ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 95/2006/QĐ-UBND | Nha Trang, ngày 25 tháng 12 năm 2006 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CẤP PHÁT KHÔNG THU TIỀN CÁC LOẠI GIỐNG CÂY LƯƠNG THỰC, VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP, MUỐI IỐT, VỞ HỌC SINH; BÁN CÁC MẶT HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ VẬN CHUYỂN TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG HÓA CHO ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 03/01/1998 của Chính phủ “Về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc”;
Căn cứ Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 03/01/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 về “Phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc”;
Căn cứ Nghị quyết số 22/2006/NQ-HĐND ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa IV, kỳ họp thứ 6 “Về chính sách cấp phát không thu tiền, trợ giá, trợ cước để bán hàng chính sách xã hội và mua sản phẩm sản xuất ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc giai đoạn 2006 - 2010”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Khánh Hòa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định cấp phát không thu tiền các loại giống cây lương thực, vật tư nông nghiệp, muối iốt, vở học sinh; bán các mặt hàng chính sách xã hội và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo giai đoạn 2006 - 2010”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa số 1571/2001/QĐ-UB ngày 07/5/2001 “Về chính sách trợ giá, trợ cước đối với đồng bào dân tộc các huyện, xã miền núi từ năm 2001 đến 2005”; Quyết định số 62/2002/QĐ-UB ngày 06/5/2002 “Về việc điều chỉnh Quyết định số 1571/2001/QĐ-UB ngày 07/05/2001”; Quyết định số 11/2003/QĐ-UB ngày 27/01/2003 “Về việc điều chỉnh Quyết định số 1571/2001/QĐ-UB ngày 07/5/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa”.
Các quy định tại Quyết định này được thực hiện từ ngày 01/01/2006 đến hết năm 2010.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc, Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Du lịch - Thương mại, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông - Vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CẤP PHÁT KHÔNG THU TIỀN CÁC LOẠI GIỐNG CÂY LƯƠNG THỰC, VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP, MUỐI IỐT, VỞ HỌC SINH; BÁN CÁC MẶT HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ VẬN CHUYỂN TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG HÓA CHO ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC Ở MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 95/2006/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy định này được áp dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào người Kinh thuộc đối tượng theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 của Quy định, có hộ khẩu thường trú tại các thôn xã miền núi, hải đảo vùng đồng bào dân tộc thuộc các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Ninh Hòa, Vạn Ninh và thị xã Cam Ranh (gọi tắt là các huyện, thị xã).
Điều 2. Các mặt hàng cấp phát không thu tiền từ nguồn kinh phí của Trung ương và địa phương gồm:
1. Các loại giống cây lương thực (lúa giống, bắp giống);
2. Phân bón NPK, thuốc trừ cỏ (để chăm sóc cây lúa nước);
3. Muối tinh có trộn iốt;
4. Vở học sinh.
Điều 3. Các mặt hàng được trợ giá và trợ cước vận chuyển khác
1. Các mặt hàng được trợ giá một phần, gồm:
a) Các loại giống cây ăn quả;
b) Cây công nghiệp dài ngày;
c) Cây dược liệu.
2. Các mặt hàng được trợ cước vận chuyển, gồm:
a) Các mặt hàng đã được xác định tại Điều 2; khoản 1 của Điều 3;
b) Mặt hàng gạo tẻ, dầu hỏa thắp sáng;
c) Các nông – lâm sản do nhân dân ở khu vực II sản xuất được.
1. Cấp bằng hiện vật cho các hộ gia đình, học sinh dân tộc thiểu số, đúng đối tượng, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng và đúng thời gian quy định.
2. Việc bán các mặt hàng chính sách xã hội, vận chuyển tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa, phải có thông báo và niêm yết công khai về giá bán, giá thu mua tại các điểm quy định để nhân dân tham gia giám sát, thực hiện.
CẤP PHÁT KHÔNG THU TIỀN CÁC MẶT HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHO MIỀN NÚI
Điều 5. Các mặt hàng cấp phát không thu tiền
1. Muối tinh có trộn iốt
a) Định mức cấp
Cấp 0,5 kg/khẩu/năm.
b) Đối tượng được cấp
Đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào người Kinh thuộc diện hộ nghèo (theo chuẩn nghèo của tỉnh) có hộ khẩu thường trú tại hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và các thôn, xã miền núi thuộc các huyện, thị xã đồng bằng.
2. Vở cho học sinh (loại vở từ 92 đến 96 trang)
a) Định mức cấp
- Học sinh tiểu học : 12 quyển/học sinh/ năm học;
- Học sinh trung học cơ sở : 17 quyển/học sinh/ năm học;
- Học sinh trung học phổ thông : 22 quyển/học sinh/năm học.
b) Đối tượng được cấp
- Học sinh phổ thông người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú tại hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh; các thôn, xã miền núi và vùng đồng bào dân tộc thuộc các huyện, thị xã đồng bằng;
- Học sinh phổ thông người Kinh thuộc diện hộ nghèo (theo chuẩn nghèo của tỉnh) đang học tại các trường phổ thông có hộ khẩu tại khu vực II, III miền núi và hải đảo.
3. Các loại giống lúa, bắp và phân bón NPK, thuốc trừ cỏ để chăm sóc cây lúa nước.
a) Định mức cấp hỗ trợ
- Các loại giống lúa nước, hỗ trợ : 160kg/ha/vụ;
- Giống lúa cạn, hỗ trợ : 120kg/ha/vụ;
- Các loại giống bắp, hỗ trợ : 20 kg/ha/vụ;
- Phân bón NPK, hỗ trợ : 120kg/ha/vụ;
- Thuốc trừ cỏ, hỗ trợ : 01 lít/ha/vụ.
b) Đối tượng được cấp hỗ trợ
Đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo (theo chuẩn hộ nghèo của tỉnh) có hộ khẩu thường trú tại hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và các thôn, xã miền núi thuộc các huyện, thị xã đồng bằng trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên diện tích gieo trồng được xác định hàng năm.
Điều 6. Đối với giống cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, cây dược liệu do nguồn kinh phí Trung ương trợ giá một phần và trợ cước vận chuyển để bán hỗ trợ cho nhân dân trồng cây lập vườn
1. Đối tượng được bán hỗ trợ
Tất cả các đối tượng có hộ khẩu thường trú ở các thôn, xã miền núi thuộc khu vực II, III được mua các loại cây giống nói trên ở các điểm bán trong khu vực để sản xuất.
2. Định mức bán hỗ trợ
Quy định số lượng cây giống bán hỗ trợ (được quy đổi bằng giá trị) cho mỗi hộ trồng cây lập vườn, như sau:
- Các loại giống cây ăn quả: kinh phí để mua cây giống (do nguồn Trung ương trợ giá) hỗ trợ cho mỗi hộ tối đa không quá 1.000.000 đồng/hộ/năm;
- Các loại cây công nghiệp dài ngày: kinh phí để mua cây giống (do nguồn Trung ương trợ giá) hỗ trợ cho mỗi hộ tối đa không quá 1.500.000 đồng/hộ/năm. Trên cơ sở hộ gia đình phải có đất để sản xuất. Mật độ gieo trồng của từng loại cây giống căn cứ theo quy định của ngành Nông nghiệp.
Điều 7. Các mặt hàng chính sách, xã hội trợ cước vận chuyển
1. Trợ cước vận chuyển gạo tẻ
a) Để bán lẻ cho tất cả các đối tượng đang sinh sống ở địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc.
b) Cự ly vận chuyển tối đa được áp dụng như sau:
- Đối với địa bàn huyện Khánh Sơn, thị xã Cam Ranh, cự ly được tính từ thị xã Cam Ranh đến các cửa hàng, quầy hàng thương mại miền núi;
- Đối với địa bàn huyện Khánh Vĩnh, huyện Diên Khánh, cự ly được tính từ huyện Diên Khánh đến các cửa hàng, quầy hàng thương mại miền núi;
- Đối với địa bàn huyện Ninh Hòa, cự ly được tính từ trung tâm huyện đến các cửa hàng, quầy hàng thương mại miền núi.
2. Trợ cước vận chuyển dầu hỏa vận chuyển thắp sáng: bán cho nhân dân ở vùng chưa có điện, định lượng bán cho mỗi hộ tối đa 10 lít/năm. Số lượng dầu hỏa quyết toán, căn cứ vào số lượng dầu bán ra thực tế hàng năm ở các địa bàn. Cự ly vận chuyển thực hiện như điểm b, khoản 1, Điều 8 quy định.
3. Cự ly trợ cước vận chuyển giấy vở học sinh được tính tại thành phố Nha Trang đến các điểm trường ở miền núi thuộc các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Ninh Hòa và thị xã Cam Ranh.
4. Cự ly vận chuyển giống cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hương liệu được tính như sau:
- Đối với cơ sở sản xuất giống cây trồng trong tỉnh cự ly vận chuyển được tính từ cơ sở sản xuất giống đến trung tâm các xã (hoặc thôn, bản) miền núi thuộc các huyện miền núi và các huyện, thị xã đồng bằng;
- Trường hợp mua giống ở các cơ sở sản xuất giống cây trồng ngoài tỉnh cự ly vận chuyển được áp dụng như sau: đối với địa bàn huyện Khánh Sơn, thị xã Cam Ranh, cự ly vận chuyển được tính từ trung tâm thị xã Cam Ranh đến trung tâm các xã (hoặc thôn, bản) miền núi. Đối với địa bàn huyện Khánh Vĩnh, huyện Diên Khánh, cự ly vận chuyển được tính từ trung tâm huyện Diên Khánh đến trung tâm các xã (hoặc thôn, bản) miền núi. Đối với địa bàn huyện Ninh Hòa, cự ly vận chuyển được tính từ trung tâm huyện Ninh Hòa đến trung tâm các xã (hoặc thôn, bản) miền núi.
5. Cự ly vận chuyển giống cây lương thực, vật tư nông nghiệp được tính như sau:
- Đối với cơ sở sản xuất và vật tư nông nghiệp trong tỉnh cự ly vận chuyển được tính từ cơ sở sản xuất đến trung tâm các xã (hoặc thôn, bản) miền núi thuộc các huyện miền núi và các huyện, thị xã đồng bằng;
- Trường hợp mua giống, vật tư nông nghiệp các cơ sở sản xuất ở ngoài tỉnh cự ly vận chuyển được áp dụng như sau: đối với địa bàn huyện Khánh Sơn, thị xã Cam Ranh cự ly vận chuyển được tính từ trung tâm thị xã Cam Ranh đến trung tâm các xã (hoặc thôn, bản) miền núi. Đối với địa bàn huyện Khánh Vĩnh, huyện Diên Khánh cự ly vận chuyển được tính từ trung tâm huyện Diên Khánh đến trung tâm các xã (hoặc thôn, bản) miền núi. Đối với địa bàn huyện Ninh Hòa, cự ly vận chuyển được tính từ trung tâm huyện Ninh Hòa đến trung tâm các xã (hoặc thôn, bản) miền núi;
6. Cự ly vận chuyển muối iốt: được tính từ thành phố Nha Trang đến trung tâm các xã (hoặc thôn, bản) miền núi thuộc các huyện miền núi và các huyện, thị xã đồng bằng.
Điều 8. Trợ cước vận chuyển các nông – lâm sản hàng hóa do nhân dân ở các thôn, xã miền núi thuộc khu vực II sản xuất được đưa đi tiêu thụ
1. Cự ly vận chuyển các nông – lâm sản hàng hóa tối đa, tính như sau:
- Thu mua nông – lâm sản hàng hóa trên địa bàn huyện Khánh Sơn và thị xã Cam Ranh: cự ly vận chuyển được tính từ các trung tâm cụm xã đến kho gần nhất của đơn vị ở thị xã Cam Ranh để tiêu thụ;
- Thu mua nông – lâm sản hàng hóa trên địa bàn các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Ninh Hòa: cự ly vận chuyển được tính từ các trung tâm cụm xã đến kho gần nhất của đơn vị ở thành phố Nha Trang để tiêu thụ.
2. Giá thu mua các nông – lâm sản hàng hóa: căn cứ vào mặt bằng giá cả cùng loại trên thị trường, cùng thời điểm để thu mua. Giá thu mua được Sở Tài chính hoặc phòng Tài chính các huyện giám sát, kiểm tra; đồng thời đơn vị phải niêm yết giá công khai tại các điểm quy định để nhân dân biết, thực hiện.
Điều 9. Mức giá hoặc khung giá bản lẻ, trợ cước vận chuyển các mặt hàng cung ứng, tiêu thụ cho miền núi
1. Hàng năm, Ban Dân tộc chủ trì cùng các ngành chức năng liên quan cấp tỉnh căn cứ vào các văn bản quy định của nhà nước và căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương để xây dựng “Đơn giá trợ giá, trợ cước vận chuyển” trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Trong trường hợp đơn giá trợ giá, trợ cước và cơ cấu giống cây trồng có thay đổi trong phạm vi kinh phí được phê duyệt, giao Ban Dân tộc phối hợp với Sở Tài chính, các cơ quan liên quan thống nhất lại đơn giá, cơ cấu giống cây trồng để triển khai thực hiện.
1. Hàng năm, trên cơ sở dự toán kinh phí hỗ trợ cho chính sách trợ giá trợ cước của Ban Dân tộc, Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối bổ sung kinh phí từ ngân sách địa phương cho chính sách (ngoài nguồn kinh phí của Trung ương) trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét đưa vào kế hoạch hàng năm.
2. Các đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách cấp phát không thu tiền các mặt hàng xã hội, giống cây lương thực, vật tư nông nghiệp và bán hỗ trợ các loại giống cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, cây hương liệu (tại Điều 6 và Điều 7) của Quy định này được hưởng chi phí tổ chức cấp phát 2% (hai phần trăm) trị giá hàng cấp phát và trợ giá.
3. Hàng năm, trong dự toán được phân bổ nguồn kinh phí thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước dành một khoản kinh phí để Ban Dân tộc phục vụ cho công tác tổ chức triển khai, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện cung ứng, cấp phát hàng hóa cho miền núi.
4. Ban Dân tộc có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan xây dựng danh mục sản xuất sản phẩm trong tỉnh được trợ cước vận chuyển để tiêu thụ hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
1. Ban Dân tộc
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã xác định nhu cầu về số lượng các mặt hàng chính sách cung ứng và các sản phẩm được trợ cước vận chuyển để xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị để triển khai, thực hiện việc cấp, bán và vận chuyển tiêu thụ các mặt hàng cho đồng bào miền núi.
- Theo dõi, tổng hợp tình hình, có sơ kết 06 tháng và tổng kết hàng năm việc thực hiện chính sách, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Tài chính
- Hướng dẫn các đơn vị phục vụ miền núi về hạch toán kế toán, kinh phí thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước đảm bảo rõ ràng, minh bạch; định kỳ kiểm tra sổ sách, chứng từ và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh 06 tháng một lần.
- Thanh quyết toán: các đơn vị địa phương sử dụng nguồn kinh phí trợ giá, trợ cước phải thu thập đầy đủ các chứng từ, hóa đơn hợp lệ theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn của Sở Tài chính để quyết toán. Báo cáo quyết toán hàng năm sau khi đã được phòng Tài chính các huyện, thị xã thẩm định phê duyệt quyết toán gửi về Ban Dân tộc và Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban dân tộc và Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Sở Du lịch - Thương mại
Xây dựng phương án thu mua các sản phẩm hàng hóa của nhân dân các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thuộc khu vực II, III sản xuất để được tiêu thụ.
4. Sở Giao thông - Vận tải
Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã rà soát và công bố phân loại các tuyến đường trong tỉnh hàng năm để làm cơ sở tính đơn giá trợ cước vận chuyển áp dụng cho chính sách.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã xác định cơ cấu các loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, tập quán canh tác của đồng bào ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc.
- Xác định định mức gieo trồng các loại giống cây trồng; có trách nhiệm kiểm tra, giám sát chất lượng các loại giống cung ứng cho miền núi.
- Chỉ đạo đơn vị trực thuộc cung ứng các loại giống có chất lượng tốt, năng suất cao cho miền núi. Gắn việc cung ứng giống với việc hướng dẫn đồng bào ở các thôn xã miền núi gieo trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật mang lại hiệu quả cao trong sản xuất trên địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.