816,6 | 522,03 | 367,3 |
3 | Đất chưa sử dụng | 314.975,78 | 140.351,99 | 54.123,33 | 46.512,86 | 18.036,04 | 13.000,62 | 1.211,84 | 6.150,33 | 8.051,41 | 5.663,15 | 21.874,21 |
BIỂU 02
HIỆN TRẠNG DÂN SỐ VÀ DÂN CƯ VÙNG ĐỀ ÁN NĂM 2005
TT | Danh mục | Tổng số | Trong đó | |||||||||
Kỳ Sơn | T.Dương | C.Cuông | Anh Sơn | T.Chương | Tân Kỳ | Ng.Đàn | Q.Hợp | Q.Châu | Q.Phong | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Tổng số hộ | 233.012,00 | 10.367 | 15.125 | 14.096 | 25.485 | 50.143 | 28.360 | 42.482 | 24.898 | 10.804 | 11.252 |
- | Tổng số khẩu | 1.118.485,00 | 65.064 | 75.761 | 67.601 | 111.522 | 234.406 | 136.272 | 191.990 | 121.804 | 53.058 | 61.007 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Số Hộ dân tộc kinh | 137.735,00 | 648 | 1.009 | 3.831 | 23.115 | 49.900 | 19.200 | 34.246 | 1.985 | 2.514 | 1.287 |
| Số khẩu | 689.816,00 | 3.240 | 5.048 | 16.107 | 99.356 | 232.170 | 106.347 | 151.400 | 58.638 | 11.683 | 5.827 |
- | Số hộ dân tộc thiểu số | 95.277,00 | 9.719,00 | 14.116,00 | 10.265,00 | 2.370,00 | 243,00 | 9.160,00 | 8.236,00 | 22.913,00 | 8.290,00 | 9.965,00 |
| Số khẩu | 428.669,00 | 61.824,00 | 70.713,00 | 51.494,00 | 12.166,00 | 2.236,00 | 29.925,00 | 40.590,00 | 63.166,00 | 41.375,00 | 55.180,00 |
- | Số xã, thị trấn | 214 | 21 | 21 | 13 | 20 | 38 | 22 | 32 | 21 | 12 | 14 |
- | Số xã ĐBKK (CT135) | 80 | 20 | 16 | 7 | 2 | 2 | 3 | 3 | 9 | 8 | 10 |
Ghi chú: Số xã ĐBKK theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
BIỂU 03
TỔNG HỢP SỐ LIỆU QUY HOẠCH DÂN CƯ TRÊN CÁC TUYẾN GIAO THÔNG TRỤC CHÍNH TUYẾN BIÊN GIỚI VIỆT LÀO, TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
TT | Tên đường | Đi qua các xã | Chiều dài (km) | Hiện trạng | Dự kiến PT mới đến 2010 | |||
Số xã đường đi qua | Số xóm bản hiện có trên tuyến | Số hộ | Số điểm tập trung | Số hộ | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
I | Đường Hồ Chí Minh |
| 136,8 | 30 | 103 | 7539 | 13 | 618 |
1 | Huyện Tân Kỳ | N.Bình, N.Dũng, N.Hợp, Kỳ Tân, T.Trấn, Kỳ Sơn, Tân Hương, Nghĩa Hành | 38,5
| 8
| 34
| 2664
| 1
| 100
|
2 | Huyện Thanh Chương | T.Xuân, T.Mai, T.Tùng, T.An, T. Thuỷ, T.Hương, T.Đức, Hạnh Lâm, T. Mỹ, T. Thịnh, T. Hà | 51
| 11
| 46
| 3840
| 9
| 388
|
3 | Huyện Nghĩa Đàn | N. Lộc, N.Long, Đông Hiếu, N.Mỹ, N. Trung, N. Bình, N. Sơn, N. Lâm | 33,8
| 8
| 16
| 535
| 2
| 100
|
4 | Huyện Anh Sơn | Lạng Sơn, Cao Sơn, Khai Sơn | 13,5 | 3 | 7 | 500 | 1 | 30 |
II | Đường quốc lộ 7A |
| 172,4 | 25 | 112 | 9985 | 5 | 250 |
1 | Huyện Kỳ Sơn | Chiêu Lưu, Hữu Kiệm, T. Trấn, Tà Cạ, Nậm Cắn | 52 | 5 | 18 | 1573 |
|
|
2 | Huyện Tương Dương | T.Quang, T. Đình, T. Thái, T. Trấn, Thạch Giám, Xã Lượng, Lu Kiền | 50
| 7
| 23
| 3954
| 3
| 150
|
3 | Huyện Con Cuông | Bồng Khê, Thị Trấn, Chi khê, Châu Khê, L. Khê | 25 | 4 | 13 | 1811 |
|
|
4 | Huyện Anh Sơn | Lĩnh Sơn, Khai Sơn, Long Sơn, Thành Sơn, Phúc Sơn, T.Trấn, Hội sơn, T. Sơn, Cẩm Sơn, Đ.Sơn | 45,4
| 9
| 58
| 2647
| 2
| 100
|
III | Đường quốc lộ 48 |
| 161 | 23 | 95 | 7790 | 19 | 1486 |
1 | Huyện Quế Phong | Tiền Phong, Đồng Văn, Thông Thụ | 60 | 3 | 11 | 846 | 7 | 736 |
2 | Huyện Quỳ Châu | C. Bình, C. Hội, C. Hạnh, T. Trấn, C. Thắng, C. Tiến | 39 | 6 | 31 | 3592 | 9 | 440 |
3 | Huyện Quỳ Hợp | Nghĩa Xuân, M.Hợp, T. Hợp, Đ. Hợp, Y.Hợp | 27 | 5 | 25 | 1680 | 2 | 260 |
4 | Huyện Nghĩa Đàn | N. Thuận, Đông Hiếu, N. Mỹ, N. Hoà, T. Trấn N. Quang, N. Tân, N. Liên, N. Hiếu | 35
| 9
| 28
| 1672
| 1
| 50
|
IV | Đường quốc lộ 46 |
| 53 | 7 | 38 | 2571 | 7 | 286 |
1 | Huyện Thanh Chương | T.Khai, T.Lương, T.Dương, Ngọc Sơn, Võ Liệt, T.Thuỷ | 53 | 7 | 38 | 2571 | 7 | 286 |
V | Đường Lạt - Cây Chanh |
| 40 | 6 | 29 | 2336 | 7 | 350 |
1 | Huyện Tân Kỳ | Tân An, Đồng Văn, Tiên Kỳ | 28 | 3 | 12 | 960 | 3 | 150 |
2 | Huyện Anh Sơn | Bình Sơn, Thành Sơn, Thọ Sơn | 12 | 3 | 17 | 1376 | 4 | 200 |
VI | Đường 545 |
| 53 | 9 | 43 | 4965 | 4 | 120 |
1 | Huyện Tân Kỳ | Kỳ tân, T. Long, N.Hoàn, T. Phú, N.Thái, N.Đồng | 35 | 6 | 24 | 2950 |
|
|
2 | Huyện Nghĩa Đàn | N.Khánh, N. An, Tây Hiếu | 18 | 3 | 19 | 2015 | 4 | 120 |
VII | Đường Tây Nghệ An |
| 204 | 13 | 51 | 3233 | 3 | 150 |
1 | Huyện Quế Phong | Đ. Văn, T. Phong, T.Trấn, M.Nọc, C.Kim, C. Thôn, T. Lệ | 108 | 7 | 36 | 2633 | 2 | 120 |
2 | Huyện Tương Dương | Mai Sơn, Luân Mai, Nhôn Mai | 38 | 3 |
|
|
|
|
3 | Huyện Kỳ Sơn | Phà Đánh, Huồi Tụ, Mỹ Lý | 58 | 3 | 15 | 600 | 1 | 30 |
VIII | Đường QL7 - QL 48 |
| 133 | 12 | 62 | 4127 | 4 | 380 |
1 | Huyện Tương Dương | Yên Thắng, Yên Hoà, Nga My | 60 | 3 | 22 | 1601 | 1 | 50 |
2 | Huyện Con Cuông | Bình Chuẩn | 20 | 1 | 4 | 280 |
|
|
3 | Huyện Quỳ Hợp | T.Hợp, T.Hợp,T.Trấn, C.Quang, C.Thái, C.Lý, Bắc Sơn, Nam Sơn | 53
| 8
| 36
| 2246
| 3
| 330
|
IX | Đường 7B (Vành đai B.Giới) |
| 86 | 5 | 33 | 1300 | 5 | 150 |
1 | Huyện Kỳ Sơn | Nậm Càn, Na Ngoi, M.Típ, M.ải, Tà Cạ | 86 | 5 | 33 | 1300 | 5 | 150 |
X | Đường Biên Giới Việt-Lào |
| 419,5 | 27 | 55 | 2701 | 25 | 466 |
1 | Huyện Quế Phong | Tri Lệ, Nậm Giải, Hạnh Dịch, Thông Thụ | 68 | 4 | 11 | 480 | 4 | 78 |
2 | Huyện Kỳ Sơn | Na Ngoi, Nậm Càn, M. Týp, M. ải, Tà Cạ, Nậm, Cắn, K. Đu, Đoọc Mạy, Na Loi, Bắc Lý, Mỹ Lý | 171,5
| 11
| 31
| 1375
| 15
| 316
|
3 | Huyện Tương Dương | Tam Hợp, Tam Quang, Mai Sơn, Nhôn Mai | 56 | 4 | 10 | 472 | 6 | 72 |
4 | Huyện Con Cuông | Môn Sơn, Châu Khê | 64 | 2 | 2 | 148 | 0 | 0 |
5 | Huyện Thanh Chương | T. Hơng, T. Thịnh, Hạnh Lâm, T.Đức, T. Thuỷ | 53 | 5 | 0 | 0 | 0 | 0 |
6 | Huyện Anh Sơn | Phúc Sơn | 7 | 1 | 1 | 226 | 0 | 0 |
| Tổng cộng |
|
| 157 | 621 | 46547 | 92 | 4256 |
BIỂU 04
DỰ KIẾN TỔNG NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN BỔ NGUỒN VỐN
TT | Đối tượng đầu tư | ĐVT KL | Khối lượng | Dự kiến mức vốn (Triệu đồng) | Tổng vốn đầu tư (Tỷ đồng) |
| Tổng số |
|
|
| 706,7 |
1 | Số hộ di dân tái định cư xây dựng thuỷ điện | Hộ | 1740 | 250 | 435 |
2 | Hỗ trợ cho các hộ di dân biên giới (gồm: di chuyển, làm nhà ở hỗ trợ đời sống) | Hộ | 616
| 25
| 15,4
|
3 | Hỗ trợ cho các hộ sắp xếp dân cư trên các tuyến trục chính (gồm: di chuyển, làm nhà ở) | Hộ | 1900
| 10
| 19
|
4 | Hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ di dân sản xuất N. nghiệp (gồm: Khai hoang, giống cây trồng, phân bón năm đầu/ĐVDT) | Ha | 1823
| 8
| 14,5
|
5 | Xây dựng hạ tầng cho các điểm dân cư T.trung ngoài điểm TĐC | Hộ | 2516 | 50 | 125,8 |
6 | Xây dựng hạ tầng cho các thị trấn | TT | 3 | 15 | 45 |
7 | Xây dựng trung tâm thị tứ | TT | 7 | 7 | 49 |
8 | Đào tạo nghề cho các hộ chuyển đổi ngành nghề | Hộ | 610 | 5 | 3 |
| Dự kiến phân chí nguồn vốn |
|
|
|
|
1 | Ngân sách trung ương |
|
|
| 583,2 |
2 | Ngân sách địa phương |
|
|
| 101,5 |
3 | Nhân dân đóng góp |
|
|
| 22 |
| Để biết |
|
|
|
|
- | Vốn xây dựng hạ tầng |
|
|
| 480,8 |
- | Vốn hỗ trợ trực tiếp cho hộ làm nhà ở và PTSX |
|
|
| 225,9 |
Ghi chú: Vốn trung ương gồm: Hỗ trợ xây dựng TĐC là 435 tỷ, XDHT tại các điểm dân cư tập trung 125,8 tỷ, hỗ trợ di chuyển, làm nhà ở, hỗ trợ đời sống cho các hộ biên giới 15,4tỷ, các hộ trên các tuyến trục chính 19 tỷ
Vốn địa phương gồm: Hỗ trợ sản xuất 14,5tỷ, thị trấn, thị tứ 94 tỷ, chuyển đổi nghề 3 tỷ
Vốn hạ tầng gồm: XDHT khu TĐC 261tỷ, khu dân cư tập trung 125,8 tỷ, thị trấn, thị tứ 94 tỷ, còn lại là vốn hỗ trợ trực tiếp cho hộ.
BIỂU 05
PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG BỐ TRÍ SẮP XẾP DÂN CƯ ĐẾN NĂM 2010 TRÊN CÁC TUYẾN GIAO THÔNG TRỤC CHÍNH
Tên huyện | ĐVT | Tổng số | Phân theo các đối tượng phải sắp xếp dân cư | ||||
Chuyển đổi nghề | Tái định cư | Thiên tai | Biên giới | Đối tượng khác | |||
Kỳ Sơn | Hộ | 496 |
|
|
| 466 | 30 |
Tương Dương | Hộ | 272 |
| 200 |
| 72 |
|
Con Cuông | Hộ | 0 |
|
|
|
|
|
Anh Sơn | Hộ | 330 | 100 |
|
|
| 230 |
Thanh Chương | Hộ | 674 | 170 |
| 256 |
| 248 |
Tân Kỳ | Hộ | 250 | 50 |
| 27 |
| 173 |
Nghĩa Đàn | Hộ | 270 | 100 |
| 121 |
| 49 |
Quỳ Hợp | Hộ | 590 | 140 | 400 |
|
| 50 |
Quỳ Châu | Hộ | 440 |
| 440 |
|
|
|
Quế Phong | Hộ | 934 | 50 | 700 |
| 78 | 106 |
Tổng cộng |
| 4256 | 610 | 1740 | 404 | 616 | 886 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.