ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 929/QĐ-UBND | Hậu Giang, ngày 22 tháng 6 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ LẬP KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG ĐẾN 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Công văn số 239/UBND-KTTH ngày 24 tháng 02 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang V/v chủ trương thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về bảo vệ môi trường năm 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 224/TTr-STNMT ngày 03 tháng 6 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt dự án “Điều tra, đánh giá hiện trạng và lập kế hoạch hành động đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến 2020, định hướng đến 2030”, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu:
- Điều tra, đánh giá chính xác hiện trạng đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh, phát hiện các nguy cơ gây suy giảm đa dạng sinh học.
- Xây dựng Kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Kinh phí thực hiện: 506.864.000 đồng.
4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ:
4.1. Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh tập trung ở các vùng đất ngập nước và các khu vực có tính đa dạng sinh học cao:
a) Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng:
Tại Khu ghi nhận được 350 loài thực vật bậc cao của 236 chi thuộc 89 họ trong 04 ngành chính là ngành Dương xỉ (Polipoiophyta), ngành Thiên tuế (Cyadophyta), ngành Thông (Lycopodiophyta) và ngành Hạt kín (Magnophyta).
Hệ động vật có xương sống ghi nhận được 206 loài động vật với 80 họ, 156 chi thuộc 5 lớp (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú) của ngành Động vật có xương sống (Chordata). Trong 206 loài, có 9 loài chim quý hiếm cần được bảo vệ là bạc má, cà cuốc, cò ốc, giang sen, cò lạo xám, ác là,... và các loài thú như dơi chó, rái móng, chồn mực, cáo mèo cùng các loài quý hiếm khác như càng đước, cua đinh, rùa vàng, ếch giun, cá còm.
Khu hệ động vật không xương sống ghi nhận được 45 loài côn trùng thuộc 7 họ, 2 bộ. Trong đó, đã 04 loài chuồn chuồn (Odonata, Anisoptera) xếp trong danh lục Sách Đỏ IUCN thế giới với mức độ LC (Least Concern) là: Brachythemis contaminata, Crocothemis servilia, Neurothemis fluctuans và Orthetrum sabina
Khu hệ thủy sinh vật ghi nhận được tổng số 216 loài; Trong đó có 80 loài thực vật phiêu sinh, 30 loài tảo Silic bám, 64 loài động vật phiêu sinh, 13 loài động vật đáy và 29 loài tuyến trùng.
b) Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân:
Tại khu vực vườn chim trong Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân có 22 loài thú; 10 loài lưỡng cư, 19 loài bò sát; 75 loài chim đã về sinh sống trú ngụ với tổng đàn khoảng 9.000 cá thể; trong đó có 03 loài quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam là chim Cổ Rắn (Anhingar melanogaster), cò Nhạn (Ardea oscitans) và Giang Sen (Tantalus leucocephalus).
Khu hệ động vật không xương sống ghi nhận được 38 loài; trong đó có 05 loài chuồn chuồn (Odonata, Anisoptera) xếp trong Sách Đỏ IUCN với mức độ LC (Least Concern) là: Brachythemis contaminata, Crocothemis servilia, Neurothemis tullia, Neurothemis fluctuans, Orthetrum sabina.
Khu hệ thủy sinh vật có tổng số 103 loài; trong đó có 17 loài thực vật phiêu sinh, 21 loài tảo Silic bám, 30 loài động vật phiêu sinh, 18 loài động vật đáy và 17 loài tuyến trùng.
c) Khu du lịch sinh thái Việt Úc:
Tại Khu du lịch sinh thái Việt Úc ghi nhận được 16 loài thú; 98 loài chim; 13 loài bò sát; 7 loài lưỡng cư và 14 loài cá.
Khu hệ động vật không xương sống ghi nhận được 31 loài thuộc 6 họ, 2 bộ. Trong đó, có 04 loài chuồn chuồn (Odonata, Anisoptera) xếp trong danh lục Sách Đỏ IUCN với mức độ LC (Least Concern) là: Brachythemis contaminata, Neurothemis tullia, Neurothemis fluctuans.
Khu hệ thủy sinh vật ghi nhận được tổng số 120 loài; trong đó có 34 loài thực vật phiêu sinh, 19 loài tảo Silic bám, 42 loài động vật phiêu sinh, 5 loài động vật đáy và 20 loài tuyến trùng.
d) Khu Lâm ngư thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ:
Tại Khu lâm ngư ghi nhận được 16 loài thú; 7 loài lưỡng cư, 12 loài bò sát; 73 loài chim và 7 loài cá.
Khu hệ động vật không xương sống ghi nhận được 20 loài; Trong đó, có 02 loài chuồn chuồn (Odonata, Anisoptera) xếp trong danh lục Sách Đỏ IUCN thế giới 2015 với mức độ LC (Least Concern) là: Crocothemis servilia, Orthetrum sabina.
Khu hệ thủy sinh vật ghi nhận được tổng số 159 loài; trong đó có 65 loài thực vật phiêu sinh, 20 loài tảo Silic bám, 52 loài động vật phiêu sinh, 5 loài động vật đáy và 17 loài tuyến trùng.
e) Khu thực nghiệm Hòa An:
Tại Khu Thực nghiệm Hòa An ghi nhận được 16 loài thú; 9 loài lưỡng cư, 18 loài bò sát; 90 loài chim và 13 loài cá.
Khu hệ động vật không xương sống ghi nhận được 22 loài; Trong đó, có 02 loài chuồn chuồn (Odonata, Anisoptera) xếp trong danh lục Sách Đỏ IUCN thế giới 2015 với mức độ LC (Least Concern) là: Neurothemis fluctuans, Orthetrum sabina.
Khu hệ thủy sinh vật ghi nhận được tổng số 118 loài; trong đó có 30 loài thực vật phiêu sinh, 18 loài tảo Silic bám, 50 loài động vật phiêu sinh, 6 loài động vật đáy và 14 loài tuyến trùng.
4.2. Xây dựng Kế hoạch hành động đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến 2020, định hướng đến 2030.
- Mục tiêu đến năm 2020:
+ Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên cạn.
+ Bảo tồn và phát triển các vùng đa dạng sinh học đất ngập nước.
+ Sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật.
+ Tăng cường quản lý Nhà nước ở địa phương về đa dạng sinh học.
- Định hướng đến năm 2030:
+ Xây dựng các kế hoạch bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững đa dạng sinh học về giống, loài, nguồn gen, sinh vật và hệ sinh thái của tỉnh Hậu Giang.
+ Nâng cao trình độ, nhận thức và năng lực quản lý đa dạng sinh học cho 100% cán bộ phụ trách trực tiếp.
+ Nâng cao nhận thức của nhân dân, cộng đồng về tầm quan trọng, giá trị của nguồn tài nguyên, tham gia bảo tồn, sử dụng đa dạng sinh học.
+ Bảo đảm ứng phó với những thách thức thường xuyên do thiên tai và những thách thức từ phía con người nhằm bảo tồn các khu vực đa dạng sinh học quan trọng.
+ Xây dựng chương trình quan trắc về đa dạng sinh học thường xuyên đối với những khu vực trọng yếu có tầm quan trọng có liền kề với khu vực phát triển kinh tế - xã hội.
+ Hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách bảo tồn đa dạng sinh học ở Hậu Giang phù hợp với đa dạng sinh học, qui hoạch, chiến lược đa dạng sinh học quốc gia và kế hoạch hành động đa dạng sinh học của tỉnh.
- Giai đoạn 2016 - 2020 ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý đa dạng sinh học và an toàn sinh học.
+ Lập quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Hậu Giang đến năm 2030.
+ Thực hiện các chương trình truyền thông đa dạng sinh học, phổ biến và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học, giáo dục pháp luật về đa dạng sinh học.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện đúng theo quy định.
Điều 3. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Tài chính; Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân; Chủ tịch UBND huyện Vị Thủy, Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.