BỘ CÔNG NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 92/2004/QĐ-BCN | Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CHUYỂN TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGHỀ MỎ VÀ XÂY DỰNG TRỰC THUỘC CÔNG TY THAN NỘI ĐỊA VỀ TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY THAN VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;
Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định chuyển Trường Đào tạo nghề mỏ và xây dựng trực thuộc Công ty Than Nội Địa về là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng công ty Than Việt Nam (tại Công văn số 4551/VPCP-ĐMDN ngày 01 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ);
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Than Việt
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chuyển Trường Đào tạo nghề mỏ và xây dựng (sau đây gọi là Trường) trực thuộc Công ty Than Nội Địa về trực thuộc Tổng công ty Than Việt
Trụ sở chính đặt tại: xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Điều 2. Trường là đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc nhà nước, có con dấu (kể cả con dấu nổi và con dấu thu nhỏ) để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Trường có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Đào tạo và bồi dưỡng công nhân kỹ thuật thuộc các ngành nghề kỹ thuật mỏ, khoan, sắt, cắt gọt kim loại và điện; vận hành và sửa chữa máy thi công, máy bơm, máy nén, quạt, điện, lò hơi, tua bin và xe máy; lái xe các hạng; sản xuất vật liệu xây dựng.
2. Xây dựng dân dụng và công nghiệp.
3. Vận hành và sửa chữa thiết bị xi măng.
4. Đào tạo bổ túc văn hoá.
5. Liên kết đào tạo tại chức các trình độ kỹ thuật chuyên ngành.
6. Bồi dưỡng cán bộ chỉ huy sản xuất cấp phân xưởng và bồi dưỡng nâng bậc thợ.
7. Đào tạo định hướng cho người lao động Việt
8. Khai thác, chế biến và tiêu thụ than.
9. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định của Nhà nước và phân cấp quản lý của Tổng công ty Than Việt
Điều 4. Cơ cấu tổ chức và quy mô đào tạo.
1. Cơ cấu tổ chức, bao gồm:
a) Lãnh đạo:
- Hiệu trưởng;
- Các Phó Hiệu trưởng.
b) Các bộ phận nghiệp vụ.
c) Các khoa và bộ môn.
d) Các bộ phận phục vụ, dịch vụ và sản xuất.
2. Quy mô đào tạo của Trường từ 1000 đến 1.200 học sinh.
Điều 5. Tổng Giám đốc Tổng công ty Than Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; ban hành Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trường và các quy định quản lý có liên quan khác theo quy định tại Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Tổng công ty Than Việt Nam và Điều lệ trường dạy nghề ban hành kèm theo Quyết định số 775/2001/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 8 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Điều 6. Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Than Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo việc bàn giao và tiếp nhận nguyên trạng cơ sở vật chất, tài sản, vốn và lao động của Trường từ Công ty Than Nội Địa về Tổng công ty Than Việt Nam theo các thủ tục quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 7. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 18/2000/QĐ-BCN ngày 05 tháng 4 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc chuyển Trường Đào tạo nghề mỏ và xây dựng là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Than Việt Nam về trực thuộc Công ty Than Nội Địa.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Tổng công ty Than Việt Nam, Giám đốc Công ty Than Nội Địa, Hiệu trưởng Trường Đào tạo nghề mỏ và xây dựng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.