BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 88/2000/QĐ-BVGCP | Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ CƯỚC XẾP DỠ, VẬN CHUYỂN, CHUYỂN TẢI VẬT TƯ PHỤC VỤ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN ĐẢO THUỘC NGUỒN VỐN CHƯƠNG TRÌNH BIỂN ĐÔNG – HẢI ĐẢO
TRƯỞNG BAN BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị định số 01/CP ngày 5/1/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Vật giá Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 119/1999/QĐ-TTg ngày 06/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu kế hoạch đợt 2 thuộc Chương trình Biển đông – Hải đảo năm 1999;
Căn cứ văn bản số 655/BG-VB ngày 29/8/2000 của Ban Biên giới của Chính phủ thông báo kết luận cuộc họp Liên ngành: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Biên giới của Chính phủ, Ban Vật giá Chính phủ, Viện kinh tế Bộ Xây dựng về việc thống nhất ý kiến cho Bộ đơn giá cước xếp dỡ, vận chuyển, chuyển tải hàng hóa phục vụ các công trình Biển đông – Hải đảo;
Sau khi trao đổi thống nhất với các ngành có liên quan,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Biểu cước xếp dỡ thô sơ (Phụ lục 1); Biểu cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (Phụ lục 2); Biểu cước xếp dỡ, chuyển tải vật tư từ tàu biển đến vị trí tập kết trên bờ đảo (Phụ lục 3) và Bảng hướng dẫn tính cước xếp dỡ, vận chuyển, chuyển tải vật tư từ chân hàng trên đất liền đến vị trí tập kết trên bờ đảo phục vụ xây dựng các chương trình thuộc nguồn vốn Chương trình Biển đông – Hải đảo.
Điều 2. Giá cước quy định tại Điều 1 đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và là mức tối đa, riêng cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quy định khung giá (bao gồm mức tối đa và tối thiểu). Các đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế tại các đảo và cước vận tải tại thị trường địa phương ở thời điểm thi công để vận dụng thích hợp.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001 và được sử dụng để lập tổng dự toán các công trình xây dựng trên đảo thuộc nguồn vốn Chương trình Biển đông – Hải đảo. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị báo cáo Ban Vật giá Chính phủ để xem xét giải quyết.
Nơi nhận: | TRƯỞNG BAN |
PHỤ LỤC 1
BIỂU CƯỚC XẾP DỠ THÔ SƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 88/2000/QĐ-BVGCP ngày 13/11/2000 của Ban Vật giá Chính phủ)
A. BIỂU CƯỚC XẾP DỠ THÔ SƠ TRONG ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TẠI ĐẤT LIỀN
I. BIỂU CƯỚC XẾP DỠ THÔ SƠ
Loại hàng | Đơn vị tính | Chủng loại/kích thước hàng xếp dỡ; Hoặc hệ số quy đổi | Xếp dỡ tại kho bãi (không qua phương tiện) cự ly từ 5m đến 10m | Xếp dỡ phải qua phương tiện cự ly từ 5m đến 10m |
A | B | 1 | 2 | 3 |
I. Hàng có bao bì: |
|
|
|
|
1. Vật liệu xây dựng | đ/tấn | - Từ 19-50kg - Từ 51-100kg - Từ 101kg trở lên | 3.330 2.607 2.970 | 3.894 3.366 3.530 |
2. Hàng bằng sứ dễ vỡ đựng trong bồ, sọt … phải bảo quản kỹ: | đ/tấn | - Từ 19-50kg - Từ 51-100kg - Từ 101kg trở lên | 4.653 3.564 4.224 | 5.478 4.389 4.521 |
3. Hàng đóng trong hòm gỗ: Các loại máy móc, thiết bị tinh vi, hàng bằng thủy tinh: | đ/tấn | - Từ 19-50kg - Từ 51-100kg - Từ 101kg trở lên | 5.049 3.828 4.389 | 5.907 4.455 5.181 |
4. Hàng đóng thùng: Nhiên liệu, chất đốt, dây cáp, dây điện, nhựa đường. | đ/tấn | - Từ 19-50kg - Từ 51-100kg - Từ 101-400kg - Từ 401-800kg - Từ 801-1500kg - Từ 1501kg trở lên | 3.423 2.970 3.729 4.752 7.194 11.979 | 4.026 3.465 3.993 5.610 8.481 14.058 |
II. Hàng không đóng trong bao bì: |
|
|
|
|
1. Sắt, đồng, nhôm, dây thép, nguyên liệu bằng kim khí, tôn lá. | đ/tấn | - Từ 50-100kg - Từ 101-400kg - Từ 401-800kg - Từ 801-1500kg - Từ 1501-4000kg - Từ 4001 kg trở lên | 3.234 3.399 5.709 7.194 11.979 20.988 | 3.432 3.993 7.062 8.547 14.091 24.618 |
2. Gỗ cây, gỗ súc các loại: | đ/m3 | - Dưới 1m3 - Từ 1 – 2 m3 - Từ 2,1 - 3m3 - Từ 3,1m3 trở lên | 10.065 22.902 31.581 41.976 | 11.847 26.895 36.927 49.302 |
3. Gỗ xẻ, gỗ dán các loại: | đ/m3 |
| 5.049 | 5.907 |
4. Tranh tre, nứa, lá các loại: | đ/100 cái |
| 9.702 | 11.385 |
5. Tre các loại, mai, vầu … | đ/100cây |
| 14.850 | 17.391 |
6. Vật liệu xây dựng |
| (Hệ số quy đổi) |
|
|
- Cát các loại: | đ/m3 | 1m3 = 1,4 tấn | 4.290 | 5.148 |
- Sỏi các loại: | đ/m3 | 1m3 = 1,6 tấn | 5.412 | 6.204 |
- Đá hộc: | đ/m3 | 1m3 = 1,5 tấn | 5.610 | 6.534 |
- Đá dăm 1,23; 4x6: | đ/m3 | 1m3 = 1,6 tấn | 5.775 | 6.798 |
- Gạch xây; Thủy tinh 220 x 110 | đ/1000v | 1000v = 2,4 tấn | 7.656 | 8.976 |
- Gạch cách nhiệt, chịu lửa | đ/1000v | 1000v = 3,6 tấn | 11.220 | 13.134 |
- Gạch lát, trang trí các loại | đ/1000v | 1000v = 1,5 tấn | 7.656 | 8.547 |
- Ngói 22v/m2 | đ/1000v | 1000v = 2 tấn | 8.877 | 10.362 |
- Ngói bò, ngói 13 v/m2: | đ/1000v | 1000v = 3,7 tấn | 13.893 | 16.236 |
- Ngói Fibrociment | đ/1000v | 1000v = 14 tấn | 88.968 | 100.650 |
- Ngói nóc Fibrocimen | đ/1000v | 1000v = 4 tấn | 47.817 | 51.348 |
- Ống máng xi măng | đ/1000v | 1000v = 8 tấn | 51.909 | 69.069 |
- Vôi | đ/tấn |
| 8.250 | 9.669 |
7. Hàng khác: - Hàng mộc:
- Gạch vụn - Bêton thường: - Bêton cốt thép: - Gạch men sứ: - Gạch xỉ vôi: - Gạch xỉ ximăng: |
đ/100cái
đ/m3 đ/m3 đ/m3 đ/m3 đ/tấn đ/tấn |
- Từ 10-30kg - Từ 31-50kg - Từ 51kg trở lên 1m3 = 1,35 tấn 1m3 = 2,2 tấn 1m3 = 2,5 tấn 1m3 = 0,25 tấn |
16.797 17.721 19.470 3.861 6.237 7.128 792 27.918 30.723 |
19.701 23.397 25.179 4.521 7.359 8.349 825 31.911 35.079 |
II. HƯỚNG DẪN TÍNH CƯỚC XẾP DỠ THÔ SƠ
1. Phạm vi áp dụng
Biểu cước xếp dỡ thô sơ quy định tại Phụ lục 1 được sử dụng để lập tổng dự toán các công trình xây dựng trên các đảo thuộc nguồn vốn Chương trình Biển đông – Hải đảo.
Mức cước quy định tại Phụ lục 1 là mức cước tối đa và đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. Các đơn vị căn cứ vào điều kiện thi công thực tế và giá thị trường địa phương tại thời điểm thi công để vận dụng thích hợp.
2. Động tác xếp dỡ hoàn chỉnh để tính cước:
- Xếp dỡ tại kho, bãi (không qua phương tiện): Dỡ hàng từ chỗ này xếp sang chỗ khác trong phạm vi kho, bãi (qua cân hoặc không qua cân), bao gồm cả công việc thu dọn, đảo trộn, sắp xếp …
- Xếp dỡ qua phương tiện: Dỡ hàng từ phương tiện vận tải xếp vào kho, bãi hoặc ngược lại (qua cân hoặc không qua cân); Dỡ hàng từ phương tiện vận tải này xếp sang phương tiện vận tải khác (qua cân hoặc không qua cân).
3. Xác định cước xếp dỡ trong một số trường hợp:
3.1. Xếp dỡ theo cự ly:
a) Cự ly dưới 5m: Tính bằng 80% đơn giá tại điểm I.
b) Cự ly từ 5m đến 10m: Tính theo đơn giá tại điểm I.
c) Cự ly từ 11m đến 30m: Tăng 30% (bằng 1,3 lần) đơn giá tại điểm I.
d) Cự ly từ 31m đến 50m: Tăng 50% (bằng 1,5 lần) đơn giá tại điểm I.
e) Cự ly từ 51m đến 70m: Tăng 70% (bằng 1,7 lần) đơn giá tại điểm I.
g) Cự ly từ 71m đến 100m: Tăng 90% (bằng 1,9 lần) đơn giá tại điểm I.
h) Cự ly từ 101m đến 125m: Tăng 110% (bằng 2,1 lần) đơn giá tại điểm I.
i) Cự ly từ 126m đến 150m: Tăng 130% (bằng 2,3 lần) đơn giá tại điểm I.
k) Cự ly từ 151m đến 175m: Tăng 160% (bằng 2,6 lần) đơn giá tại điểm I.
l) Cự ly từ 176m đến 200m: Tăng 190% (bằng 2,9 lần) đơn giá tại điểm I.
m) Cự ly từ 201m trở lên: áp dụng mức cước theo từng trường hợp sau:
- Trường hợp sử dụng sức người (gùi, gánh, đội, bê …):
+ Cự ly 200m đầu: áp dụng mức cước tại điểm l/3.1 trên đây
+ Cự ly từ 201m đến 500m: Mỗi 100 m là 5.000 đ/Tấn.
+ Cự ly từ 501m trở lên: mỗi 100m là 4.000 đ/tấn.
- Trường hợp sử dụng xe thồ, xích lô, xe cải tiến:
+ Cự ly 200m đầu: áp dụng mức cước tại điểm l/3.1 trên đây
+ Cự ly từ 201m đến 500m: mỗi 100m là 2.000 đ/tấn
+ Cự ly từ 501m trở lên: Mỗi 100m là 1.500 đ/tấn.
3.2. Xếp dỡ phải qua cân:
Các loại hàng hóa phải qua cân rồi xếp dỡ hoặc xếp dỡ xong rồi cân được tăng 90% (bằng 1,9 lần) mức cước đối với khối lượng hàng thực tế phải qua cân.
3.3. Xếp dỡ quy thành đống:
Xếp dỡ hàng rời phải đánh thành đống để giao nhận theo thể tích: tăng 10% (bằng 1,1 lần) mức cước xếp dỡ.
3.4. Xếp dỡ từ phương tiện thủy lên bờ hoặc ngược lại:
Tăng 10% (bằng 1,1 lần) cước cơ bản quy định tại cột 3 điểm I.
3.5. Xếp dỡ hàng hóa vào ban đêm:
Nếu chủ hàng yêu cầu xếp dỡ vào ban đêm thì khối lượng hàng xếp dỡ từ 18 giờ đến 22 giờ được tăng 15% (bằng 1,15 lần) mức cước xếp dỡ; Khối lượng hàng xếp dỡ từ 22 giờ đến 6 giờ sáng được tăng 20% (bằng 1,2 lần) mức cước xếp dỡ.
B. BIỂU CƯỚC XẾP DỠ THÔ SƠ TRONG ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TẠI CÁC ĐẢO
Trường hợp làm việc tại các đảo xa đất liền, cước xếp dỡ được tính bằng mức cước xếp dỡ trong điều kiện làm việc tại đất liền (mục A) nhân với (x) hệ số sau:
STT | Khoảng cách từ đất liền ra đảo | Hệ số điều kiện làm việc tại đảo (lần) |
1 | Đảo cách đất liền dưới 40Km | 1,63 |
2 | Đảo cách đất liền dưới 135Km | 2,18 |
3 | Đảo cách đất liền dưới 250Km | 2,46 |
4 | Đảo cách đất liền dưới 500Km | 2,88 |
5 | Đảo cách đất liền từ 500Km trở lên | 3,24 |
Khoảng cách từ đất liền ra đảo: Được xác định theo Bảng Khoảng cách một số điểm tính bằng hải lý (kèm theo Quyết định này). Trường hợp tại Bảng Khoảng cách một số điểm tính bằng hải lý không quy định thì xác định bằng cự ly gần nhất từ đất liền đến đảo trong phạm vi địa giới hành chính tỉnh, thành phố.
C. MỘT SỐ VÍ DỤ TÍNH CƯỚC
Ví dụ 1:
Xếp dỡ 15m3 cát (để rời, không đóng trong bao) cự ly 50 m từ bãi tập kết (tại đất liền) lên xe ôtô, cước xếp dỡ tính như sau:
5.148đ/m3 x 1,5 (cự ly 50m) x 15m3 = 115.830 đồng.
Ví dụ 2:
Xếp dỡ 15m3 cát (để rời, không đóng trong bao) cự ly 50m từ bãi tập kết (trên bờ đảo) lên xe ôtô (đảo cách đất liền 100km), cước xếp dỡ tính như sau:
115.830đ (tính như Ví dụ 1) x 2,18 (đảo) = 252.509 đồng.
Ví dụ 3:
Xếp dỡ 15m3 đá dăm (đóng trong bao loại 25-30 kg/bao) cự ly 300m từ bãi tập kết (trên đất liền) xuống phương tiện thủy, cước xếp dỡ tính như sau:
- Cự ly 200m đầu: 3.894đ/T x 2,9 (cự ly 200m) = 11.292,6 đ/tấn
- Cự ly 201m đến 300m (gánh, vác, bê …): 5.000 đ/tấn
- Tổng số tiền cước là:
(11.292,6 + 5.000) x 1,1 (qua PTthủy) x 15m3 x 1,6T/m3 = 430.124 đồng.
Ví dụ 4:
Xếp dỡ 15m3 đá dăm (đóng bao 25-30Kg/bao) cự ly 300m từ phương tiện thủy đến vị trí tập kết trên bờ đảo (đảo cách đất liền 100Km), cước xếp dỡ tính như sau:
430.124 đ (tính như Ví dụ 3) x 2,18 (đảo) = 937.670 đồng
PHỤ LỤC 2
BIỂU CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 88/2000/QĐ-BVGCP ngày 13/11/2000 của Ban Vật giá Chính phủ)
I. BIỂU CƯỚC VẬN TẢI BIỂN:
1. Biểu cước vận tải biển áp dụng cho hàng bậc 1:
1.1. Bằng tàu vận tải:
STT | Cự ly vận chuyển | Đơn vị tính | Khung cước vận tải | |
Mức tối thiểu | Mức tối đa | |||
1 | Dưới 30 Km: | Đ/Tấn | 20.000 | 33.000 |
2 | Từ Km thứ 31 đến 100 Km, ngoài 30 km đầu, mỗi km tiếp theo: | Đ/T.Km | 570 | 950 |
3 | Từ Km thứ 101 đến 200 Km, ngoài 100 km đầu, mỗi km tiếp theo: | Đ/T.Km | 360 | 600 |
4 | Từ Km thứ 201 trở lên, ngoài 200 km đầu, mỗi km tiếp theo: | Đ/T.Km | 195 | 320 |
1.2. Bằng sà lan – tầu kéo:
STT | Cự ly vận chuyển | Đơn vị tính | Khung cước vận tải | |
Mức tối thiểu | Mức tối đa | |||
1 | Dưới 30 Km: | Đ/Tấn | 16.500 | 26.500 |
2 | Từ Km thứ 31 đến 100 Km, ngoài 30 km đầu, mỗi km tiếp theo: | Đ/T.Km | 455 | 760 |
3 | Từ Km thứ 101 đến 200 Km, ngoài 100 km đầu, mỗi km tiếp theo: | Đ/T.Km | 290 | 480 |
4 | Từ Km thứ 201 trở lên, ngoài 200 km đầu, mỗi km tiếp theo: | Đ/T.Km | 155 | 255 |
2. Cước vận tải biển áp dụng cho hàng bậc 2: tăng 10% (bằng 1,1 lần) so với đơn giá cước hàng bậc 1.
3. Cước vận tải biển áp dụng cho hàng bậc 3: tăng 15% (bằng 1,15 lần) so với đơn giá cước hàng bậc 1.
II. HƯỚNG DẪN TÍNH CƯỚC VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1. Phạm vi áp dụng:
Biểu cước vận tải biển tại Phụ lục 2 được sử dụng để lập tổng dự toán các công trình xây dựng trên đảo thuộc nguồn vốn Chương trình Biển đông – Hải đảo.
Khung cước (gồm mức tối đa và tối thiểu) quy định tại Phụ lục 2 đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. Các đơn vị căn cứ vào điều kiện thi công thực tế và giá thị trường địa phương tại thời điểm thi công để vận dụng thích hợp nhưng không vượt quá khung cước quy định.
2. Quy định cụ thể:
2.1. Trọng lượng tính cước:
a. Trọng lượng tính cước là trọng lượng hàng hóa thực chở (kể cả bao bì). Trọng lượng vật liệu dùng để kê, chèn, lót, chằng buộc hàng hóa không tính vào trọng lượng tính cước. Đối với hàng hóa trong container, trọng lượng tính cước được xác định theo dung tích đăng ký của container, cứ 2,5m3 tính là 1 tấn.
b. Đơn vị trọng lượng tính cước là tấn, số lẻ dưới 0,5 Tấn không tính, số lẻ từ 0,5 Tấn trở lên tính là 1 Tấn.
c. Trọng lượng tính cước một số trường hợp riêng:
- Một Tấn thực chở được tính bằng 2 Tấn: mây tre, song, nứa, vầu, trúc, bương.
- Một Tấn thực chở được tính bằng 3 Tấn: ôtô, xe công trình (xe lu, xe trải nhựa …), sà lan, phao nổi.
- Một mét khối (m3) được tính 1 Tấn: Máy móc thiết bị cồng kềnh, gỗ cây, gỗ xẻ, gỗ súc.
2.2. Khoảng cách tính cước:
Là khoảng cách thực tế vận chuyển có hàng. Đơn vị khoảng cách là kilômét (Km); Số lẻ dưới 0,5 Km không tính, từ 0,5 km trở lên tính là 1 Km. Khoảng cách tối thiểu để tính cước là 30 Km. Chưa đủ 30Km vẫn tính cước cự ly 30 Km.
3. Cước vận chuyển hàng quá dài, quá nặng:
- Hàng quá dài là kiện hàng có chiều dài trên 9 mét.
- Hàng quá nặng là kiện hàng có trọng lượng trên 15 Tấn.
3.1. Cước vận chuyển hàng quá dài:
- Hàng hóa có chiều dài từ 9m đến dưới 20m: Tăng 5% mức cước;
- Hàng hóa có chiều dài từ 20m trở lên: tăng 10% mức cước.
3.2. Cước vận chuyển hàng quá nặng:
- Hàng hóa nặng trên 15 Tấn đến dưới 30 Tấn: tăng 10% mức cước.
- Hàng hóa từ 30 Tấn trở lên: tăng 20% mức cước.
3.3. Đối với hàng hóa vừa quá dài, vừa quá nặng, vừa được quy đổi trọng lượng tính cước; chủ phương tiện chỉ được thu một mức cước quá dài hoặc quá nặng hoặc quy đổi trọng lượng do chủ phương tiện chọn, không được tính cả ba mức rồi cộng lại.
4. Vận chuyển các loại vật tư, hàng hóa đặc biệt phải sử dụng sà lan chìm nổi, đầu kéo, cần cẩu nổi không áp dụng cước vận tải tại Quyết định này mà áp dụng đơn giá riêng.
5. Bảng phân cấp bậc hàng tính cước:
Hàng bậc 1: Các loại vật tư đóng bao hoặc để rời như: Cát, sỏi, đá 1x2, đá 0,5x1, đá bụi, gạch xây các loại;
Hàng bậc 2: Đá các loại (trừ đá quy định tại nhóm 1); Gỗ ván sàn, gỗ ép, gỗ dán, gỗ thành khí, gỗ súc, gỗ cây các loại: Xăng, dầu, mỡ các loại; Gạch men, gạch ốp trang trí các loại; Đá ốp lát; Khung gỗ lắp kính các loại; Kính các loại; Kim loại dạng thanh, cuộn, tấm, ống, dây, Container; Cấu kiện bêton.
Hàng bậc 3: Xi măng đóng bao; Vôi các loại; Các loại máy móc, phụ tùng; Khung nhà, khung kho các loại; Các loại công cụ lao động; Các loại tre, luồng, vầu, bương, song, mây, nứa; Các loại phương tiện vận tải;
6. Phương pháp áp dụng Biểu cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển:
Đơn giá trong Biểu cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được quy định cho 3 nhóm hàng, 4 cự ly vận chuyển với hai mức tối đa và tối thiểu.
6.1. Về đơn giá cước: Biểu cước vận tải biển quy định khung giá gồm hai đơn giá tối đa và tối thiểu. Mức cước vận tải biển cụ thể xác định cho từng công trình nằm trong giới hạn khung giá và việc tính toán mức cước cụ thể được xác định trên cơ sở phân tích tất cả các yếu tố có liên quan của từng công trình như: loại tàu (tàu quân đội hoặc tàu vận tải thông thường có liên quan đến công suất máy tàu), trọng tải tàu và điều kiện thực tế tại các đảo (điều kiện sóng gió, có cầu bến hoặc chưa có cầu bến, đảo chìm, đảo nổi … có liên quan đến năng suất vận chuyển và thời gian quay vòng phương tiện) …
Đơn giá cước vận tải đã bao gồm chi phí lượt tàu chạy không hàng từ đảo về đất liền.
6.2. Về phương pháp tính cước: Áp dụng phương pháp cộng dồn từng chặng để tính cước.
- Vận chuyển hàng hóa ở cự ly dưới 30 km: Lấy đơn giá quy định ở cự ly dưới 30 Km (dòng 1 – đ/tấn) để tính cước. Khoảng cách vận chuyển chưa đủ 30 Km vẫn tính cước cự ly 30 Km.
- Vận chuyển hàng hóa ở cự ly từ Km thứ 31 trở lên: 30 Km đầu lấy đơn giá quy định tại dòng 1 (đ/tấn) để tính; Từ Km thứ 31 đến km thứ 100 lấy đơn giá quy định tại dòng 2 (đ/T.Km) để tính; Từ Km thứ 101 đến km thứ 200 lấy đơn giá quy định tại dòng 3 (đ/T.Km) để tính; Từ Km thứ 201 trở lên lấy đơn giá quy định tại dòng 4 (đ/T.Km) để tính; Cộng kết quả tính cước của các chặng trên ta được cước toàn chặng.
Ví dụ 1: Vận chuyển 500 tấn cát (hàng bậc 1) bằng tàu vận tải từ bến A đến đảo B, khoảng cách vận chuyển là 170 Km, khung giá cước xác định như sau:
Giá cước tối thiểu:
- Cước vận chuyển 30 Km đầu: 20.000 đ/tấn x 500 T = 10.000.000 đồng
- Cước vận chuyển các khoảng cách còn lại:
+ Từ km thứ 31 đến 100 Km:
570đ/TKm x (100-30) Km x 500 T = 19.950.000 đồng
+ Từ km thứ 101 đến 170 Km:
360đ/TKm x (170 – 100) Km x 500 T = 12.600.000 đồng
- Cước tối đa toàn chặng:
10.000.000 đ + 19.950.000 đ + 12.600.000 = 42.550.000 đồng.
Giá cước tối đa:
- Cước vận chuyển 30 Km đầu: 33.000 đ/tấn x 500 T = 16.500.000 đồng
- Cước vận chuyển các khoảng cách còn lại:
+ Từ km thứ 31 đến 100 Km:
950đ/TKm x (100 – 30) Km x 500 T = 33.250.000 đồng
+ Từ km thứ 101 đến 170 Km:
600đ/TKm x (170 – 100) Km x 500 T = 21.000.000 đồng
- Cước tối đa toàn chặng:
16.500.000đ + 33.250.000đ + 21.000.000 = 70.750.000 đồng.
Căn cứ vào điều kiện thực tế, các đơn vị xác định mức cước cụ thể nằm trong khung giá nói trên.
Ví dụ 2: Vận chuyển 500 tấn đá hộc (hàng bậc 2) bằng tàu vận tải từ bến A đến đảo B, khoảng cách vận chuyển là 170 Km, khung giá cước xác định như sau:
Tính cước như Ví dụ 1 đối với hàng bậc 1, sau đó nhân với hệ số điều chỉnh cước áp dụng cho hàng bậc 2 là 1,1 lần (tăng 10%), cụ thể như sau:
Mức cước tối thiểu:
42.550.000 đồng (hàng bậc 1) x 1,1 = 46.805.000 đồng (hàng Bậc 2).
Mức cước tối đa:
70.750.000 đồng (hàng bậc 1) x 1,1 = 77.825.000 đồng (hàng Bậc 2).
Căn cứ vào điều kiện thực tế, các đơn vị xác định mức cước cụ thể nằm trong khung giá nói trên.
PHỤ LỤC 3
BIỂU CƯỚC XẾP DỠ, CHUYỂN TẢI VẬT TƯ TỪ TÀU BIỂN ĐẾN VỊ TRÍ TẬP KẾT TRÊN BỜ ĐẢO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 88/2000/QĐ-BVGCP ngày 13/11/2000 của Ban Vật giá Chính phủ)
A. TRƯỜNG HỢP VẬT TƯ PHẢI CHUYỂN TẢI
Trường hợp vật tư phải chuyển tải, cước xếp dỡ, chuyển tải, vận chuyển vật tư từ tàu biển đến vị trí tập kết trên bờ đảo bao gồm giá cước các công đoạn sau:
1. Cước xếp dỡ vật tư từ tàu biển xuống ghe, xuồng;
2. Cước chuyển tải vào bờ:
3. Cước xếp dỡ vật tư từ ghe, xuồng lên vị trí tập kết trên bờ đảo;
Đơn giá của từng cung đoạn được xác định như sau:
1. Cước xếp dỡ vật tư từ tàu biển xuống ghe, xuồng:
STT | Khoảng cách từ đất liền ra đảo | Cước xếp dỡ (đ/Tấn) |
A | B | 1 |
1 | Đảo cách đất liền dưới 40 Km | 11.600 |
2 | Đảo cách đất liền dưới 135 Km | 15.500 |
3 | Đảo cách đất liền dưới 250 Km | 17.500 |
4 | Đảo cách đất liền dưới 500 Km | 20.490 |
5 | Đảo cách đất liền từ 500 Km trở lên | 23.050 |
2. Cước chuyển tải vật tư:
2.1. Cự ly chuyển tải dưới 500m:
STT | Khoảng cách từ đất liền ra đảo | Cước chuyển tải (đ/Tấn) |
A | B | 1 |
1 | Đảo cách đất liền dưới 40 Km | 15.570 |
2 | Đảo cách đất liền dưới 135 Km | 17.050 |
3 | Đảo cách đất liền dưới 250 Km | 18.800 |
4 | Đảo cách đất liền dưới 500 Km | 19.930 |
5 | Đảo cách đất liền từ 500 Km trở lên | 20.530 |
2.2. Cự ly chuyển tải từ 501 m trở lên:
- Cự ly 500 m đầu: áp dụng đơn giá tại điểm 2.1.
- Từ 501 m trở lên áp dụng đơn giá sau:
STT | Khoảng cách từ đất liền ra đảo | Cước chuyển tải (đ/Tấn) | |
Từ 501 đến 1000m, mỗi 100m cộng thêm | Từ 1001 m trở lên, mỗi 100m cộng thêm: | ||
A | B | 1 | 2 |
1 | Đảo cách đất liền dưới 40 Km | 2.850 | 2.000 |
2 | Đảo cách đất liền dưới 135 Km | 2.990 | 2.100 |
3 | Đảo cách đất liền dưới 250 Km | 3.060 | 2.140 |
4 | Đảo cách đất liền dưới 500 Km | 3.160 | 2.210 |
5 | Đảo cách đất liền từ 500 Km trở lên | 3.260 | 2.280 |
2.3. Hướng dẫn tính cước chuyển tải:
a/ Vật tư chuyển tải: là vật tư được dỡ từ tàu biển đỗ tại vùng nước biển gần đảo và xếp xuống phương tiện thủy khác (ghe, xuồng có hoặc không có động cơ) để vận chuyển vào bờ. Cước chuyển tải quy định tại điểm I/2 không bao gồm cước bốc xếp hai đầu.
b. Khoảng cách tính cước: Là khoảng cách thực tế chuyển tải.
Khoảng cách tối thiểu để tính cước là 500m; Chưa đủ 500m vẫn tính cước cự ly 500m.
Đối với cự ly chuyển tải từ 501 m trở lên: Đơn vị khoảng cách tính cước là 100m; Số lẻ dưới 50m không tính, từ 50m trở lên tính là 100m.
c. Về phương pháp tính cước: Áp dụng phương pháp cộng dồn từng chặng để tính cước.
- Chuyển tải ở cự ly dưới 500m: Lấy đơn giá quy định ở cự ly 500m (điểm 1) để tính cước. Khoảng cách chuyển tải chưa đủ 500m vẫn tính cước ở cự ly 500m.
- Chuyển tải ở cự ly từ 501 m trở lên: 500m đầu lấy đơn giá quy định tại điểm 1 để tính; Từ mét thứ 501 đến mét thứ 1000 lấy đơn giá quy định tại điểm 2 “Cự ly vận chuyển từ 501m trở lên” cột 1 để tính; Từ mét thứ 1001 trở lên lấy đơn giá quy định tại điểm 2 “Cự ly vận chuyển từ 501m trở lên” cột 2 để tính; Cộng kết quả tính cước của các chặng trên ta được cước toàn chặng.
Ví dụ 1: Chuyển tải 500 tấn đá từ tàu vận tải đậu tại vùng biển cách bờ đảo 780m, đảo cách đất liền 200Km, cước chuyển tải tính như sau:
- Cước chuyển tải ở cự ly 500m đầu:
18.800 đ/tấn x 500 T = 9.400.000 đồng
- Cước chuyển tải ở cự ly từ 501 đến 780m: khoảng cách tính cước là 3
3.060 đ/tấn x 3 x 500 T = 4.590.000 đồng
- Cước tối đa toàn chặng là:
9.400.000 đ + 4.590.000 đ = 13.990.000 đồng.
Ví dụ 2: Chuyển tải 200 tấn đá từ tàu vận tải đậu tại vùng biển cách bờ đảo 1.160 m, đảo cách đất liền 95 Km, cước chuyển tải tính như sau:
- Cước chuyển tải ở cự ly 500m đầu:
17.050 đ/tấn x 200 T = 3.410.000 đồng
- Cước chuyển tải ở cự ly từ 501 đến 1000m: khoảng cách tính cước là 5
2.990 đ/tấn x 5 x 200 T = 2.990.000 đồng
- Cước chuyển tải ở cự ly từ 1001 đến 1160m: khoảng cách tính cước là 2
2.100 đ/tấn x 2 x 200 T = 840.000 đồng
- Cước tối đa toàn chặng là:
3.410.000đ + 2.990.000đ + 840.000đ = 7.240.000 đồng.
3. Cước xếp dỡ vật tư từ ghe, xuồng đến vị trí tập kết trên bờ đảo bằng thủ công:
Áp dụng Phụ lục 1 “Biểu cước xếp dỡ thô sơ”, đơn giá tại mục A điểm II/3.4 và hệ số điều chỉnh theo điều kiện làm việc tại đảo quy định tại mục B. Cụ thể là:
Đơn giá xếp dỡ Vật tư từ ghe, xuồng … đến vị trí tập kết trên đảo. | = | Đơn giá tại điểm I/A cột 3 | x 1,1 x | Hệ số làm việc tại đảo quy định ở mục B |
Ví dụ: Xếp dỡ 1 tấn cát (đóng bao 25-30Kg) từ ghe, xuồng đậu sát mép đảo đến vị trí tập kết trên bờ đảo cự ly 150 m (đảo cách đất liền 220Km), cước xếp dỡ tính như sau:
3894đ/T x 2,3 (cự ly 150m) x 1,1 (qua PT thủy) x 2,46 (đảo) = 24.235đ/T
4. Trường hợp xếp dỡ, chuyển tải phải sử dụng các phương tiện như sà lan, cần cẩu nổi … thì áp dụng đơn giá riêng.
5. Khoảng cách từ đất liền ra đảo: Được xác định theo bảng Khoảng cách một số điểm tính bằng hải lý (kèm theo Quyết định này). Trường hợp trong Bảng Khoảng cách một số điểm tính bằng hải lý không quy định thì xác định bằng cự ly gần nhất từ đất liền đến đảo trong phạm vi địa giới hành chính tỉnh, thành phố.
B. TRƯỜNG HỢP TẠI ĐẢO ĐÃ CÓ CẦU CẢNG
Trường hợp tại đảo có cầu cảng, vật tư không phải chuyển tải mà được xếp dỡ và vận chuyển từ tàu biển qua cầu cảng đến vị trí tập kết trên bờ đảo. Cước xếp dỡ, vận chuyển xác định như sau:
1. Trường hợp sử dụng lao động thủ công (bốc, vác, gánh, xe cải tiến …): Áp dụng Phụ lục 1 “Biểu cước xếp dỡ thô sơ”; đơn giá quy định tại mục A điểm I, điểm II/3.4 và hệ số điều chỉnh theo điều kiện làm việc tại đảo quy định tại mục B.
2/ Trường hợp sử dụng phương tiện cơ giới:
Áp dụng Biểu cước xếp dỡ cảng biển tại đảo do Giám đốc cảng (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quy định.
Trường hợp tại cảng không có Biểu cước xếp dỡ cảng biển thì áp dụng Biểu cước xếp dỡ tại Cảng xếp hàng (tác nghiệp Hầm tàu – Kho bãi hoặc ngược lại) và hệ số điều chỉnh theo điều kiện làm việc tại đảo như sau:
STT | Khoảng cách từ đất liền ra đảo | Hệ số điều kiện làm việc tại đảo (lần) | |
Xếp dỡ bằng cần cẩu tàu | Xếp dỡ bằng cần cẩu bờ | ||
A | B | 1 | 2 |
1 | Đảo cách đất liền dưới 40 Km | 1,32 | 1,38 |
2 | Đảo cách đất liền dưới 135 Km | 1,56 | 1,64 |
3 | Đảo cách đất liền dưới 250 Km | 1,68 | 1,89 |
4 | Đảo cách đất liền dưới 500 Km | 1,87 | 2,05 |
5 | Đảo cách đất liền từ 500 Km trở lên | 2,02 | 2,23 |
- Mức cước xác định theo quy định tại điểm 1 và điểm 2 trên đây đã bao gồm chi phí xếp dỡ, vận chuyển vật tư từ tàu biển đến vị trí tập kết trên bờ đảo.
- Khoảng cách từ đất liền ra đảo: Được xác định theo Bảng Khoảng cách một số điểm tính bằng hải lý. Trường hợp trong Bảng Khoảng cách một số điểm tính bằng hải lý không quy định thì xác định bằng cự ly gần nhất từ đất liền đến đảo trong phạm vi địa giới hành chính tỉnh, thành phố.
C. PHẠM VI ÁP DỤNG
Biểu cước xếp dỡ, chuyển tải, vận chuyển vật tư từ tàu biển đến vị trí tập kết trên bờ đảo quy định tại Phụ lục 3 được sử dụng để lập tổng dự toán các công trình trên đảo thuộc nguồn vốn Chương trình Biển đông – Hải đảo.
Mức cước quy định tại Phụ lục 3 là mức cước tối đa và đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. Các đơn vị căn cứ vào điều kiện thi công thực tế và giá thị trường địa phương tại thời điểm thi công để vận dụng thích hợp.
BẢNG HƯỚNG DẪN
TÍNH CƯỚC XẾP DỠ, VẬN CHUYỂN, CHUYỂN TẢI HÀNG HÓA TỪ CHÂN HÀNG TRÊN ĐẤT LIỀN ĐẾN VỊ TRÍ TẬP KẾT TRÊN BỜ ĐẢO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 88/2000/QĐ-BVGCP ngày 13/11/2000 của Ban Vật giá Chính phủ)
A. QUY ĐỊNH CHUNG
I. KẾT CẤU ĐƠN GIÁ:
Cước xếp dỡ, vận tải, chuyển tải quy định trong tại Quyết định này là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp, bao gồm toàn bộ chi phí về nhân công, nhiên liệu, phương tiện thiết bị để hoàn thành một tác nghiệp xếp dỡ, vận tải, chuyển tải.
Về kết cấu: Quyết định bao gồm 3 bản Phụ lục tính cước xếp dỡ, vận chuyển, chuyển tải và Bảng hướng dẫn tính cước xếp dỡ, vận chuyển, chuyển tải hàng hóa từ chân hàng trên đất liền đến vị trí tập kết trên bờ đảo.
- Phụ lục 1: “Biểu cước xếp dỡ thô sơ”.
- Phụ lục 2: “Biểu cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển”.
- Phụ lục 3: “Biểu cước chuyển tải, xếp dỡ hàng hóa từ tàu biển đến vị trí tập kết trên bờ đảo”.
- Bảng hướng dẫn tính cước xếp dỡ, vận chuyển, chuyển tải hàng hóa từ chân hàng trên đất liền đến vị trí tập kết trên bờ đảo.
II. PHẠM VI ÁP DỤNG
Cước xếp dỡ, vận chuyển, chuyển tải vật tư từ chân hàng trong đất liền đến vị trí tập kết trên bờ đảo tại Quyết định này được sử dụng để lập tổng dự toán các công trình xây dựng trên đảo thuộc nguồn vốn Chương trình Biển đông – Hải đảo.
Mức cước quy định tại Quyết định là mức tối đa (trừ cước vận tải biển quy định khung giá gồm mức tối đa và tối thiểu). Các đơn vị căn cứ vào điều kiện thi công thức tế và giá thị trường tại địa phương trong từng thời điểm để vận dụng thích hợp.
B. HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG
I. TRƯỜNG HỢP TẠI ĐẢO CHƯA CÓ CẦU CẢNG, HÀNG HÓA PHẢI CHUYỂN TẢI
Trường hợp tại đảo chưa có cầu cảng thì tàu biển phải đậu cách đảo một khoảng cách nhất định. Vật tư được xếp xuống ghe, xuồng nhỏ (có động cơ hoặc không có động cơ), chuyển tải và xếp dỡ lên vị trí tập kết trên bờ đảo; Sau đó xếp dỡ và vận chuyển tiếp bằng thủ công (hoặc cơ giới) từ bờ đảo đến vị trí thi công các công trình trên đảo.
Quy trình xếp dỡ, vận chuyển và chuyển tải vật tư từ chân hàng trên đất liền đến vị trí tập kết trên bờ đảo bao gồm các cung đoạn sau:
- Xếp dỡ vật tư từ bãi tập kết xuống tàu.
- Vận chuyển bằng đường biển;
- Xếp dỡ từ tàu biển xuống ghe, xuồng; chuyển tải vào bờ và xếp gọn lên vị trí tập kết trên bờ đảo.
Đơn giá của từng cung đoạn được xác định như sau:
1. Cước xếp dỡ vật tư từ bãi tập kết xuống tàu biển:
1.1. Trường hợp xếp dỡ bằng thủ công: Áp dụng Phụ lục 1 “Biểu cước xếp dỡ thô sơ”, đơn giá quy định tại mục A;
1.2. Trường hợp xếp dỡ bằng cơ giới: Trường hợp xếp dỡ tại các bến, cảng sông hoặc xếp dỡ tại các cảng biển thì áp dụng Biểu cước xếp dỡ hàng hóa tại bến cảng sông hoặc Biểu cước xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển do Giám đốc cảng hoặc cơ quan có thẩm quyền công bố.
2. Cước vận chuyển bằng đường biển: Áp dụng đơn giá tại Phụ lục số 2 “Biểu cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển”.
3. Cước xếp dỡ vật tư từ tàu biển xuống ghe, xuồng nhỏ (có hoặc không có động cơ) chuyển tải vào bờ và xếp lên vị trí tập kết trên bờ đảo:
3.1. Các xếp dỡ vật tư từ tàu xuống ghe, xuồng: Áp dụng Phụ lục 3 “Biểu cước xếp dỡ, chuyển tải vật tư từ tàu biển đến vị trí tập kết trên bờ đảo”, đơn giá quy định tại điểm 1 “Cước xếp dỡ vật tư tàu biển xuống ghe, xuồng”.
3.2. Cước chuyển tải vật tư bằng ghe, xuồng từ tàu biển vào sát mép bờ đảo: Áp dụng Phụ lục 3 “Biểu cước xếp dỡ, chuyển tải vật tư từ tàu biển đến vị trí tập kết trên bờ đảo”, đơn giá quy định tại điểm 2 “Cước chuyển tải vật tư”.
3.3. Cước xếp dỡ vật tư từ ghe, xuồng đến vị trí tập kết trên bờ đảo: Áp dụng Phụ lục 3 “Biểu cước xếp dỡ, chuyển tải vật tư từ tàu biển đến vị trí tập kết trên bờ đảo”, đơn giá quy định tại điểm 3 “Cước xếp dỡ vật tư từ ghe, xuồng đến vị trí tập kết trên bờ đảo”.
4. Trường hợp tại đảo chưa có cầu cảng: Cước xếp dỡ, vận chuyển, chuyển tải vật tư từ chân hàng trên đất liền đến vị trí tập kết trên bờ đảo bằng tổng đơn giá của 3 cung đoạn quy định tại điểm 1, điểm 2 và điểm 3 trên đây.
5. Trường hợp vật tư mua tại nơi sản xuất, phải vận chuyển bằng đường sông, hoặc đường bộ đến vị trí tập kết trên đất liền; sau đó tiếp tục vận chuyển bằng đường biển đến vị trí tập kết trên bờ đảo: Ngoài đơn giá xác định tại điểm 4 trên đây, được cộng thêm chi phí vận chuyển bằng đường sông hoặc đường bộ. Cước vận chuyển bằng đường sông, đường bộ được xác định như sau:
a/ Trường hợp vận chuyển bằng đường sông:
Áp dụng Quyết định số 36/VGCP-CNTDDV ngày 06/7/1995 của Ban Vật giá Chính phủ về cước vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện cơ giới đường sông, đơn giá quy định tại cột 2 (đ/TKm) cho tổng số km vận chuyển đường sông đã quy đổi theo quy định. Không áp dụng đơn giá ở cột 1 cho 30 km đầu vì đã tính thời gian một lần xếp dỡ tại bờ (điểm 1). Trường hợp Địa phương có ban hành Quyết định cước vận tải đường sông tại địa phương thì thực hiện Biểu cước do địa phương công bố theo đơn giá (đ/TKm) cho tổng số Km vận chuyển đường sông đã quy đổi (Không áp dụng đơn giá ở cột 1 cho 30 km đầu vì đã tính thời gian một lần xếp dỡ tại bờ).
b. Trường hợp vận chuyển bằng ô tô:
Áp dụng Biểu cước vận chuyển hàng hóa bằng ôtô do Ban Vật giá Chính phủ quy định. Trường hợp Địa phương có quy định Biểu cước vận chuyển bằng ôtô áp dụng tại địa phương thì thực hiện theo Biểu cước do Địa phương công bố.
Trong trường hợp vận chuyển bằng ôtô, ngoài cước vận chuyển, còn phát sinh chi phí xếp dỡ hai đầu. Cước xếp dỡ hai đầu áp dụng Phụ lục 1 “Biểu cước xếp dỡ thô sơ”, đơn giá quy định tại mục A. Trường hợp trong giá vật tư đã bao gồm chi phí xếp dỡ lên phương tiện của người mua hoặc trường hợp vận chuyển bằng xe tự đổ thì không tính.
II. TRƯỜNG HỢP TẠI ĐẢO ĐÃ CÓ CẦU CẢNG
Trường hợp tại đảo đã có cầu cảng, vật tư không phải chuyển tải, thay vào đó là tác nghiệp xếp dỡ trực tiếp từ tàu biển qua cầu cảng lên phương tiện để vận chuyển thẳng đến chân công trình hoặc xếp dỡ từ tàu biển đến vị trí tập kết trên bờ đảo;
Trường hợp tại đảo đã có cầu cảng, quy trình xếp dỡ, vận chuyển vật tư từ chân hàng trên đất liền đến vị trí tập kết trên bờ đảo bao gồm các cung đoạn sau:
- Xếp dỡ từ bãi tập kết xuống tàu;
- Vận chuyển bằng đường biển;
- Xếp dỡ từ tàu biển qua cầu cảng đến vị trí tập kết trên bờ đảo hoặc xếp dỡ từ tàu biển lên phương tiện và vận chuyển thẳng đến chân công trình.
Đơn giá của từng cung đoạn được xác định như sau:
1. Cước xếp dỡ vật tư từ bãi tập kết trên đất liền xuống tàu biển:
1.1. Trường hợp xếp dỡ bằng thủ công: Áp dụng Phụ lục 1 “Biểu cước xếp dỡ thô sơ”, đơn giá quy định tại mục A;
1.2. Trường hợp xếp dỡ bằng cơ giới: Trường hợp xếp dỡ tại các bến, cảng sông hoặc xếp dỡ tại các cảng biển thì áp dụng Biểu cước xếp dỡ hàng hóa tại cảng sông hoặc Biểu cước xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển do Giám đốc cảng hoặc cơ quan có thẩm quyền công bố.
2. Cước vận chuyển bằng đường biển:
Áp dụng đơn giá tại Phụ lục 2 “Biểu cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển”.
3. Xếp dỡ vật tư từ tàu biển đến vị trí tập kết trên bờ đảo:
a/ Trường hợp xếp dỡ bằng thủ công: Áp dụng Phụ lục 1 “Biểu cước xếp dỡ thô sơ”, đơn giá quy định tại mục A điểm I, điểm II/2.6 và hệ số điều chỉnh theo điều kiện làm việc tại đảo quy định tại mục B.
b/ Trường hợp xếp dỡ cơ giới: Áp dụng Biểu cước xếp dỡ cảng biển tại đảo do Giám đốc cảng (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quy định.
Trường hợp tại cảng trên đảo không có Biểu cước xếp dỡ cảng biển thì áp dụng Biểu cước xếp dỡ tại Cảng xếp hàng (tác nghiệp Hầm tàu – Kho bãi hoặc ngược lại) và hệ số điều chỉnh quy định tại điểm 2 mục B Phụ lục 3.
4. Trường hợp vật tư được xếp từ tàu biển lên phương tiện ôtô và vận chuyển thẳng đến chân công trình trên đảo: Cước xếp dỡ, vận chuyển bằng ôtô thẳng đến chân công trình xác định như sau:
a/ Cước vận chuyển: Áp dụng Biểu cước vận chuyển hàng hóa bằng ôtô do Ban Vật giá Chính phủ quy định. Trường hợp Địa phương có quy định biểu cước vận chuyển hàng hóa bằng ôtô thì thực hiện theo Biểu cước do Địa phương ban hành.
b/ Cước xếp dỡ hai đầu phương tiện: Áp dụng Phụ lục 1 “Biểu cước xếp dỡ thô sơ”, đơn giá quy định tại mục A và hệ số điều chỉnh theo điều kiện làm việc tại đảo quy định tại mục B. Trường hợp vận chuyển bằng xe tự đổ, chỉ tính một lần cước xếp hàng lên phương tiện.
5. Trường hợp tại đảo đã có cầu cảng: Cước xếp dỡ, vận chuyển vật tư từ vị trí tập kết trong đất liền đến vị trí tập kết trên bờ đảo bằng tổng đơn giá của 3 cung đoạn quy định tại điểm 1, điểm 2 và điểm 3 trên đây.
Trường hợp hàng hóa được dỡ từ tàu biển lên phương tiện ôtô và vận chuyển thẳng đến chân công trình: Cước xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa từ vị trí tập kết trong đất liền đến chân công trình trên đảo bằng tổng đơn giá của 3 cung đoạn quy định tại điểm 1, điểm 2 và điểm 4 trên đây.
6. Trường hợp hàng hóa mua tại nơi sản xuất, phải vận chuyển bằng đường sông, hoặc đường bộ đến vị trí tập kết; sau đó tiếp tục vận chuyển bằng đường biển đến chân công trình: Ngoài đơn giá xác định tại điểm 5 trên đây, được cộng thêm chi phí vận chuyển bằng đường sông hoặc đường bộ. Cước vận chuyển bằng đường sông, đường bộ (ôtô) được xác định như sau:
a/ Vận chuyển bằng đường sông:
Áp dụng Quyết định số 36/VGCP-CNTDDV ngày 06/7/1995 của Ban Vật giá Chính phủ về cước vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện cơ giới đường sông, đơn giá quy định tại cột 2 (đ/TKm) cho tổng số km vận chuyển đường sông đã quy đổi theo quy định. Không áp dụng đơn giá ở cột 1 cho 30km đầu vì đã tính thời gian một lần xếp dỡ tại bờ. Trường hợp Địa phương ban hành Quyết định cước vận tải đường sông tại địa phương thì thực hiện Biểu cước do địa phương công bố theo đơn giá (đ/Tkm) cho tổng số Km vận chuyển đường sông đã quy đổi (Không áp dụng đơn giá ở cột 1 cho 30 km đầu vì đã tính thời gian một lần xếp dỡ tại bờ).
b/ Trường hợp vận chuyển bằng ôtô: áp dụng Biểu cước vận chuyển hàng hóa bằng ôtô do Ban Vật giá Chính phủ quy định. Trường hợp Địa phương có quy định Biểu cước vận chuyển bằng ôtô áp dụng tại địa phương thì thực hiện theo Biểu cước do Địa phương công bố.
Trong trường hợp vận chuyển bằng ôtô, ngoài cước vận chuyển, còn phát sinh chi phí xếp dỡ hai đầu. Cước xếp dỡ hai đầu áp dụng Phụ lục 1 “Biểu cước xếp dỡ thô sơ”, đơn giá quy định tại mục A. Trường hợp trong giá vật tư đã bao gồm chi phí xếp dỡ lên phương tiện của người mua hoặc trường hợp vận chuyển bằng xe tự đổ thì không tính.
C. MỘT SỐ VĂN BẢN QUY ĐỊNH TÍNH CƯỚC VẬN CHUYỂN
Nội dung phần này bao gồm một số văn bản quy định cước vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường sông và một số quy định hiện hành về cự ly và cấp bậc đường bộ, đường sông, khoảng cách đường biển một số điểm tính bằng hải lý. Cụ thể là:
1. Quyết định số 953/2000/QĐ-BGTVT ngày 20/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành cước vận chuyển, xếp dỡ hàng siêu trường, siêu trọng.
2. Quyết định số 89/2000/QĐ-BVGCP ngày 13/11/2000 của Ban Vật giá Chính phủ về cước vận chuyển hàng hóa bằng ôtô.
3. Quyết định số 36/VGCP-CNTDDV ngày 06/7/1995 của Ban Vật giá Chính phủ về cước vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện cơ giới đường sông.
4. Bảng quy định cự ly và cấp bậc đường sông Việt Nam
5. Bảng cự ly một số tuyến đường biển tính bằng hải lý.
Các quy định này sẽ được sử dụng để tính cước vận chuyển theo từng cự ly, cấp bậc đường.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc phát hiện những điểm bất hợp lý, không phù hợp với thực tế, đề nghị các đơn vị báo cáo Ban Vật giá Chính phủ để chỉnh lý, bổ sung hoàn thiện bộ đơn giá nhằm đạt được mục đích đề ra là đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất, đồng thời tránh thất thoát lãng phí và tiết kiệm ngân sách nhà nước.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.