THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 95/2006/QĐ-TTG | Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TRỢ LÝ BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 21/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 228-CP ngày 14/12/1992 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về chế độ trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| THỦ TƯỚNG |
QUY CHẾ
TRỢ LÝ BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 95 /2006/QĐ-TTg ngày 03 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
Chương 1:
NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 1. Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (sau đây gọi tắt là Trợ lý Bộ trưởng) là một chức danh được bổ nhiệm gắn với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công tác của ngành ngoại giao.
Điều 2. Việc lựa chọn và bổ nhiệm Trợ lý Bộ trưởng phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, góp phần đào tạo bồi dưỡng nguồn cán bộ lãnh đạo Bộ Ngoại giao.
Chương 2:
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TRỢ LÝ BỘ TRƯỞNG
Điều 3. Trợ lý Bộ trưởng có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) về một số lĩnh vực theo yêu cầu của Bộ trưởng;
2. Được Bộ trưởng ủy quyền xử lý công việc, theo dõi hoạt động một số lĩnh vực công tác;
3. Trong công tác, được uỷ quyền thay mặt Lãnh đạo Bộ trình bày ý kiến của Bộ thuộc phạm vi công tác được giao với chức danh Trợ lý Bộ trưởng;
4. Được Bộ trưởng cử đi công tác trong và ngoài nước với danh nghĩa Phái viên của Bộ trưởng, làm Trưởng đoàn quan chức cấp cao (SOM) tại các hội nghị quốc tế hoặc tham gia các hoạt động đối ngoại quan trọng;
5. Được mời tham dự, phát biểu ý kiến tại các cuộc họp của Lãnh đạo Bộ bàn về những vấn đề thuộc phạm vi công tác được giao.
Điều 4. Trợ lý Bộ trưởng không được ký thay Bộ trưởng các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng.
Chương 3:
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ ĐÃI NGỘ CỦA TRỢ LÝ BỘ TRƯỞNG
Điều 5. Chế độ làm việc
Trợ lý Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc thực hiện những nhiệm vụ được giao.
Điều 6. Chế độ đãi ngộ
1. Trợ lý Bộ trưởng được hưởng phụ cấp trách nhiệm tương đương cấp Tổng cục trưởng thuộc Bộ (hệ số 1,25).
2. Trợ lý Bộ trưởng có cán bộ giúp việc, được trang bị các phương tiện làm việc theo yêu cầu công tác và điều kiện cụ thể của Bộ Ngoại giao.
Chương 4:
TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN, THỜI HẠN BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM TRỢ LÝ BỘ TRƯỞNG
Điều 7. Người được bổ nhiệm Trợ lý Bộ trưởng phải đang giữ chức vụ Trưởng đơn vị trực thuộc Bộ và trong diện quy hoạch Thứ trưởng, đồng thời còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có tín nhiệm cao và đã liên tục công tác trong ngành ngoại giao ít nhất 10 năm;
2. Không quá 50 tuổi và có đủ sức khoẻ để đảm nhiệm công tác;
3. Trình độ lý luận chính trị cao cấp.
Điều 8. Số lượng Trợ lý Bộ trưởng được căn cứ theo yêu cầu công tác và không quá 03 (ba) người.
Điều 9. Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm Trợ lý Bộ trưởng tối đa là 5 năm; khi hết thời hạn sẽ xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.
Điều 10. Trợ lý Bộ trưởng miễn nhiệm khi:
- Không còn yêu cầu đối với chức danh Trợ lý Bộ trưởng;
- Trợ lý Bộ trưởng được giao nhiệm vụ khác;
- Không còn đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn Trợ lý Bộ trưởng.
Chương 5:
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC BỔ NHIỆM TRỢ LÝ BỘ TRƯỞNG
Điều 11. Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Trợ lý Bộ trưởng theo qui trình và quy chế bổ nhiệm cán bộ của Bộ Ngoại giao.
Điều 12. Quyết định bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Trợ lý Bộ trưởng được báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo đến tất cả các Bộ, Ban, ngành hữu quan, các Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, đại diện các tổ chức quốc tế đóng tại Hà nội.
Chương 6:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu cần thiết, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung.
| THỦ TƯỚNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.