ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 915/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 26 tháng 02 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG, NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO HỘI VIÊN NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VỀ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 109/2018/NĐ-CP NGÀY 29/8/2018 CỦA CHÍNH PHỦ, GIAI ĐOẠN 2019-2023
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;
Căn cứ Kế hoạch số 01-KH/TU ngày 31/3/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020;
Theo đề nghị của Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng tại Công văn số 108-CV/HNDT, ngày 14 tháng 02 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho Hội viên nông dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng về nông nghiệp hữu cơ theo Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ, giai đoạn 2019-2023.
Điều 2. Giao Hội Nông dân thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch đạt hiệu quả.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND các quận, huyện; thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG, NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO HỘI VIÊN NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VỀ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 109/2018/NĐ-CP NGÀY 29/8/2018 CỦA CHÍNH PHỦ, GIAI ĐOẠN 2019-2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2019 của Chủ tịch UBND thành phố)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp, tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết sự tăng trưởng của cây trồng, và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc;
- Tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức của nông dân về sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe, lợi ích cộng đồng;
- Cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại và có chất lượng cao;
- Đảm bảo, duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất, củng cố các chu kỳ sinh học trong sản xuất, đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa, đa dạng các vụ mùa và các loại vật nuôi, phù hợp với điều kiện địa phương;
- Tăng cường trách nhiệm trong công tác phối hợp và công tác quản lý nhà nước về thực hiện Nghị định số 109/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Yêu cầu:
- Các cấp Hội Nông dân thực hiện tốt vai trò trung tâm, nòng cốt trong tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện.
- Nâng cao trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp hội và hội viên Hội nông dân trong tuyên truyền, vận động, thực hiện việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
- Từng bước xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
II. NỘI DUNG:
1. Phổ biến, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của nông dân về nông nghiệp hữu cơ
a) Nội dung:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tuyên truyền, tập huấn kiến thức, nâng cao nhận thức của hội viên nông dân về nông nghiệp hữu cơ;
- Chủ trì, phối hợp đào tạo, tập huấn, hỗ trợ hội viên nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ;
- Phối hợp với báo chí, đài phát thanh, truyền hình, các phương tiện tuyên truyền của Hội; tuyên truyền qua các hội nghị, sinh hoạt chi tổ, hội...
- Phát hiện và tuyên dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến, có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn.
b) Thời gian thực hiện: hằng năm (giai đoạn 2019-2023)
2. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương triển khai xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn
Giai đoạn 2019-2023, hằng năm xây dựng từ 02-04 mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, gồm:
- Mô hình trồng trọt theo hướng hữu cơ;
- Mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước trong dự toán giao hàng năm cho các đơn vị và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hội Nông dân thành phố
- Hằng năm, cùng thời gian quy định về lập dự toán ngân sách nhà nước, xây dựng dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện kế hoạch có hiệu quả.
- Định kỳ quý, 06 tháng, năm báo cáo kết quả thực hiện về Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Sở Tài chính
- Hằng năm, vào thời điểm xây dựng ngân sách nhà nước, trên cơ sở dự toán của Hội Nông dân thành phố, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính kiểm tra, tổng hợp vào dự toán ngân sách thành phố, báo cáo UBND thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố phê duyệt.
- Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí theo đúng quy định.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Hội Nông dân thành phố để tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND thành phố xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.