UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 87/2004/QĐ-UBT | Trà Vinh, ngày 27 tháng 12 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THỰC HIỆN MỐT SỐ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23 tháng 6 năm 2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại; Thông tư số 74/2003/TT-BNN ngày 04 tháng 7 năm 2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Mục III của Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 hướng dẫn tiêu chí để xác kinh tế trang trại;
Căn cứ Nghị quyết số 23/2004/NQHĐNDT ngày 16 12 năm 2004 của Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh khóa VII – kỳ họp thứ 3 phê chuẩn việc thực hiện một số chính sách ưu đãi đầu tư đối với kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh kể từ năm 2005;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Thủy sản;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc thực hiện một số chính sách ưu đãi đâu tư đối với kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 và thay thế các Quyết định số 57/2001/QĐ-UBT ngày 08/10/2001, Quyết định số 42/2002/QĐ-UBT ngày 07/08/2002, Quyết định số 1249/QĐ-UBT ngày 08/8/2002, Quyết định số 05/2003/QĐ-UBT ngày 24/01/2003, Quyết định số 03/2004/QĐ-UBT ngày 06/01/2004, Quyết định số 25/2004/QĐ-UBT ngày 16/3/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh.
Đối với những trang trại Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã ra quyết định công nhận trước ngày 01/01/2005, còn trong thời hạn được hưởng ưu đãi, vẫn tiếp tục hưởng các chính sách ưu đãi của tỉnh đã quy định đến khi hết thời hạn ưu đãi.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, Thủ trưởng các Sở, cơ quan ngang Sở thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Quyết định này thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 87/2004/QĐ-UBT ngày 27 tháng 12 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Hộ nông dân, hộ công nhân viên Nhà nước và lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu, hộ thành thị và cá nhân chuyên sản xuất (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản) hoặc sản xuất nông nghiệp là chính, có kiêm nhiệm các hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn, đạt các tiêu chí định lượng để xác định kinh tế trang trại theo quy định của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng Cục Thống kê, thì được công nhận kinh tế trang trại và được hưởng các chính sách chung của Nhà nước (theo quy định của Trung ương) đối với kinh tế trang trại.
Điều 2. Ngoài các chính sách chung của Nhà nước (theo quy định của Trung ương) đối với kinh tế trang trại, các hộ đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 2 Quy định này khi đầu tư xây dựng trang trại trên địa bàn còn được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh.
Chương II
CÁC CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CỤ THỂ
Điều 3. Các điều kiện và chính sách ưu đãi
1. Đối với trang trại sản xuất giống thủy sản (cho đẻ tại chỗ).
a) Trang trại sản xuất giống tôm sú:
Trang trại sản xuất tôm sú giống mỗi năm đạt từ 10 triệu postlarvac trở lên được hỗ trợ 100% lãi suất đầu tư đối với khoản vay vốn tín dụng để đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu trong 02 năm (định mức đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu 37 triệu đồng/01 triệu postlarvae).
b) Trang trại sản xuất tôm càng xanh:
Trang trại sản xuất giống tôm càng xanh mỗi năm đạt từ 03 triệu postlavare trở lên được hỗ trợ 100% lãi suất sau đầu tư đối với khoản vay vốn tín dụng để đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu trong 02 năm (định mức đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu 68 triệu đồng/01 triệu postlarvae).
c) Trang trại sản xuất giống cá tra:
Trang trại sản xuất giống cá tra mỗi năm đạt từ 01 triệu con giống (cớ 8-10 cm chiều dài) trở lên được hỗ trợ 100% lãi suất sau đầu tư đối với khoản vay vốn tín dụng để đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu trong 03 năm (định mức đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu 30 triệu đồng/01 triệu con cá giống).
2. Đối với trang trại sản xuất giống cây trồng, vật nuôi thuộc ngành nông nghiệp.
a) Trang trại lai tạo bò giống theo hướng chuyên thịt và sữa:
- Quy mô: có thường xuyên từ 30 con trở lên;
- Chất lượng con giống sinh sản: 100% bò cái lai (ít nhất 50% máu lai một trong các giống bò cao sản);
- Sản lượng con giống cung cấp bình quân 01 năm đạt từ 24 bê lai trở lên;
- Có diện tích trồng cỏ từ 01 ha trở lên.
Trang trại lai tạo bò giống theo hướng chuyên thịt và sữa đạt các tiêu chí nêu trên được hỗ trợ 100% lãi suất sau đầu tư đối với khoản vay vốn tín dụng để đầu tư xây dựng chuồng trại ban đầu trong 03 năm (định mức xây dựng chuồng trại ban đầu 1,8 triệu đồng/con) và được gieo tinh miễn phí trong 03 năm.
b) Trang trại sản xuất heo giống:
- Quy mô: có thường xuyên từ 40 con nái trở lên;
- Chất lượng nái giống: heo ngoại hoặc lai nhiều máu heo ngoại;
- Sản lượng con giống cung cấp bình quân 01 năm đạt từ 640 con heo giống trở lên.
Trang trại sản xuất heo giống đạt các tiêu chí nêu trên được hỗ trợ 3,5 triệu đồng để mua heo đực giống và xây dựng hệ thống Biogas (bắt buộc); hỗ trợ 100% lãi suất sau đầu tư đối với khoản vay vốn tín dụng để đầu tư xây dựng chuồng trại ban đầu trong 03 năm (định mức xây dựng chuồng trại ban đầu 02 triệu đồng/con nái).
c) Trang trại sản xuất dê giống:
- Quy mô: có thường xuyên từ 100 con trở lên (ít nhất 60 con sinh sản);
- Chất lượng dê giống: một trong các loại giống cao sản;
- Có diện tích trồng cỏ và các loại cây làm thức ăn cho dê từ 5.000m2 trở lên;
- Sản lượng con giống cung cấp bình quân 01 năm đạt từ 240 dê con trở lên.
Trang trại sản xuất dê giống đạt các tiêu chí nêu trên được hỗ trợ 03 triệu đồng để mua 01 dê đực giống; hỗ trợ 100% lãi suất sau đầu tư đối với khoản vay vốn tín dụng để đầu tư xây dựng chuồng trại ban đầu trong 03 năm (định mức xây dựng chuồng trại ban đầu 500 ngàn đồng/con).
c) Trang trại sản xuất gia cầm giống chuyên thịt và chuyên trứng (gà, vịt):
- Quy mô: có thường xuyên từ 1.000 con trở lên;
- Chất lượng con giống: một trong các loại giống cao sản;
- Sản lượng trứng giống cung cấp bình quân 01 năm đạt từ 160.000 trứng trở lên.
Trang trại sản xuất gia cầm giống đạt các tiêu chí nêu trên được hỗ trợ 03 triệu đồng để đầu tư thiết bị tiêu độc sát trùng (máy phun thuốc hoặc thiết bị xử lý ôzôn); hỗ trợ 100% lãi suất sau đầu tư đối với khoản vay vốn tín dụng để đầu tư xây dựng chuồng trại ban đầu trong 03 năm (định mức xây dựng chuồng trại ban đầu 03 triệu đồng/100 con).
d) Trang trại sản xuất lúa giống và đậu phộng (lạc) giống:
- Quy mô: từ 02 ha trở lên;
- Chất lượng giống: sản xuất ra giống lúa cấp xác nhận; giống đậu phộng thuần, năng suất, chất lượng cao;
- Sản lượng hạt giống cung cấp bình quân 01 năm đạt từ 18 tấn trở lên.
Trang trại sản xuất lúa giống và đậu phộng giống đạt các tiêu chí nêu trên được hỗ trợ 15 triệu đồng để đầu tư nguồn giống hoặc mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất.
c) Trang trại sản xuất giống cây ăn trái (cây có múi, xoài):
- Quy mô: diện tích nhà lưới từ 500 m2 trở lên;
- Phải có cây giống đầu dòng được cơ quan chức năng xác nhận đủ tiêu chuẩn sản xuất cây giống theo quy định;
- Sản lượng cây giống sản xuất bình quân 01 năm đạt từ 22.000 cây trở lên (chỉ tính số lượng cây giống do chính trang trại sản xuất ra).
Trang trại sản xuất giống cây ăn trái đạt các tiêu chí nêu trên được hỗ trợ 05 triệu đồng để đầu tư nguồn giống đầu dòng hoặc mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất; hỗ trợ 100% lãi suất sau đầu tư đối với khoản vay vốn tín dụng để đầu tư xây dựng nhà lưới ban đầu trong 03 năm (định mức xây dựng nhà lưới ban đầu 150.000 đồng/m2 nhà lưới).
3. Ngoài các quy định nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này, chủ trang trại còn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Duy trì các tiêu chí đúng theo dự án kinh tế trang trại được công nhận trong thời hạn ít nhất là 03 năm;
b) Tuân thủ nghiêm ngặt, đầy đủ các quy trình về sản xuất và quản lý giống; vệ sinh môi trường; phòng, chống dịch bệnh theo quy định hiện hành của Nhà nước;
c) Chủ trang trại hoặc người trực tiếp quản lý, phụ trách kỹ thuật (do Chủ trang trại thuê) phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật đúng theo quy định hiện hành đối với sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi.
Điều 4. Nguồn kinh phí để thực hiện các chính sách ưu đãi của tỉnh nêu tại Điều 3. Quy định này sử dụng từ ngân sách tỉnh.
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã lập kế hoạch thực hiện chính sách ưu đãi của địa phương, gởi Sở Tài chính để tổng hợp chung hang năm; đồng thờ quản lý, sử dụng kinh phí được cấp đúng mục đích và theo quy định hiện hành.
2. Sở Tài chính tổng hợp kế hoạch kinh phí hàng năm của các địa phương, bố trí, cân đối nguồn thực hiện, trình cấp có thẩm quyền quyết định; trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp kinh phí cho các huyện, thị xã theo quy định.
Chương III
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, THẨM QUYỀN CÔNG NHẬN KINH TẾ TRANG TRẠI
Điều 5. Trình tự, thủ tục để xác định kinh tế trang trại.
1. Để được công nhận là kinh tế trang trại, chủ hộ phải có đơn xin công nhận kinh tế trang trại (theo mẫu do Phòng Nông nghiệp – Thủy sản hướng dẫn) kèm theo dự án phát triển sản xuất, kinh doanh cụ thể gởi cho Phòng Nông nghiệp – Thủy sản huyện, thị xã.
2. Thẩm định tiêu chí và trình ra quyết định công nhận kinh tế trang trại:
a) Phòng Nông nghiệp – Thủy sản huyện, thị xã tiếp nhận hồ sơ xin thành lập trang trại; chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, thị xã tổ chức thẩm định tiêu chí kinh tế trang trại theo quy định của Trung ương và Điều 1, Điều 2, Điều 3 Quy định này và dự án phát triển sản xuất kinh doanh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh huyện, thị xã công nhận kinh tế trang trại và các ưu đãi kèm theo.
Riêng đối với dự án có vay vốn tín dụng, trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã công nhận kinh tế trang trại, Phòng Nông nghiệp – Thủy sản huyện, thị xã phải gởi hồ sơ đến tổ chức cho vay thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và có ý kiến chấp thuận cho vay.
b) Thời hạn thẩm định các tiêu chí và dự án phát triển kinh tế trang trại không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 6. Thẩm quyền, thời hạn công nhận kinh tế trang trại
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã xem xét quyết định công nhận kinh tế trang trại và các ưu đãi kèm theo.
Nội dung công nhận kinh tế trang trại và các ưu đãi kèm theo phải có các nội dung cơ bản sau:
- Tên chủ trang trại; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi tạm trú; địa điểm thực hiện dự án trang trại;
- Quy mô trang trại (diện tích, số lượng vật nuôi….);
- Sản lượng sản xuất hoặc cung cấp hàng hóa bình quân 1 năm (dự kiến);
- Các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước mà dự án được hưởng theo quy định chung của Nhà nước và chính sách của tỉnh.
2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Phòng Nông nghiệp – Thủy sản huyện, thị xã trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã xem xét quyết định công nhận kinh tế trang trại và các ưu đãi kèm theo, hoặc có văn bản từ chối nếu dự án phát triển trang trại không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định.
Chương IV
HỖ TRỢ LÃI SUẤT SAU ĐẦU TƯ
Điều 7. Trên cơ sở áp dụng Quy chế hỗ trợ lãi suất sau đầu tư ban hành kèm theo Quyết định số 60/2004/QĐ-HĐQL ngày 31 tháng 8 năm 2004 của Hội đồng Quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển, giao Sở Tài chính hướng dẫn cụ thể về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư (điều kiện, nguyên tắc, mức hỗ trợ lãi suất, hồ sơ đề nghị hỗ trợ, thời hạn…), sau khi đã thỏa thuận với Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thủy sản và tổ chức tín dụng.
Chương V
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 11. Tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách ưu đãi đầu tư đối với kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh để trục lợi, sẽ bị thu hồi lại toàn bộ các khoản Nhà nước hỗ trợ và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH.
Điều 12. Quy định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2005
Điều 13. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thủy sản chủ trì hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện Quy định này.
Định kỳ 6 tháng, hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thủy sản tổng hợp tình hình kinh tế trang trại thuộc ngành mình báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 14. Các Sở, nghành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Quy định này./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.