BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 914/QĐ-BKHĐT | Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Luật tố cáo số 03/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật tố cáo;
Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo;
Căm cứ Quyết định số 676/QĐ-BKH ngày 25 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Quyết định số 357/QĐ-BKHĐT ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 676/QĐ-BKH ngày 25 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy chế giải quyết tố cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế các quy định về giải quyết tố cáo tại Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo Quyết định số 712/QĐ-BKH ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 3. Chánh thanh tra Bộ, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo Đấu thầu, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thống kê, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp) thuộc Viện Chiến lược phát triển, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Cục trưởng Cục Thống kê chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
QUY CHẾ
GIẢI QUYẾT TỐ CÁO CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 914/QĐ-BKHĐT ngày 22 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này quy định cụ thể một số nội dung về giải quyết tố cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi tắt là Bộ):
a) Thẩm quyền giải quyết tố cáo;
b) Trình tự tiếp nhận và xử lý tố cáo;
c) Quản lý công tác giải quyết tố cáo.
2. Các nội dung khác thực hiện theo quy định của Luật tố cáo và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Các đơn vị thuộc Bộ được phân cấp quản lý cán bộ bao gồm: Tổng cục Thống kê; Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; Viện Chiến lược phát triển; Cục Đầu tư nước ngoài; Cục Quản lý đấu thầu; Cục Phát triển doanh nghiệp; Cục Quản lý đăng ký kinh doanh; Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia; Báo Đầu tư; Tạp chí Kinh tế và Dự báo; Trung tâm Tin học; Học viện Chính sách và Phát triển; Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng; Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Các đơn vị không được phân cấp quản lý cán bộ bao gồm: Văn phòng Bộ; Thanh tra Bộ; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân; Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ; Vụ Tài chính, tiền tệ; Vụ Kinh tế công nghiệp; Vụ Kinh tế nông nghiệp; Vụ Kinh tế dịch vụ; Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị; Vụ Quản lý các khu kinh tế, Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư; Vụ Kinh tế đối ngoại; Vụ Lao động, văn hóa, xã hội; Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường; Vụ Quản lý quy hoạch; Vụ Quốc phòng, an ninh; Vụ Hợp tác xã; Vụ Pháp chế; Vụ Thi đua - Khen thưởng; Tạp chí Khu Công nghiệp Việt Nam; Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ Kinh tế - Kế hoạch.
3. Tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
4. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
5. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
6. Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo.
7. Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.
8. Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
9. Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo.
Chương II
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Điều 3. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
1. Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức từ cấp Trưởng phòng và tương đương trở xuống thuộc Cục Thống kê.
2. Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh có trách nhiệm giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức từ Phó trưởng phòng và tương đương trở xuống thuộc cơ quan Cục.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê có trách nhiệm giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức từ cấp Vụ trưởng và tương đương trở xuống thuộc cơ quan Tổng cục Thống kê; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thông kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp trưởng, cấp phó của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Thống kê.
4. Bộ trưởng có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức tại các đơn vị thuộc Bộ không được phân cấp quản lý cán bộ; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng các đơn vị không được phân cấp quản lý cán bộ; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng các đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ; Trưởng phòng cơ quan Cục, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Đầu tư nước ngoài, Cục Quản lý đấu thầu, Cục Phát triển doanh nghiệp, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.
Giao Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng xem xét, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức tại đơn vị không được phân cấp quản lý cán bộ; Trưởng phòng cơ quan Cục, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Đầu tư nước ngoài, Cục Quản lý đấu thầu, Cục Phát triển doanh nghiệp, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.
Giao Chánh thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ giúp Bộ trưởng xem xét, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ.
Điều 4. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức trong các đơn vị sự nghiệp
1. Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Thống kê, Viện Chiến lược phát triển, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia có trách nhiệm giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ của viên chức từ cấp Trưởng phòng và tương đương trở xuống thuộc đơn vị mình.
2. Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia có trách nhiệm giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ của viên chức từ cấp trưởng ban và tương đương trở xuống thuộc đơn vị mình và Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
3. Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh có trách nhiệm giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ của viên chức từ Phó thủ trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc trở xuống thuộc Cục Đầu tư nước ngoài, Cục Quản lý đấu thầu, Cục Phát triển doanh nghiệp, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.
4. Tổng biên tập Báo Đầu tư, Tổng biên tập Báo Đấu thầu, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Giám đốc Trung tâm Tin học và Giám đốc Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trực thuộc Bộ có trách nhiệm giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ của viên chức từ cấp Trưởng phòng, ban và tương đương trở xuống thuộc đơn vị mình.
5. Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng có trách nhiệm giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ của viên chức từ cấp Trưởng; khoa, phòng và tương đương trở xuống thuộc đơn vị mình.
6. Bộ trưởng có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ của viên chức thuộc Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ Kinh tế - Kế hoạch.
Giao Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì phối hợp với Thủ trưởng đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng xem xét, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý đối với các tố cáo nêu tại khoản này.
Điều 5. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức
1. Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp ký kết hợp đồng lao động và quản lý trực tiếp những người có ký hợp đồng lao động có trách nhiệm giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có hợp đồng lao động của đơn vị mình.
2. Người được giao đại diện cho phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp trực thuộc Tổng cục Thống kê có trách nhiệm giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ của người lao động trong doanh nghiệp.
3. Giám đốc Ban quản lý các dự án thuộc Bộ có trách nhiệm giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ của thành viên Ban quản lý dự án.
Điều 6. Thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê
1. Cục trưởng Cục Thống kê có trách nhiệm giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Cục Thống kê.
2. Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh có trách nhiệm giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Cục.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê có trách nhiệm giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Tổng cục Thống kê, trừ những tố cáo thuộc thẩm quyền của người được quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Bộ trưởng có trách nhiệm giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Bộ, trừ những tố cáo thuộc thẩm quyền của người được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Thanh tra Bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng giải quyết tố cáo nêu tại khoản này.
Điều 7. Trách nhiệm của Chánh thanh tra Bộ
Chánh thanh tra Bộ có trách nhiệm sau đây:
1. Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng khi được giao;
2. Xem xét, kết luận việc giải quyết; tố cáo mà Thủ trưởng các đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Bộ trưởng xem xét, giải quyết lại.
Điều 8. Trách nhiệm giải quyết tố cáo tiếp của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia có trách nhiệm:
1. Giải quyết các vụ việc tố cáo tiếp đối với các tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục trưởng Cục Thống kê, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
2. Giải quyết tố cáo mà Cục trưởng Cục Thống kê, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì xem xét, giải quyết lại.
Điều 9. Trách nhiệm xử lý, giải quyết các tố cáo có nội dung liên quan đến trách nhiệm của nhiều đơn vị trong Bộ
Tố cáo liên quan đến trách nhiệm giải quyết; của nhiều đơn vị, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện nội dung liên quan đến nội dung tố cáo có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan giải quyết; Trường hợp không xác định được cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện nội dung liên quan đến nội dung tố cáo, Bộ trưởng sẽ giao cho một đơn vị chủ trì giải quyết.
Chương III
TIẾP NHẬN, XỬ LÝ VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Điều 10. Tiếp nhận tố cáo
1. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm giải quyết tố cáo quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Quy chế này có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý các tố cáo gửi trực tiếp đến đơn vị mình.
2. Văn phòng Bộ có trách nhiệm tiếp nhận các đơn tố cáo gửi đến Bộ, trình Lãnh đạo Bộ và chuyển các đơn tố cáo đến các đơn vị theo thẩm quyền quy định tại Mục II Quy chế này.
Văn phòng Bộ phối hợp với Thanh tra Bộ tiếp nhận các tố cáo trực tiếp và trình Lãnh đạo Bộ chuyển các tố cáo đến các đơn vị theo thẩm quyền quy định tại Mục II Quy chế này.
3. Các đơn vị không được phân cấp quản lý cán bộ khi nhận được tố cáo chuyển trực tiếp đến người có trách nhiệm xem xét, xử lý.
Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ thì có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Bộ để chuyển tố cáo đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ nhưng không thuộc trách nhiệm của mình thì báo cáo Lãnh đạo Bộ chuyển tố cáo đến đơn vị có trách nhiệm để giải quyết theo quy định.
Trường hợp thuộc trách nhiệm của đơn vị mình thì báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét giải quyết.
4. Thời hạn xử lý tố cáo như sau:
a) Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày;
b) Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì thời hạn xử lý tố cáo không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tố cáo; Trường hợp phức tạp không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tố cáo.
Điều 11. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo
Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương 3 Luật tố cáo, Điều 32 và Điều 33 Luật tố cáo, Mục 3 Chương II Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo và Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo.
Chương IV
QUẢN LÝ, THEO DÕI, BÁO CÁO CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Điều 12. Quản lý công tác giải quyết tố cáo
Các đơn vị thuộc Bộ và các đơn vị trực thuộc các đơn vị thuộc Bộ có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm:
1. Ghi “Sổ theo dõi” khi tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo theo các nội dung sau:
a) Ngày, tháng, năm tố cáo;
b) Ngày, tháng, năm tiếp nhận tố cáo;
c) Tên, địa chỉ của người bị tố cáo;
d) Nội dung tố cáo;
đ) Số lần tiếp nhận đơn, cơ quan đã thụ lý giải quyết.
2. Các Cục Thống kê, các đơn vị trực thuộc Tổng cục Thống kê có trách nhiệm giải quyết tố cáo có trách nhiệm gửi kết quả xử lý, giải quyết tố cáo cho Tổng cục Thống kê để theo dõi, tổng hợp báo cáo.
Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện Chiến lược phát triển, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia có trách nhiệm gửi kết quả xử lý, giải quyết tố cáo cho Viện Chiến lược phát triển, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia để theo dõi, tổng hợp báo cáo.
Các đơn vị thuộc Bộ, Báo Đấu thầu có trách nhiệm gửi kết quả xử lý, giải quyết tố cáo cho Thanh tra Bộ để theo dõi, tổng hợp báo cáo.
3. Lập hồ sơ giải quyết tố cáo theo quy định tại Điều 29 Luật tố cáo.
Điều 13. Báo cáo công tác giải quyết tố cáo
1. Định kỳ Quý I, 06 tháng, 09 tháng, năm, các đơn vị, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả xử lý, giải quyết tố cáo tới Thanh tra Bộ để tổng hợp, báo cáo chung.
a) Báo cáo công tác xử lý, giải quyết tố cáo Quý I trước ngày 15 tháng 3 hàng năm;
b) Báo cáo công tác xử lý, giải quyết tố cáo 06 tháng đầu năm trước ngày 15 tháng 6 hàng năm;
c) Báo cáo công tác xử lý, giải quyết tố cáo 09 tháng đầu năm trước ngày 15 tháng 9 hàng năm;
d) Báo cáo công tác xử lý, giải quyết tố cáo cả năm trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.
2. Đề cương, biểu mẫu báo cáo theo Phụ lục 1 và Phụ lục 2 kèm theo Quy chế này.
3. Kết quả giải quyết tố cáo của các Cục Thống kê, các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thống kê được gửi cho Tổng cục Thông kê để tổng hợp chung kết quả của Tổng cục Thống kê.
Kết quả giải quyết tố cáo của các đơn vị sự nghiệp thuộc Viện Chiến lược phát triển, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia được gửi cho Viện Chiến lược phát triển, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia để tổng hợp kết quả.
Điều 14. Trách nhiệm của Thanh tra Bộ trong công tác giải quyết tố cáo
1. Trình Bộ trưởng ký ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật Tố cáo.
2. Phối hợp với các đơn vị có liên quan mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về giải quyết tố cáo.
3. Kiểm tra việc thực hiện Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác giải quyết tố cáo, báo cáo Bộ trưởng những khó khăn, vướng mắc, đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thực hiện tốt Luật tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giải quyết tố cáo, người tố cáo có công trong việc ngăn chặn thiệt hại cho nhà nước, tổ chức, cá nhân thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Luật Tố cáo thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Tổ chức thực hiện
Các tổ chức, cá nhân thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện Quy chế nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Thanh tra Bộ để tổng hợp, nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung./.
PHỤ LỤC 1
ĐỀ CƯƠNG
Báo cáo công tác xử lý và giải quyết tố cáo (Quý I, 6 tháng, 9 tháng, cả năm)
1. Tiếp nhận và xử lý đơn thư tố cáo
a) Tổng số đơn tố cáo tiếp nhận trong kỳ báo cáo;
b) Phân loại đơn
- Số đơn không thuộc thẩm quyền;
- Số đơn thuộc thẩm quyền.
c) Kết quả xử lý đơn tố cáo đã nhận được trong kỳ báo cáo:
- Số đơn chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
- Số đơn đã thụ lý giải quyết;
- Số đơn không đủ điều kiện thụ lý giải quyết.
2. Kết quả giải quyết đơn tố cáo thuộc thẩm quyền
a) Giải quyết đơn tố cáo thuộc thẩm quyền:
- Số vụ việc tố cáo;
- Số vụ việc tố cáo tiếp;
- Số vụ việc đã có kết luận giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Số vụ việc đã quá thời hạn mà chưa có kết quả giải quyết.
b) Kết quả giải quyết:
- Số vụ việc tố cáo đúng;
- Số vụ việc tố cáo đúng một phần;
- Số vụ việc tố cáo không đúng.
c) Việc thực hiện kết luận, quyết định xử lý tố cáo.
3. Đánh giá
a) Đánh giá ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện nhiệm vụ xử lý và giải quyết tố cáo;
b) Nguyên nhân những ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm và kinh nghiệm rút ra qua thực hiện công tác xử lý và giải quyết tố cáo.
4. Phương hướng nhiệm vụ công tác xử lý và giải quyết tố cáo trong kỳ tiếp theo
Nêu những định hướng, mục tiêu cơ bản, những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết tố cáo sẽ được tập trung thực hiện trong kỳ báo cáo tiếp theo.
5. Kiến nghị, đề xuất
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh chính sách, pháp luật về công tác xử lý và giải quyết tố cáo (nếu phát hiện có sơ hở, bất cập);
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về công tác xử lý và giải quyết tố cáo (nếu có vướng mắc);
- Đề xuất các giải pháp, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác xử lý và giải quyết tố cáo;
- Các nội dung cụ thể khác cần kiến nghị, đề xuất.
| Thủ trưởng đơn vị |
PHỤ LỤC 2
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Đơn vị: ……………..
BIỂU TỔNG HỢP TÌNH HÌNH XỬ LÝ VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO (QUÝ I, 6 THÁNG, 9 THÁNG, CẢ NĂM)
TT | Đơn vị | Tổng số đơn tố cáo tiếp nhận trong kỳ | Số đơn không thuộc thẩm quyền | Số đơn thuộc thẩm quyền | Số vụ việc có kết luận giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật | Số vụ việc tố cáo tiếp | Kết quả giải quyết | Thi hành quyết định xử lý | Ghi chú | |||||||
Số đơn chuyển | Số đơn lưu | Số đơn đã thụ lý | Số đơn không đủ điều kiện thụ lý | Số vụ việc tố cáo đúng | Số vụ việc không đúng sai | Số vụ việc tố cáo đúng một phần | Kiến nghị xử lý hành chính (đối tượng) | Kiến nghị xử lý hình sự (đối tượng) | Tổng số quyết định phải thi hành | Số quyết định đã thi hành xong | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.