ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 86/2004/QĐ-UBBT | Phan Thiết, ngày 02 tháng 12 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN KHU KINH TẾ ĐẢO PHÚ QUÝ ĐẾN NĂM 2010.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Quyết định số 14/2002/QĐ-TTg ngày 15/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển Khu kinh tế Đảo Phú Quý;
- Xét đề nghị của Ban Điều hành thực hiện Đề án Khu kinh tế Đảo Phú Quý tại Tờ trình số:5161/KHĐT-TH ngày 26/11/2004 về việc phê duyệt Chương trình phát triển Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn Khu kinh tế Đảo Phú Quý,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt (kèm theo Quyết định này) Chương trình phát triển Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn Khu kinh tế Đảo Phú Quý đến năm 2010.
Điều 2. Căn cứ vào định hướng, mục tiêu của Chương trình, Ban Điều hành thực hiện Đề án Khu kinh tế Đảo Phú Quý, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND huyện Phú Quý theo phạm vi trách nhiệm được giao tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện trong kế hoạch hàng năm và 5 năm, đảm bảo thực hiện tốt các định hướng cơ bản và mục tiêu Chương trình đã đề ra.
Điều 3. Giao Sở Giáo dục & Đào tạo phối hợp với các Sở, Ngành liên quan và Chủ tịch UBND huyện Phú Quý hàng năm tiến hành đánh giá kết quả việc thực hiện, kiến nghị UBND Tỉnh điều chỉnh, bổ sung những vấn đề cần thiết (nếu có).
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Trưởng Ban Điều hành thực hiện Đề án Khu kinh tế Đảo Phú Quý, Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch UBND huyện Phú Quý và Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành Tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH BÌNH THUẬN |
CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHU KINH TẾ ĐẢO PHÚ QUÝ ĐẾN NĂM 2010
(kèm theo Quyết định số: /2004/QĐ-UBBT ngày tháng 12 năm 2004 của UBND tỉnh Bình Thuận)
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐẾN NĂM 2010.
1. Yêu cầu:
- Mở rộng mạng lưới trường học trên địa bàn toàn huyện, tạo điều kiện thu nhận toàn bộ trẻ em trong độ tuổi đến trường.
- Tổ chức hướng nghiệp nghề nhằm thu hút mọi đối tượng dân cư đi học, tổ chức đào tào nghề cho người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
- Đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, phấn đấu đạt chỉ tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS đúng kế hoạch tỉnh giao.
2. Mục tiêu:
- Huy động cháu trong độ tuổi 0 - 2 tuổi vào nhà trẻ đạt 3 - 4% năm 2005 và lên 7 - 8% năm 2010; số cháu trong độ tuổi 3 - 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 55% (trong đó cháu 5 tuổi đạt 95%) năm 2005 và đạt 77 % (trong đó cháu 5 tuổi đạt 97%) năm 2010; trẻ trong độ tuổi 6 -10 tuổi vào tiểu học đạt 98% năm 2005 và đạt 100 % năm 2010; trẻ trong độ tuổi 11-14 tuổi vào THCS đạt 65 - 70% năm 2005 và đạt 75 - 85 % năm 2010; thanh niên trong độ tuổi 15 - 17 vào Trung học phổ thông đạt 30 - 35% năm 2005 và đạt 40 - 50% năm 2010.
- Duy trì, củng cố công tác Phổ cập giáo dục Tiểu học và xoá mù chữ, phấn đấu đến năm 2005 có 1 xã và đến năm 2010 có 3/3 xã được công nhận Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
- Từng bước phổ cập THCS, phấn đấu đến năm 2005 có 1 xã đạt chuẩn quốc gia Phổ cập giáo dục THCS, đến 2007 có 3/3 xã hoàn thành Phổ cập giáo dục THCS.
- Mở rộng mạng lưới trường học, tạo điều kiện thuận lợi để thu nhận hầu hết trẻ em trong độ tuổi đến trường.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, xóa phòng học tạm bợ vào năm 2005, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của nhân dân.
3. Quy hoạch mạng lưới Giáo dục - Đào tạo đến năm 2010:
3.1. Quy hoạch phát triển giáo dục:
TT | Tên trường | Tổng số | Tổng số Lớp học | Tổng số Giáo viên | Tổng số phòng học |
I | MẦM NON | 760 | 38 | 46 | 38 |
1 | Mầm non huyện | 60 | 6 | 8 | 6 |
2 | MG Tam Thanh | 300 | 12 | 14 | 12 |
3 | MG Ngũ Phụng | 200 | 10 | 12 | 10 |
4 | MG Long Hải | 200 | 10 | 12 | 10 |
II | TIỂU HỌC | 4.200 | 128 | 150 | 91 |
5 | TH Tam Thanh 1 | 900 | 26 | 30 | 15 |
6 | TH Tam Thanh 2 | 600 | 18 | 21 | 14 |
7 | TH Ngũ Phụng 1 | 500 | 16 | 19 | 14 |
8 | TH Ngũ Phụng 2 | 700 | 22 | 26 | 16 |
9 | TH Long Hải 1 | 800 | 24 | 28 | 18 |
10 | TH Long Hải 2 | 700 | 22 | 26 | 14 |
III | TRUNG HỌC | 2.600 | 60 | 117 | 46 |
11 | THCS Ngũ Phụng | 500 | 12 | 23 | 10 |
12 | THCS Long Hải | 700 | 16 | 30 | 10 |
13 | THCS Tam Thanh | 700 | 16 | 30 | 10 |
14 | THPT Ngô Quyền | 700 | 16 | 34 | 16 |
Tổng cộng: | 7.560 | 226 | 313 | 175 |
3.2. Quy hoạch mạng lưới trường học:
- Thành lập thêm 2 trường Trung học cơ sở tại xã Long Hải và xã Tam Thanh phục vụ công tác phổ cập THCS.
- Hoàn thiện các dự án đầu tư xây dựng trường học đã và đang triển khai, gồm:
+ Trường THPT Ngô Quyền (Khối hành chánh-hiệu bộ).
+ Trường THCS Long Hải (10 phòng học)
+ Trường Tiểu học Long Hải 2 (14 phòng học + Cổng tường rào)
+ Trường Tiểu học Ngũ Phụng 2 (12 phòng học)
+ Trường Tiểu học Ngũ Phụng 1 (cơ sở thôn 1: 6 phòng, thôn 3 : 8 phòng)
+ Trường Mẫu giáo Ngũ Phụng
- Tiếp tục lập đề án đầu tư xây dựng các trường còn lại, thực hiện dự án từ năm 2005, gồm:
+ Trường THCS Tam Thanh : Thành lập mới
+ Trường THCS Phú Quý (Ngũ Phụng) : Nâng cấp CSVC
+ Trường Mầm non huyện : Nâng cấp CSVC
+ Trường Tiểu học Tam Thanh 1 : Nâng cấp CSVC
+ Trường Tiểu học Tam Thanh 2 : Nâng cấp CSVC
+ Trường Tiểu học Long Hải 1 : Nâng cấp CSVC
+ Trường Mẫu giáo Tam Thanh : Nâng cấp CSVC
+ Trường Mẫu giáo Long Hải : Nâng cấp CSVC
- Xây dựng thêm phòng học mới tại các trường còn thiếu phòng và thay thế các phòng học tạm bợ không đảm bảo an toàn cho học sinh, đến năm 2010 nâng tổng số phòng học toàn huyện có 175 phòng.
- Tăng cường công tác hướng nghiệp vận động học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đăng ký dự thi vào các trường sư phạm, từng bước nâng tỷ lệ giáo viên tại chỗ để ổn định đội ngũ, phấn đấu đến năm 2005 toàn huyện có tổng số 313 giáo viên (gồm Mầm non, Tiểu học, THCS và THPT).
Như vậy, từ nay đến năm 2005 trên địa bàn huyện Phú Quý cần xây dựng thêm 2 trường THCS mới, đồng thời tiến hành lập dự án cải tạo và nâng cấp các cơ sở trường học hiện có theo mô hình chuẩn quốc gia.
3.3. Quy hoạch hướng nghiệp và đào tạo nghề:
Giai đoạn 2005 - 2010, do quy mô dân số và nhu cầu đào tạo nghề tại Phú Quý chưa lớn, nên chưa hình thành các cơ sở đào tạo nghề riêng biệt. Trước mắt:
- Sử dụng cơ sở vật chất trường lớp hiện có, đầu tư thêm một số hạng mục của Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền để tổ chức đào tạo và hướng nghiệp nghề tại chỗ. Sở Giáo dục và Đào tạo cử cán bộ kỹ thuật của các đơn vị trực thuộc để hướng nghiệp nghề tại chỗ cho Phú Quý.
- Các đối tượng khác có nhu cầu học nghề, huyện tổ chức cho học nghề tại Trường dạy nghề Tỉnh và các cơ sở đào tạo nghề khác tại thành phố Phan Thiết.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ QUÝ ĐẾN NĂM 2010.
1. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:
Hàng năm, ưu tiên phân bổ chỉ tiêu đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và THCS cho huyện Phú Quý, đảm bảo đủ đáp ứng yêu cầu phát triển; UBND huyện Phú Quý cần có chính sách động viên học sinh sau khi tốt nghiệp THCS và THPH tình nguyện đăng ký vào học các ngành nghề mà địa phương có nhu cầu.
Giáo viên cần đào tạo bổ sung giai đoạn 2005-2010:
- Giáo viên Mầm non : 50.
- Giáo viên Tiểu học : 23.
- Giáo viên THCS : 60.
- Giáo viên THPT : 15.
- Giáo viên dạy nghề : 20.
2. Đầu tư cơ sở vật chất:
2.1. Đầu tư xây dựng Phòng học:
- Số phòng học cần có đến năm 2010 là 175.
- Số phòng học đã có đang sử dụng là 98 phòng, trong đó số hư hỏng cần thay thế là 25 phòng.
Tổng số phòng học cần xây mới đến 2010 : 77 phòng
Trong đó:
- Để xoá phòng học ba ca là : 15 phòng
- Để thay thế phòng tạm bợ, xuống cấp là : 25 phòng
- Để học ngày 2 buổi (thực hiện 20%) là : 25 phòng
- Để thành lập trường mới : 12 phòng
2.2. Đầu tư xây dựng phòng chức năng:
- Trường Mẫu giáo : 600m2/trường x 1 trường = 600 m2
- Trường Tiểu học : 700m2/trường x 4 trường = 2800 m2
- Trường THCS : 1000m2/trường x 2 trường = 2000 m2
Tổng diện tích phòng chức năng cần xây mới : 5400 m2
3. Vốn đầu đầu tư và nguồn vốn đầu tư :
3.1. Tổng nhu cầu vốn đầu tư : 50.000 triệu đồng
Trong đó:
- Xây dựng 77 phòng học : 14.000 triệu đồng
- Xây dựng 5400 m2 phòng chức năng : 16.000 triệu đồng
- Kiến thiết hạ tầng 6 trường : 10.000 triệu đồng
- Trang thiết bị giáo dục và dự phòng : 10.000 triệu đồng
3.2. Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn Trung ương hỗ trợ hàng năm cho Khu Kinh tế Phú Quý.
- Vốn Chương trình mục tiêu Giáo dục - Đào tạo hàng năm.
- Vốn ngân sách XDCB tập trung của tỉnh và huyện.
- Vốn khác.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. UBND huyện Phú Quý có trách nhiệm:
- Quản lý và triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình trên địa bàn huyện .
- Xây dựng lồng ghép nội dung của Chương trình vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm phù hợp với các yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định trong Chương trình .
2. Các Sở, Ngành:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí vốn đầu tư thực hiện dự án trong kế hoạch hàng năm .
- Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh Xã hội và các Sở, Ngành có liên quan có trách nhiệm giúp huyện tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ thuộc ngành mình trong Chương trình./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.