ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 94/2005/QĐ-UB | Đà Lạt, ngày 04 tháng 05 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V THÀNH LẬP BỘ PHẬN TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ TRẢ KẾT QUẢ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ " MỘT CỬA" TẠI UBND TỈNH LÂM ĐỒNG.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND&UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế " một cửa" tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương;
- Theo đề nghị của Sở Nội vụ và Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1
1. Thành lập Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả để giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế " một cửa" tại UBND tỉnh Lâm Đồng và được gọi tắt là "Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả".
2. " Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả" trực thuộc UBND tỉnh, do một Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp theo dõi, chỉ đạo và một Phó Văn phòng UBND tỉnh trực tiếp phụ trách, điều hành.
3. " Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả" làm việc tại Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng, địa chỉ số 4 Trần Hưng Đạo, thành phố Đà Lạt.
Điều 2: Nhiệm vụ, quyền hạn của " Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả":
1. Tiếp nhận các hồ sơ, chuyển giao cho sở, ngành chức năng để thẩm định, tham mưu UBND tỉnh quyết định đối với các thủ tục hành chính được giải quyết theo cơ chế " một cửa" tại UBND tỉnh Lâm Đồng. "Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả" thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả vào các sáng thứ 3, thứ 4 và thứ 5 hàng tuần; thời gian còn lại trong tuần, tập trung theo dõi, xử lý hồ sơ.
2. Được thừa uỷ quyền Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc các sở, ngành liên quan trong việc giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế " một cửa" đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước, trả kết quả đúng thời hạn.
3. Được sử dụng con dấu của Văn phòng UBND tỉnh trong phiếu biên nhận hồ sơ, phiếu theo dõi luân chuyển hồ sơ, biên lai thu lệ phí.
4. Phó Văn phòng UBND tỉnh phụ trách " Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả" được ký thừa lệnh Chủ tịch UBND tỉnh đối với các văn bản của UBND tỉnh đôn đốc, nhắc nhở các sở, ngành trong giải quyết các thủ tục hành chính thuộc phạm vi giải quyết của "Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả,
Điều 3: Tổ chức, biên chế, kinh phí hoạt động của " Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả".
1. Tổ chức, biên chế:
" Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả" ngoài Phó Văn phòng UBND tỉnh trực tiếp phụ trách, điều hành; còn có: 02 chuyên viên chuyên trách của Văn phòng UBND tỉnh, trong đó:
+ 01 chuyên viên được uỷ quyền của người phụ trách " Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả" điều hành công việc khi người phụ trách đi vắng; trực tiếp làm công tác xúc tiến đầu tư, hướng dẫn các thủ tục, trình tự xin chủ trương đầu tư, phê duyệt các dự án đầu tư không sử dụng ngân sách Nhà nước.
+ 01 chuyên viên trực tiếp theo dõi việc tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, trả kết quả.
- Cán bộ trưng dụng của các Sở Kế hoạch và đầu tư, Tài nguyên và môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn ( mỗi sở 01 chuyên viên) để tiếp nhận hồ sơ và theo dõi việc giải quyết các thủ tục thuộc phạm vi nhiệm vụ của sở mình và phối hợp tham gia giải quyết một số nhiệm vụ khác của " Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả" do người phụ trách phân công.
Các chuyên viên làm việc tại " Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chịu sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của người phụ trách.
2. Kinh phí hoạt động; Sử dụng trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Văn phòng UBND tỉnh không gồm kinh phí trả lương và các khoản phụ cấp, công tác phí cho cán bộ trưng dụng của các Sở.
Điều 4: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ quyết định thi hành kể từ ngày ký./.
| T.M UBND TỈNH LÂM ĐỒNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.