ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 882/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 03 tháng 4 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 2 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 938/STNMT-VP ngày 15/3/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 05 thủ tục hành chính ban hành mới về lĩnh vực Biển và hải đảo thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 882/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI
STT | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực |
1 | Cấp Giấy phép nhận chìm ở biển | Biển và Hải đảo |
2 | Gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển | Biển và Hải đảo |
3 | Sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển | Biển và Hải đảo |
4 | Trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển | Biển và Hải đảo |
5 | Cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển | Biển và Hải đảo |
Phần II
NỘI DUNG CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Cấp Giấy phép nhận chìm ở biển
1.1. Trình tự thực hiện
a) Bước 1 nộp hồ sơ: tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép nhận chìm ở biển nộp 02 bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Bước 2 kiểm tra hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra thành phần, nội dung của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ theo đúng quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hanh văn bản tiếp nhận và hẹn giải quyết hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn một lần bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
c) Bước 3 thẩm định hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thẩm định hồ sơ. Sau khi hoàn thành việc thẩm định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình hồ sơ cho Ủy ban nhân dân tỉnh. Trường hợp cần thiết, gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, tổ chức kiểm tra thực địa. Trường hợp phải chỉnh sửa, gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận thẩm định.
d) Bước 4 trình, ban hành kết quả giải quyết thủ tục hành chính:
Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp Giấy phép nhận chìm ở biển. Trong trường hợp không ra quyết định thì phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.
đ) Bước 5 thông báo và trả kết quả hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định và gửi Giấy phép nhận chìm ở biển đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
1.2. Cách thức thực hiện
a) Cách thức nộp hồ sơ: trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện, ngày nhận hồ sơ là ngày bưu điện chuyển cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Cách thức nhận kết quả giải quyết hồ sơ: nhận trực tiếp tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc qua đường bưu điện theo quy định của pháp luật.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhận chìm ở biển (được lập theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP);
- Dự án nhận chìm ở biển (được lập theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP);
- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu là doanh nghiệp);
- Bản đồ khu vực biển đề nghị được sử dụng để nhận chìm (được lập theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP).
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết
a) Thời hạn tiến hành thẩm định: Trong thời hạn không quá 60 ngày kể từ ngày ra văn bản tiếp nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Hoàn thành việc thẩm định hồ sơ theo quy định; kết luận thẩm định phải được lập thành văn bản.
Trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, tổ chức kiểm tra thực địa (thời gian lấy ý kiến, kiểm tra thực địa không tính vào thời gian thẩm định). Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan;
- Gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận thẩm định trong trường hợp phải chỉnh sửa.
b) Thời hạn trình, giải quyết hồ sơ:
Thời hạn trình hồ sơ: Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân đã hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ.
Thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ: Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tài nguyên và Môi trường trình hồ sơ.
c) Thời hạn thông báo và trả kết quả hồ sơ: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết hồ sơ từ Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan quản lý nhà nước hoặc cấp có thẩm quyền quyết định
Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa cấp Giấy phép nhận chìm ở biển trong vùng biển ven bờ thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Cơ quan phối hợp: Trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép nhận chìm ở biển được lập theo mẫu 11 Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP .
1.8. Lệ phí: chưa có quy định.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai của thủ tục hành chính
(Phụ lục Nghị định số 40/2016/NĐ-CP)
Stt | Mẫu số | Tên mẫu |
1 | Mẫu số 03- NĐ 40/2016 | Dự án nhận chìm ở biển |
2 | Mẫu số 04- NĐ 40/2016 | Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhận chìm ở biển |
3 | Mẫu số 09- NĐ 40/2016 | Bản đồ khu vực biển đề nghị được sử dụng để nhận chìm |
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Vật, chất được phép nhận chìm đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Không chứa chất phóng xạ, chất độc vượt quy chuẩn kỹ thuật an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
- Được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; bảo đảm không tác động có hại đến sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản;
- Không thể đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền hoặc việc đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền không hiệu quả về kinh tế - xã hội;
- Thuộc Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển.
b) Có phương án nhận chìm bảo đảm việc nhận chìm ở biển không gây ra tác động có hại đến sức khỏe con người, tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước; hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới môi trường, hệ sinh thái biển;
c) Khu vực biển đề nghị được sử dụng để nhận chìm phù hợp với quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thì khu vực biển đề nghị được nhận chìm được xem xét trên cơ sở báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Tài nguyên, Môi trường Biển và Hải đảo số 82/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.
- Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
- Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc Ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Khánh Hòa.
Mẫu số 03-NĐ40/2016
(Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhận chìm ở biển)
DỰ ÁN NHẬN CHÌM Ở BIỂN (tên loại vật, chất nhận chìm ở biển)
Địa danh nơi lập dự án, năm 20... |
(Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhận chìm ở biển)
--------------
DỰ ÁN NHẬN CHÌM Ở BIỂN
(Tên loại vật, chất nhận chìm ở biển: ……….
Nhận chìm ở khu vực biển thuộc xã/phường ..., quận/huyện..., tỉnh/thành phố...)
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN Ký (đóng dấu nếu có) (Họ và tên) | ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN Ký, đóng dấu (Họ và tên) |
Địa danh nơi lập Dự án, Năm 20...
A. NỘI DUNG DỰ ÁN NHẬN CHÌM
MỞ ĐẦU
- Giới thiệu tóm tắt các thông tin của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhận chìm ở biển.
- Cơ sở pháp lý và các tài liệu sử dụng làm căn cứ lập dự án.
- Mục tiêu và sự cần thiết lập dự án.
- Khái quát nội dung cơ bản của dự án.
- Quá trình xây dựng dự án và các tổ chức, cá nhân tham gia lập dự án.
Chương I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC BIỂN ĐỀ NGHỊ NHẬN CHÌM
- Vị trí địa lý hành chính; tọa độ, ranh giới, diện tích của khu vực biển đề nghị nhận chìm.
- Các thông tin về đặc điểm điều kiện tự nhiên, môi trường và các yếu tố kinh tế, xã hội; hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên ở khu vực biển dự kiến nhận chìm và các khu vực khác có liên quan (nếu có).
- Các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên khu vực biển nhận chìm và các khu vực khác có liên quan (nếu có).
Chương II
PHƯƠNG ÁN NHẬN CHÌM
- Trình bày về vật, chất đề nghị cấp giấy phép nhận chìm: tên, nguồn gốc, hình dáng, kích thước, khối lượng, các đặc tính vật lý, hóa học và thành phần của vật, chất đề nghị được nhận chìm.
- Trình bày luận chứng, thuyết minh về mức độ chiếm dụng phân tán trong môi trường nước biển của vật, chất nhận chìm để xác định phạm vi khu vực biển cần sử dụng để nhận chìm.
- Thuyết minh mô tả hình dáng, sơ đồ bố trí vật, chất nhận chìm và tính toán, xác định phạm vi ảnh hưởng.
- Trình bày luận chứng, thuyết minh sự phù hợp về phương thức xử lý vật, chất đề nghị nhận chìm và phương thức nhận chìm, phương tiện chuyên chở.
- Khả năng kiểm soát, giảm thiểu vật, chất đề nghị nhận chìm ở biển tại nguồn phát sinh.
- Danh sách các chất cần kiểm soát trong vật, chất đề nghị nhận chìm ở biển.
- Trình bày kế hoạch, tiến độ thực hiện hoạt động nhận chìm.
Chương III
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
- Dự báo các tác động, nguy cơ rủi ro cho môi trường biển do vật, chất đề nghị cấp giấy phép nhận chìm có thể gây ra.
- Tác động tiềm năng của vật, chất đề nghị được nhận chìm đến tài nguyên, môi trường biển.
- Những biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường biển trong quá trình thực hiện hoạt động nhận chìm.
Chương IV
DỰ TOÁN KINH PHÍ NHẬN CHÌM
- Trình bày tổng kinh phí thực hiện hoạt động nhận chìm.
- Lập bảng tổng hợp khối lượng hạng mục nhận chìm và dự toán kinh phí.
- Khi lập dự toán cần nêu rõ nguồn vốn đầu tư, đơn giá sử dụng và khả năng đáp ứng để thực hiện hoạt động nhận chìm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
B. PHẦN BẢN VẼ
- Bản đồ khu vực biển dự kiến nhận chìm.
- Bản vẽ thiết kế sơ bộ của phương án nhận chìm.
- Các biểu, bảng khác liên quan.
C. CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO
- Tài liệu khảo sát trong quá trình lập dự án nhận chìm
- Tài liệu thu thập, tổng hợp phục vụ cho lập dự án nhận chìm.
- Các văn bản pháp lý có liên quan.
Mẫu số 04-NĐ40/2016
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
…….., ngày... tháng... năm…..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP NHẬN CHÌM Ở BIỂN
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Tên tổ chức, cá nhân ...............................................................................................................
Trụ sở tại: ...............................................................................................................................
Điện thoại: ……………………….. Fax: .......................................................................................
Quyết định thành lập doanh nghiệp số...., ngày.... tháng... năm.... hoặc Đăng ký kinh doanh số... ngày... tháng... năm....
Giấy phép đầu tư số.... ngày.... tháng.... năm... của (Cơ quan cấp giấy phép đầu tư) ……..(nếu có).
Đề nghị được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển, cụ thể như sau:
1. Tên, khối lượng, kích thước, thành phần của vật đề nghị nhận chìm; tên, loại, khối lượng, thành phần của chất đề nghị nhận chìm;
2. Địa điểm khu vực đề nghị được nhận chìm: tại xã/phường …….. quận/huyện .... tỉnh/thành phố....;
3. Diện tích khu vực biển đề nghị sử dụng để nhận chìm là: ... (ha, Km2), được giới hạn bởi các điểm góc…… có tọa độ thể hiện trên Bản đồ khu vực biển đề nghị được sử dụng để nhận chìm gửi kèm theo;
4. Phương tiện chuyên chở, cách thức nhận chìm;
5. Thời điểm và thời hạn đề nghị thực hiện hoạt động nhận chìm.
(Tên tổ chức, cá nhân) …. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về nhận chìm ở biển và quy định của pháp luật khác có liên quan./.
| Tổ chức, cá nhân làm đơn |
Mẫu số 09-NĐ40/2016
2. Gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển
2.1. Trình tự thực hiện
a) Bước 1 nộp hồ sơ: tổ chức, cá nhân đề nghị Gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển nộp 02 bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Bước 2 kiểm tra hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra thành phần, nội dung của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ theo đúng quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản tiếp nhận và hẹn giải quyết hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn một lần bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
c) Bước 3 thẩm định hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thẩm định hồ sơ. Sau khi hoàn thành việc thẩm định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình hồ sơ cho Ủy ban nhân dân tỉnh. Trường hợp cần thiết, gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, tổ chức kiểm tra thực địa. Trường hợp phải chỉnh sửa, gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận thẩm định.
d) Bước 4 trình, ban hành kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, ra Quyết định gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển. Trong trường hợp không ra quyết định thì phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.
đ) Bước 5 thông báo và trả kết quả hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định và gửi Giấy phép nhận chìm ở biển được gia hạn đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
2.2. Cách thức thực hiện
a) Cách thức nộp hồ sơ: trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện, ngày nhận hồ sơ là ngày bưu điện chuyển cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Cách thức nhận kết quả giải quyết hồ sơ: nhận trực tiếp tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc qua đường bưu điện theo quy định của pháp luật.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển (được lập theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP);
- Giấy phép nhận chìm ở biển đã được cấp;
- Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động nhận chìm ở biển; công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm đề nghị gia hạn.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết
a) Thời hạn tiến hành thẩm định: Trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày ra văn bản tiếp nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Hoàn thành việc thẩm định hồ sơ theo quy định; kết luận thẩm định phải được lập thành văn bản.
Trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, tổ chức kiểm tra thực địa (thời gian lấy ý kiến, kiểm tra thực địa không tính vào thời gian thẩm định). Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan;
- Gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận thẩm định trong trường hợp phải chỉnh sửa.
b) Thời hạn trình, giải quyết hồ sơ:
Thời hạn trình hồ sơ: Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân đã hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ.
Thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ: Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tài nguyên và Môi trường trình hồ sơ.
c) Thời hạn thông báo và trả kết quả hồ sơ: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết hồ sơ từ Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan quản lý nhà nước hoặc cấp có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa cấp Giấy phép nhận chìm ở biển được gia hạn trong vùng biển ven bờ thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Cơ quan phối hợp: Trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép nhận chìm ở biển được gia hạn được lập theo mẫu 11 Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP .
2.8. Lệ phí: chưa có quy định.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai của thủ tục hành chính
(Phụ lục Nghị định số 40/2016/NĐ-CP)
Stt | Mẫu số | Tên mẫu |
1 | Mẫu số 06- NĐ40/2016 | Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển |
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Giấy phép nhận chìm còn hiệu lực ít nhất là 60 ngày;
b) Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nhận chìm theo đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm; đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật;
c) Đến thời điểm đề nghị gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các nghĩa vụ sau đây:
- Chấp hành quy định của pháp luật về quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thực hiện đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm ở biển;
- Nộp lệ phí cấp phép và tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm theo quy định của pháp luật;
- Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động nhận chìm trong suốt quá trình nhận chìm ở biển;
- Không cản trở hoặc gây thiệt hại đến hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên hợp pháp ở biển của tổ chức, cá nhân khác;
- Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về hoạt động nhận chìm ở biển khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường biển do hoạt động nhận chìm của mình gây ra theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện việc quan trắc, giám sát môi trường biển và chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động nhận chìm theo quy định của pháp luật;
- Bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hoạt động nhận chìm ở biển không đúng quy định của mình gây ra;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Tài nguyên, Môi trường Biển và Hải đảo số 82/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.
- Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
- Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc Ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Khánh Hòa.
Mẫu số 06-NĐ40/2016
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
……., ngày ... tháng ... năm …….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP NHẬN CHÌM Ở BIỂN
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Tên tổ chức, cá nhân................................................................................................................
Trụ sở tại:................................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………. Fax.............................................................................
Quyết định thành lập doanh nghiệp số.... ngày.... tháng... năm.... hoặc Đăng ký kinh doanh số... ngày... tháng... năm....
Được phép nhận chìm vật, chất ở biển theo Giấy phép nhận chìm ở biển số …… ngày ….. tháng ….năm ……. của ... Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa; thời hạn Giấy phép nhận chìm ở biển đến hết ngày .... tháng ... năm ....
Đề nghị được gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển nêu trên, thời gian đề nghị gia hạn là: ……… (tháng/năm).
Lý do đề nghị gia hạn: .............................................................................................................
(Tên tổ chức, cá nhân) ………….. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về nhận chìm ở biển và quy định của pháp luật khác có liên quan./.
| Tổ chức, cá nhân làm đơn |
3. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển
3.1. Trình tự thực hiện
a) Bước 1 nộp hồ sơ: tổ chức, cá nhân đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển nộp 02 bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Bước 2 kiểm tra hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra thành phần, nội dung của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ theo đúng quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản tiếp nhận và hẹn giải quyết hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn một lần bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
c) Bước 3 thẩm định hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thẩm định hồ sơ. Sau khi hoàn thành việc thẩm định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình hồ sơ cho Ủy ban nhân dân tỉnh. Trường hợp cần thiết, gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, tổ chức kiểm tra thực địa. Trường hợp phải chỉnh sửa, gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận thẩm định.
d) Bước 4 trình, ban hành kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển. Trong trường hợp không ra quyết định thì phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.
đ) Bước 5 thông báo và trả kết quả hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định và gửi Giấy phép nhận chìm ở biển được sửa đổi, bổ sung đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
3.2. Cách thức thực hiện
a) Cách thức nộp hồ sơ: trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện, ngày nhận hồ sơ là ngày bưu điện chuyển cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Cách thức nhận kết quả giải quyết hồ sơ: nhận trực tiếp tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc qua đường bưu điện theo quy định của pháp luật.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển trong đó nêu rõ lý do đề nghị sửa đổi, bổ sung (được lập theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP);
- Giấy phép nhận chìm ở biển đã được cấp;
- Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động nhận chìm ở biển; công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển;
- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển do có sự thay đổi quy mô nhận chìm; ranh giới diện tích khu vực biển sử dụng để nhận chìm; cách thức nhận chìm;
- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực văn bản chứng minh việc tổ chức, cá nhân được phép nhận chìm ở biển thay đổi tên trong trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển do thay đổi tên;
- Bản đồ khu vực biển trong trường hợp có dự thay đổi về ranh giới, diện tích khu vực biển đề nghị sử dụng để nhận chìm (được lập theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP).
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết
a) Thời hạn tiến hành thẩm định: Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày ra văn bản tiếp nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Hoàn thành việc thẩm định hồ sơ theo quy định; kết luận thẩm định phải được lập thành văn bản.
Trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, tổ chức kiểm tra thực địa (thời gian lấy ý kiến, kiểm tra thực địa không tính vào thời gian thẩm định). Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan;
- Gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận thẩm định trong trường hợp phải chỉnh sửa.
b) Thời hạn trình, giải quyết hồ sơ:
Thời hạn trình hồ sơ: Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân đã hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ.
Thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ: Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tài nguyên và Môi trường trình hồ sơ.
c) Thời hạn thông báo và trả kết quả hồ sơ: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết hồ sơ từ Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan quản lý nhà nước hoặc cấp có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa cấp Giấy phép nhận chìm ở biển được sửa đổi, bổ sung trong vùng biển ven bờ thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Cơ quan phối hợp: Trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép nhận chìm ở biển được sửa đổi, bổ sung được lập theo mẫu 11 Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP .
3.8. Lệ phí: chưa có quy định.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai của thủ tục hành chính
(Phụ lục Nghị định số 40/2016/NĐ-CP)
Stt | Mẫu số | Tên mẫu |
1 | Mẫu số 08- NĐ 40/2016 | Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển |
2 | Mẫu số 09- NĐ 40/2016 | Bản đồ khu vực biển đề nghị được sử dụng để nhận chìm |
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Giấy phép nhận chìm ở biển còn hiệu lực ít nhất là 45 ngày;
b) Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nhận chìm theo đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm; đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật;
c) Đến thời điểm đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các nghĩa vụ sau đây:
- Chấp hành quy định của pháp luật về quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thực hiện đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm ở biển;
- Nộp lệ phí cấp phép và tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm theo quy định của pháp luật;
- Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động nhận chìm trong suốt quá trình nhận chìm ở biển;
- Không cản trở hoặc gây thiệt hại đến hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên hợp pháp ở biển của tổ chức, cá nhân khác;
- Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về hoạt động nhận chìm ở biển khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường biển do hoạt động nhận chìm của mình gây ra theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện việc quan trắc, giám sát môi trường biển và chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động nhận chìm theo quy định của pháp luật;
- Bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hoạt động nhận chìm ở biển không đúng quy định của mình gây ra;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Tài nguyên, Môi trường Biển và Hải đảo số 82/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.
- Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
- Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc Ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Khánh Hòa.
Mẫu số 08-NĐ40/2016
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
……., ngày... tháng... năm…….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP NHẬN CHÌM Ở BIỂN
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Tên tổ chức, cá nhân ...............................................................................................................
Trụ sở tại: ...............................................................................................................................
Điện thoại: ……………………………. Fax...................................................................................
Quyết định thành lập doanh nghiệp số.... ngày.... tháng... năm.... hoặc Đăng ký kinh doanh số... ngày... tháng... năm……
Được phép nhận chìm vật, chất ở biển theo Giấy phép nhận chìm ở biển số …….. ngày ….. tháng ….. năm ….. của ... Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa; thời hạn Giấy phép nhận chìm ở biển đến hết ngày .... tháng ... năm ....
Đề nghị được sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển nêu trên.
Lý do đề nghị sửa đổi, bổ sung: ..............................................................................................
Nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung: .........................................................................................
...............................................................................................................................................
(Tên tổ chức, cá nhân) …………. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về nhận chìm ở biển và quy định của pháp luật khác có liên quan./.
| Tổ chức, cá nhân làm đơn |
Mẫu số 09-NĐ40/2016
4. Trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển
4.1. Trình tự thực hiện
a) Bước 1 nộp hồ sơ: tổ chức, cá nhân đề nghị trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển nộp 02 bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Bước 2 kiểm tra hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra thành phần, nội dung của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ theo đúng quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản tiếp nhận và hẹn giải quyết hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn một lần bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
c) Bước 3 thẩm định hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thẩm định hồ sơ. Sau khi hoàn thành việc thẩm định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình hồ sơ cho Ủy ban nhân dân tỉnh. Trường hợp cần thiết, gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, tổ chức kiểm tra thực địa. Trường hợp phải chỉnh sửa, gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận thẩm định.
d) Bước 4 trình, ban hành kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, ra quyết định cho phép trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển. Trong trường hợp không ra quyết định thì phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.
đ) Bước 5 thông báo và trả kết quả hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định và gửi quyết định về việc cho phép trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
4.2. Cách thức thực hiện
a) Cách thức nộp hồ sơ: trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện, ngày nhận hồ sơ là ngày bưu điện chuyển cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Cách thức nhận kết quả giải quyết hồ sơ: nhận trực tiếp tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc qua đường bưu điện theo quy định của pháp luật.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển (được lập theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP);
- Giấy phép nhận chìm ở biển đã được cấp;
- Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động nhận chìm ở biển; công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm đề nghị trả lại.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết
a) Thời hạn tiến hành thẩm định: Trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày ra văn bản tiếp nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Hoàn thành việc thẩm định hồ sơ theo quy định; kết luận thẩm định phải được lập thành văn bản.
Trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, tổ chức kiểm tra thực địa (thời gian lấy ý kiến, kiểm tra thực địa không tính vào thời gian thẩm định). Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan;
- Gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận thẩm định trong trường hợp phải chỉnh sửa.
b) Thời hạn trình, giải quyết hồ sơ:
Thời hạn trình hồ sơ: Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân đã hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ.
Thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ: Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tài nguyên và Môi trường trình hồ sơ.
c) Thời hạn thông báo và trả kết quả hồ sơ: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết hồ sơ từ Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân.
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan quản lý nhà nước hoặc cấp có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa cấp quyết định về việc cho phép trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển trong vùng biển ven bờ thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Cơ quan phối hợp: Trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc cho phép trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển được lập theo mẫu 12 Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP .
4.8. Lệ phí: chưa có quy định
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai của thủ tục hành chính
(Phụ lục Nghị định số 40/2016/NĐ-CP)
Stt | Mẫu số | Tên mẫu |
1 | Mẫu số 07- NĐ40/2016 | Đơn đề nghị trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển |
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Giấy phép nhận chìm ở biển còn hiệu lực;
b) Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nhận chìm theo đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm; đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật;
c) Đến thời điểm đề nghị trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các nghĩa vụ sau đây:
- Chấp hành quy định của pháp luật về quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thực hiện đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm ở biển;
- Nộp lệ phí cấp phép và tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm theo quy định của pháp luật;
- Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động nhận chìm trong suốt quá trình nhận chìm ở biển;
- Không cản trở hoặc gây thiệt hại đến hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên hợp pháp ở biển của tổ chức, cá nhân khác;
- Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về hoạt động nhận chìm ở biển khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường biển do hoạt động nhận chìm của mình gây ra theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện việc quan trắc, giám sát môi trường biển và chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động nhận chìm theo quy định của pháp luật;
- Bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hoạt động nhận chìm ở biển không đúng quy định của mình gây ra;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Tài nguyên, Môi trường Biển và Hải đảo số 82/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.
- Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
- Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc Ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Khánh Hòa.
Mẫu số 07-NĐ40/2016
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
…….., ngày... tháng... năm……..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ TRẢ LẠI GIẤY PHÉP NHẬN CHÌM Ở BIỂN
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Tên tổ chức, cá nhân:...............................................................................................................
Trụ sở tại:................................................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………., Fax:....................................................................
Quyết định thành lập doanh nghiệp số .... ngày.... tháng... năm.... hoặc Đăng ký kinh doanh số... ngày... tháng... năm....
Được phép nhận chìm vật, chất ở biển theo Giấy phép nhận chìm ở biển số …… ngày …. tháng ….. năm ….. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa; thời hạn Giấy phép nhận chìm ở biển đến hết ngày .... tháng ... năm……
Đề nghị được trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển nêu trên.
Lý do đề nghị trả lại .................................................................................................................
(Tên tổ chức, cá nhân) …….. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về nhận chìm ở biển và quy định của pháp luật khác có liên quan./.
| Tổ chức, cá nhân làm đơn |
5. Cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển
5.1. Trình tự thực hiện
a) Bước 1 nộp hồ sơ: tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển nộp 02 bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Bước 2 kiểm tra hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra thành phần, nội dung của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ theo đúng quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản tiếp nhận và hẹn giải quyết hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn một lần bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
c) Bước 3 thẩm định hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thẩm định hồ sơ. Sau khi hoàn thành việc thẩm định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình hồ sơ cho Ủy ban nhân dân tỉnh. Trường hợp cần thiết, gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, tổ chức kiểm tra thực địa. Trường hợp phải chỉnh sửa, gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận thẩm định.
d) Bước 4 trình, ban hành kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, ra quyết định cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển. Trong trường hợp không ra quyết định thì phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.
đ) Bước 5 thông báo và trả kết quả hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định.
5.2. Cách thức thực hiện
a) Cách thức nộp hồ sơ: trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện, ngày nhận hồ sơ là ngày bưu điện chuyển cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Cách thức nhận kết quả giải quyết hồ sơ: nhận trực tiếp tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc qua đường bưu điện theo quy định của pháp luật.
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển, trong đó nêu rõ lý do đề nghị cấp lại (được lập theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP);
- Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động nhận chìm ở biển; công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
5.4. Thời hạn giải quyết
a) Thời hạn tiến hành thẩm định: Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày ra văn bản tiếp nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Hoàn thành việc thẩm định hồ sơ theo quy định; kết luận thẩm định phải được lập thành văn bản.
Trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, tổ chức kiểm tra thực địa (thời gian lấy ý kiến, kiểm tra thực địa không tính vào thời gian thẩm định). Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan.
- Gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận thẩm định trong trường hợp phải chỉnh sửa.
b) Thời hạn trình, giải quyết hồ sơ:
Thời hạn trình hồ sơ: Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân đã hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ.
Thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ: Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tài nguyên và Môi trường trình hồ sơ.
c) Thời hạn thông báo và trả kết quả hồ sơ: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết hồ sơ từ Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân.
5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan quản lý nhà nước hoặc cấp có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa cấp bản sao Giấy phép nhận chìm ở biển đã cấp trong vùng biển ven bờ thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Cơ quan phối hợp: Trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan.
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao Giấy phép nhận chìm ở biển đã cấp được lập theo mẫu 11 Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP .
5.8. Lệ phí: chưa có quy định
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai của thủ tục hành chính
(Phụ lục Nghị định số 40/2016/NĐ-CP)
Stt | Mẫu số | Tên mẫu |
1 | Mẫu số 05- NĐ40/2016 | Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển |
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Giấy phép nhận chìm ở biển còn hiệu lực ít nhất là 30 ngày;
b) Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nhận chìm theo đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm; đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật;
c) Đến thời điểm đề nghị trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các nghĩa vụ sau đây:
- Chấp hành quy định của pháp luật về quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thực hiện đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm ở biển;
- Nộp lệ phí cấp phép và tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm theo quy định của pháp luật;
- Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động nhận chìm trong suốt quá trình nhận chìm ở biển;
- Không cản trở hoặc gây thiệt hại đến hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên hợp pháp ở biển của tổ chức, cá nhân khác;
- Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về hoạt động nhận chìm ở biển khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường biển do hoạt động nhận chìm của mình gây ra theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện việc quan trắc, giám sát môi trường biển và chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động nhận chìm theo quy định của pháp luật;
- Bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hoạt động nhận chìm ở biển không đúng quy định của mình gây ra;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Tài nguyên, Môi trường Biển và Hải đảo số 82/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.
- Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
- Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc Ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Khánh Hòa.
Mẫu số 05-NĐ40/2016
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
……., ngày ... tháng ... năm……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP NHẬN CHÌM Ở BIỂN
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Tên tổ chức, cá nhân ...............................................................................................................
Trụ sở tại:................................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………………. Fax:..................................................................
Quyết định thành lập doanh nghiệp số...., ngày.... tháng... năm.... hoặc Đăng ký kinh doanh số... ngày... tháng... năm....
Được phép nhận chìm ở biển theo Giấy phép nhận chìm ở biển số ……… ngày …. tháng …. năm ….. của ... Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa;
Đề nghị được cấp lại Giấy phép nhận chìm vật, chất ở biển nêu trên vì lý do: .............................
...............................................................................................................................................
(Tên tổ chức, cá nhân) ………. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về nhận chìm ở biển và quy định của pháp luật khác có liên quan./.
| Tổ chức, cá nhân làm đơn |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.