ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 888/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 17 tháng 3 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 578/TTr-SGDĐT ngày 12/3/2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Điều 2. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày kí.
Điều 4. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
TIÊU CHÍ
LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 888/QĐ-UBND ngày 17/3/2020 của UBND tỉnh)
Tiêu chí 1: Phù hợp năng lực học tập của học sinh
1. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình; đảm bảo tính thẩm mĩ; tạo được sự hứng thú cho học sinh và phù hợp với đặc trưng môn học.
2. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực, dễ sử dụng; thuận lợi cho việc triển khai hoạt động dạy - học; đảm bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình.
3. Nội dung sách giáo khoa chú trọng đến việc rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, vận dụng kiến thức thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong mỗi bài học.
4. Cấu trúc sách giáo khoa tạo cơ hội học tập tích cực, chủ động, sáng tạo; rèn kỹ năng hợp tác, phát huy tiềm năng và khả năng tư duy độc lập của học sinh.
Tiêu chí 2: Tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
1. Các bài học/chủ đề trong sách giáo khoa được thiết kế, trình bày với đa dạng các hoạt động, tạo điều kiện cho giáo viên linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.
2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề, kiến thức phong phú, đảm bảo mục tiêu dạy học tích hợp, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch bài học và điều chỉnh bổ sung những nội dung, hoạt động giáo dục phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh.
3. Nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.
4. Nguồn tài nguyên số, học liệu, sách điện tử đi kèm sách giáo khoa đa dạng, phong phú.
Tiêu chí 3: Phù hợp với yếu tố đặc thù của địa phương
1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; đảm bảo tính linh hoạt, có thể điều chỉnh, bổ sung nội dung phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh tại địa phương.
2. Cấu trúc nội dung sách giáo khoa tạo cơ hội, điều kiện để các nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tiễn của địa phương.
3. Hệ thống câu hỏi, bài tập và yêu cầu hoạt động được thể hiện với các mức độ khác nhau phù hợp với đặc điểm, trình độ đối tượng học sinh và đặc điểm kinh tế, xã hội vùng miền.
4. Chất lượng sách (giấy in, độ bền, độ nét của chữ...) tốt, không có lỗi in ấn và có giá thành hợp lý.
Tiêu chí 4: Phù hợp với kế hoạch đảm bảo chất lượng giáo dục địa phương
1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính mềm dẻo, tính phân hóa, có thể điều chỉnh phù hợp với nhiều nhóm đối tượng học sinh tại địa phương.
2. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khả thi, phù hợp với trình độ của học sinh, năng lực của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục tại địa phương.
3. Nội dung sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại địa phương.
4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.